Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 43 - 44)

22 Hương Trạch 12 78 26

I.1.2.3.Hiện trạng sử dụng đất

Đất đai là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế -xã hội phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình sử dụng đất. Theo quy hoạch của huyện Hương Khê năm 2010 ta có tình hình sử dụng đất của huyện Hương Khê như sau:

Bảng1.7: Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên của huyện Hương Khê năm 2010

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 127.809,09 100,00

1 Đất nông nghiệp 13.933,82 10,90

1 Đất trồng cây hằng năm 5495,02 39,44 2 Đất trồng cây lâu năm 8353,68 59,95 3 Đất dùng cho chăn nuôi 59,67 0,43 4 Đất mặt nước nuôi trồng thủy

sản 25,45 0,18 2 Đất lâm nghiệp 93.077,86 72,83 3 Đất chuyên dùng 4.221,15 3,30 4 Đất ở 754,33 0,59 5 Đất chưa sử dụng 15.821,93 12,38

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hương Khê)

- Đất nông nghiệp của toàn huyện chiếm tới 10,9% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ở đây chủ yếu là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho trồng cây hằng năm, cây lâu năm. Một phần nhỏ dành cho chăn nuôi và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, đất nông nghiệp đã được khai thác triệt để phục vụ cho sản xuất lương thực thực phẩm, nhiều nơi đất đã bị suy thoái, bạc màu.

- Hương Khê là một huyện miền núi bởi vậy việc phát triển lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Điều đó cũng giải thích vì sao đất lâm nghiệp của vùng chiếm đến 82,83% cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện.

- Đất chuyên dùng và đất ở ở Hương Khờ cũn chiếm tỷ trọng nhỏ bé do nền kinh tế còn khó khăn, diện tích

đồi núi lớn. Diện tích đất ở lớn tập trung nhiều ở thị trấn Hương Khê và cỏc xó lân cận và diện tích đất ở và đất chuyên dùng ngày càng tăng lên cùng với mức gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế.

- So với các huyện khác trong tỉnh thì diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Phần lớn đất chưa sử dụng có thể cải tạo song khó khăn là phân bố ở những nơi khó khai thác. Trong những năm tới thì con số này sẽ được giảm đi nhanh chóng.

Đặc điểm sử dụng đất ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh phản ánh rõ hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện, đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng lớn chứng tỏ sản xuất vẫn chưa phát huy hết tiềm năng.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 43 - 44)