0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phân tích tình hình thanh toán tại công ty:

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA (Trang 86 -90 )

Bảng 2.2 Phân tích các khoản phải thu của công ty trong 3 n ăm CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 C/ L 07/ 06

C/ L 08/ 07 giá trị % giá trị %

I. Các khoản phải thu 1.359.918.076 1.527.065.474 1.508.071.784 167.147.398 12,29 -18.993.690 -1,24 Phải thu khách hàng 1.331.553.056 1.500.769.854 1.415.676.164 169.216.798 12,71 -85.093.690 -5,67

Trả trước người bán 465.020 395.620 395.620 -69.400 -14,92 0 0,00

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy, các khoản phải thu của công ty bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước người bán và phải thu khác. Phân tích số liệu 3 năm từ 2006 đến năm 2008 thì nhìn chung có xu hướng không ổn định, cụ thể:

Phải thu của khách hàng: Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, năm 2007 chỉ tiêu này tăng 169.216.798 đồng tức tăng 12,71% so với năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 chỉ tiêu này giảm 85.093.690 đồng so với năm 2007 tương đương mức giảm 5,67 %. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do năm 2007 công ty làm ăn hiệu quả, đơn đặt hàng cũng theo đó tăng lên, số lượng sách và văn hóa phẩm tiêu thụ nhiều hơn, song sang năm 2008 không chỉ Nhà Xuất Bản Thanh Hóa bị chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà các doanh nghiệp khác cũng chịu tác động theo do đó việc tiêu thụ các mặt hàng của côn g ty bị giảm sút. Mặt khác, các đơn vị liên kết với công ty họ chỉ thanh toán hết cho công ty khi mà họ tiêu thụ hết số hàng đó. Đây là một điểm yếu trong khâu thu hồi công nợ của công ty, công ty nên có chính sách thu hồi nợ tốt hơn.

Trả trước người bán: Khoản này nhìn chung qua 3 n ăm đều ổn định và thấp

chứng tỏ công ty không bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều.

Phải thu khác: (chủ yếu là khoản tiền lãi phải thu của Ngân hàng) năm 2007 phải

thu khác giảm 2.000.000 đồng, tương đương mức giảm 7,17 %, tuy nhiên sang năm 2008 chỉ tiêu này lại tăng 66.100.000 đồng, tương đương mức tăng 255,21 %, như vậy công ty nên có chính sách thu hồi vốn để khoản tiền nhàn rỗi được đầu tư một cách có hiệu quả.

8

1

giá trị % giá trị %

II. Các khoản phải trả 897.804.686 1.260.733.028 832.038.252 362.928.342 40,42 -428.694.776 -34,00

1. Nợ ngắn hạn 897.804.686 1.260.733.028 832.038.252 362.928.342 40,42 -428.694.776 -34,00

Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0 0 0

Phải trả người bán 621.449.908 767.580.945 220.805.526 146.131.037 23,51 -546.775.419 -71,23

Người mua trả tiền trước 7.300.000 4.800.000 86.141.000 -2.500.000 -34,25 81.341.000 1.694,60

Thuế và các khoản phải nộp 23.423.268 82.173.195 89.153.790 58.749.927 250,82 6.980.595 8,49

Phải trả công nhân viên 91.599.286 215.825.501 184.417.500 124.226.215 135,62 -31.408.001 -14,55

Chi phí phải trả 8.491.200 27.691.920 54.242.920 19.200.720 226,12 26.551.000 95,88

Phải trả nội bộ 1.640.000 7.085.810 9.888.358 5.445.810 332,06 2.802.548 39,55

Các khoản phải trả, phải nộp khác 143.901.024 155.575.657 178.389.158 11.674.633 8,11 22.813.501 14,66

Nhận xét:

Qua bảng phân tích các khoản phải trả của công ty chủ yếu là phải trả trong ngắn hạn do đó có thể đưa ra nhận xét khái quát là khoản tiền của công ty chỉ bị chiếm dụng trong ngắn hạn, cụ thể:

Vay và nợ ngắn hạn: Hàng năm công ty đ ều có ngân sách của trung ương

cấp xuống do đó công ty không ph ải vay vốn để đầu tư kinh doanh do đó các kho ản này hàng năm không phát sinh.

Phải trả người bán: Năm 2007 phải trả người bán tăng 146.131.037 đồng so

với năm 2006 tức tương đương mức tăng 23,51 %, vì năm 2007 công ty làm ăn hi ệu quả hơn do đó mức chi phí để xuất bản sách cũng t ăng lên nên các khoản phải trả cũng tăng theo, như vậy công ty cũng đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Tuy nhiên, năm 2008 phải trả người bán giảm xuống 546.775.419 đồng, tương đương mức giảm 71,23 %, đây là mức giảm rất đáng kể của công ty so với n ăm 2007. Công ty cần nên đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết tình hình giảm lợi nhuận n ăm của năm 2008.

Người mua trả tiền trước: năm 2007 chỉ tiêu này giảm 2.500.000 đồng so

với năm 2006, tương đương mức giảm 34,25% nhưng năm 2008 chỉ tiêu này tăng 81.341.000 đồng so với năm 2007 tương đương m ức tăng 1.694,60%. Việc tăng này là do công ty năm 2008 công ty g ặp khó khăn trong việc huy động vốn do đó khi mà đối tác kí hợp đồng phải ứng trước một khoản tiền để công ty có thể đảm bảo cho hợp đồng đúng hạn.

Thuế và các khoản phải nộp: Nhìn chung, các khoản phải nộp ngân sách của công ty hàng năm đều tăng, chứng tỏ công ty thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình với nhà nước và đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng.

Phải trả công nhân viên: Phải trả công nhân viên ngày càng t ăng, năm 2007 phải trả công nhân viên t ăng 124.226.215 đồng, tương đương mức tăng 135,62%, nguyên nhân của sự tăng chỉ tiêu này là do công ty thực hiện chính sách t ăng lương cho nhân viên, tuy nhiên vẫn chiếm dụng vốn của nhân viên để đầu tư vào các hoạt

động khác của doanh nghiệp. Nh ư vậy công ty đã tận dụng thêm được nguồn vốn trong nội bộ công ty để dùng vào hoạt động tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Các khoản chi phí phải trả: Chi phí phải trả của công ty chủ yếu là các

khoản trợ cấp mất việc làm , trả tiền nhuận bút cho các đối tác, chỉ tiêu này tăng lên hàng năm, cụ thể năm 2007 tăng 19.200.720 đồng, tương đương mức tăng 332,06 %, năm 2008 tăng 26.551.000 đồng, tương đương 95,88 %.

Phải trả nội bộ: Năm 2007 tăng lên 5.445.810 đ ồng, tương đương mức tăng

332,06 %, năm 2008 tăng 2.802.548 đ ồng, tương đương tăng 39,55 %.

Phải trả phải nộp khác: Bao gồm các khoản phải trả trong n ăm nhưng công ty chưa chi trả thì được công ty hạch toán vào TK 338, chỉ tiêu này tăng đều qua các năm, năm 2007 tăng 11.674.633 đ ồng, tương đương tăng 8,11 %. Năm 2008 tăng 22.813.501 đồng, tương đương tăng 14,66 %.

Tóm lại các khoản phải trả của công ty chủ yếu là trong ngắn hạn do đó công ty vẫn đủ khả năng chi trả.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA (Trang 86 -90 )

×