22 Hương Trạch 12 78 26
II.3 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH
II.3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
Lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào đánh giá là một trong những bước quan trọng trong đánh giá thích nghi cảnh quan cây trồng. Trong bước này lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá phản ánh những tính chất của địa tổng thể thực sự cần thiết và quan trọng đối với chủ thể đánh giá.
Trong quá trình đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cây bưởi Phúc Trạch bằng mụ hớnh ALES – GIS, kết hợp phân tích mối quan hệ hữu cơ của đặc điểm sinh thái cây trồng với đặc trưng của các đơn vị cảnh quan, tác giả đã lựa chọn 5 chỉ tiêu cho đánh giá thích nghi sinh thái cây bưởi Phúc Trạch bao gồm: Loại đất, đai cao địa hình, độ dốc, nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm.
II.3.1.1 Loại đất
Loại đất là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng. Trên địa bàn huyện Hương Khờ, cú 11 loại đất chính là:
(1) Đất glõy chua (2) Đất phù sa chua
(3) Đất tầng mỏng chua điển hình
(4) Đất xám Feralit glõy trờn phiến thạch sét (5) Đất xám Feralit kết von sõu trờn phù sa cổ (6) Đất Feralit điển hình trên đá cát kết
(7) Đất xám Feralit trên granit (8) Đất xỏm mựn trờn granit
(10) Đất xám điển hình cơ giới nhẹ (11) Đất sông, hồ
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của cây bưởi cũng như đặc tính của các loại đất trên, chúng ta có thể thấy rằng, đất glay chua và đất sông hồ là hai loại đất không thích hợp cho trồng cây bưởi Phúc Trạch. Cũn các loại đất còn lại có thể trồng cây bưởi ở những mức độ thích nghi khác nhau.
Đất phù sa chua là một loại đất phổ biến ở các tỉnh miền Trung nói chung, và trên địa bàn huyện Hương Khê đất phù sa chiếm một diện tích khá lớn. Đây là loại đất có độ màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, đây không phải là loại đất thích hợp nhất để trồng cây bưởi Phúc Trạch, cây bưởi Phúc Trạch ít thích nghi trên loại đất này.
Đất tầng mỏng chua điển hình: Với đặc điểm sinh thái của cây bưởi là khó phát triển trờn cỏc loại đất có tầng mỏng, vì vậy, đây cũng là loại đất ít thích nghi với cây bưởi Phúc Trạch.
Đất xám Feralit glõy trờn phiến thạch sét: Đây là loại đất chính và cũng là loại đất tiềm năng của huyện. Đất có tầng dày, thích hợp với nhiều cây trồng dài ngày, trong đó có cây bưởi Phúc Trạch. Có thể nói, đây là loại đất thích hợp nhất để trồng bưởi.
Đất xám Feralit kết von sõu trờn phù sa cổ và đất Feralit điển hình trên đá cát kết là những loại đất có mức độ thích nghi trung bình đối với việc trồng bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê.
Đất xám Feralit trên granit cũng là một loại đất có điều kiện để phát triển nông nghiệp, song ở Hương Khê, loại đất này phát triển ở độ cao trên 900m, vì vậy, ít thích nghi cho việc trồng bưởi.
Đất xỏm mựn trờn granit cũng tương tự, bởi loại đất này phát triển chủ yếu ở khu vực núi cao biên giới Việt – Lào.
Đất xỏm mựn trờn phiến thạch sét thích nghi trung bình đối với phát triển cây bưởi Phúc Trạch, song đây là loại đất có diện tích nhỏ bé trong huyện.
II.3.1.2. Đai cao
Đai cao địa hình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố của cây bưởi Phúc Trạch. Trên địa bàn huyện Hương Khê được chia thành 6 đai cao, cụ thể như sau: (1) Đai cao < 100m (2) Đai cao từ 100m đến 300m (3) Đai cao từ 300m đến 500m (4) Đai cao từ 500m đến 700m (5) Đai cao từ 700 đến 1000m (6) Đai cao trên 1000m
Trong các đai cao trờn thỡ đai cao trên 700m được xem là yếu tố không thích nghi đối với việc trồng bưởi Phúc Trạch. Còn lại, các đai cao khỏc thỡ có mức độ thích nghi với cây bưởi khác nhau. Đai cao < 100m và đai cao 300- 500m là hai đai cao thích nghi trung bình với cây bưởi Phúc Trạch, còn cây bưởi Phúc Trạch phát triển nhất trên đai cao từ 100m đến 300m. Đai cao 100m đến 300m ở huyện Hương Khê chiếm đến 53128,8 ha đất tự nhiên, điều đó cũng chứng tỏ rằng, cây bưởi Phúc Trạch có điều kiện để phát triển rộng rãi trong toàn huyện. Đai cao từ 500m đến 700m ít thích nghi đối với việc trồng bưởi Phúc Trạch. Và đây là đai cao chiếm diện tích không lớn trong toàn huyện.
II.3.1.3. Độ dốc
Độ dốc sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của cây bưởi cũng như nguy cơ xói mòn. Theo thống kê, ở Hương Khê được chia thành 5 cấp độ dốc:
(1) Dưới 8 độ (2) Từ 8 đến 15 độ (3) Từ 15 đến 25 độ (4) Từ 25 đến 35 độ (5) Trên 35 độ
Cấp độ dốc dưới 8 độ chiếm diện tích lớn nhất toàn huyện và cũng là cấp độ dốc thích nghi nhất đối với trồng cây bưởi. Cấp độ dốc từ 8 đến 15 độ thích nghi trung bình còn cấp độ dốc từ 15 đến 25 độ ít thích nghi với cây bưởi. Có hai cấp độ dốc được coi là yếu tố không thích nghi với cây bưởi Phúc Trạch đó là cấp độ dốc trên 25 độ. Ở những khu vực này khó khăn cho việc trồng bưởi và hầu như không đem lại hiệu quả kinh tế.
II.3.1.4. Nhiệt độ trung bình năm
So với các yếu tố khỏc thỡ yếu tố nhiệt độ trung bình năm có ảnh hưởng ít hơn đến sự phân bố của cây bưởi Phúc Trạch vì nhiệt độ trung bình năm ở huyện Hương Khê tương đối đồng nhất và sự phõn hoỏ không thực sự sâu sắc trong vòng một năm. Nhiệt độ trung bình năm được chia thành các cấp như sau:
(1) < 18 độ C
(2) Từ 18 đến 20 độ C (3) Từ 20 đến 22 độ C
Trong đó, thích nghi nhất với trồng cây bưởi đú chớnh nhiệt độ từ 20 đến 22 độ C, đây là nhiệt độ không chỉ thích hợp với cây bưởi mà còn thích hợp với sự phát triển của cây nhiệt đới nói chung.
Do ảnh hưởng của địa hình núi cùng với mùa đông vẫn chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh nên ở phần phía Tây của lãnh thổ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn các khu vực còn lại. Nhiệt độ dưới 18 độ C, và đây cũng là nhiệt độ ít thích nghi với cây bưởi Phúc Trạch. Từ 18 đến 20 độ C có mức độ thích nghi ỉung bình đối với cây bưởi .
II.3.1.5 Lượng mưa trung bình năm
Hương Khê là huyện có lượng mưa trung bình năm lớn và phân bố cụ thể như sau:
(1) Lượng mưa trung bình năm dưới 2200mm, đây là lượng mưa rất thích nghi với cây bưởi Phúc Trạch bởi nếu lượng mưa hàng năm lớn hơn, mà không tiờu ỳng cho cây bưởi được thì sẽ không đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
(2) Lượng mưa trung bình năm từ 2200mm đến 2600mm: Đây là lượng mưa thích nghi trung bình với cây bưởi.
(3) Lượng mưa trung bỡnhnăm từ 2600mm đến 3000mm, lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu ở các khu vực địa hình cao của huyện và thích nghi trung bình với việc trồng bưởi Phúc Trạch.