.3 Tác động của ô nhiễm môi trường tới người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 61 - 64)

Tiêu chí đánh giá N = 60 Tỷ lệ(%)

Làm đảo lộn đời sống sinh hoạt 11 23,4

Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do nước tưới bị ô nhiễm

22 46,8

Phát sinh ra nhiều bệnh tật 14 29,8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Trong số những người cho rằng ô nhiễm môi trường có tác động tới đời sống của người dân thì có tới 46,8% số người cho rằng ô nhiễm môi trường gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp. Một số người có ý thức chưa tốt thường đổ rác ra các con mương gần nhà, khiến các con mương trở nên đen ngòm và không thể dùng làm nước tưới cho cây. Ngoài ra do những bãi rác được đặt ở khu vực gần cánh đồng, mặt khác lại chưa có hệ thống xử lý nước ngầm, cho nên nước ngầm bị ô nhiễm và ngấm vào đất làm cây trồng nhiễm độc hoặc làm giảm năng suất cây trồng.

Có 29,8% người cho rằng ô nhiễm môi trường phát sinh ra nhiều bệnh tật. Do tần suất thu gom ở địa phương chỉ có 1 lần trong một tuần vì thế mà lượng rác ứ đọng nhiều. Người dân thường tập kết rác ở ngay bên nề đường, lượng rác thường rất nhiều, vào những ngày tháng mùa hè nắng nóng như tháng 4,5 rác bốc mùi hôi thối thu hút các loài ruồi, nhặng tới đậu. Những loài côn trùng đó lại phát tán vào nhà người dân, đậu vào thức ăn gây ra nhiều bệnh như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và một số bệnh khác.

Còn lại 23,4% số hộ cho rằng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của họ. Rác thải sinh hoạt người dân thường đổ ở bên lề đường gây ảnh hưởng tới mỹ quan của xóm làng, làm cản trở đường giao thông đi lại. Rác thải bốc mùi hôi thối gây ra cảm giác khó chịu cho những người qua đường.

4.1.2 Tình hình quản lý rác thải ở địa phương

4.1.2.1 Hệ thống quản lý chất thải ở địa phương

4.1.2.1.1 Bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt đang áp dụng ở địa phương

Trước đây chưa có đội thu gom tình trạng vứt rác bừa bãi, hôi thối, gây ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đời sống của hộ dân trong xã mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan chung của huyện. Nhận thức của người dân về việc thu

gom, xử lý rác thải trong quá trình chăn nuôi và sinh hoạt lại chưa cao, xác xúc vật chết đều đổ ra bãi đất trống gần nhà và quanh vườn; nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh…Đây là những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trên địa bàn xã thời gian qua, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Với lượng rác thải hàng ngày càng ngày càng lớn, xã có chủ trương kết hợp với người dân và chính quyền xã chung tay làm. UBND xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền người dân, tích cực bảo vệ môi trường, quét dọn đường làng nghĩa xóm , không thả gia súc , gia cầm trên đường làng. Theo đó các thôn đều lập các tổ thu gom rác từ đó đảm bảo đường làng ngõ xóm luôn sạch, môi trường ăn ở trong lành. Xã đã giao việc thu gom, vận chuyển rác thải do thôn tự quản lý và điều hành. Kết quả là lượng rác thải được quản lý nhiều hơn, rác thải công cộng được giải quyết. Công tác thu gom rác thải tốt hơn trước kia nên đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi truờng taị địa phương. Mặt khác nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể về môi trường được nâng lên.

Theo đó đội thu gom trên địa bàn xã đã được thành lập bao gồm 12 đội được phân bổ như sau: 2 đội thôn Nội, tư đa 1 đội, thôn Ngoại 8 đội. Trong đó mỗi đội bao gồm 2 người có nhiệm vụ thu gom ở khu vực được phân công. Họ đều có trình độ tương đối thấp và điều kiện kinh tế chủ yếu là nghèo và trung bình. Đội thu gom chỉ thu gom một tuần 1 lần vào các buổi chiều tối. Các đội có nhiệm vụ quét đường, thu gom, phân loại rác, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm ven đường, vận chuyển đến nơi tập kết.

Nhìn chung, hiện tại công tác thu gom rác thải ở xã Minh Hòa chỉ thực hiện theo hình thức thu gom sơ cấp, hiệu quả thu gom vẫn còn thấp. Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải diễn ra theo sơ đồ 4.2.

Ta nhận thấy rằng quá trình thu gom của đội thu gom rất đơn giản. Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được thu gom vào các xe đẩy, xe cải tiến sau đó được vận chuyển đến bãi rác của mỗi thôn. Trong đó rác thải của các đội thuộc thôn Tam Đa Ngoại được vận chuyển tới bãi rác của thôn Tam Đa

Nội, còn lại các đội thuộc 2 thôn còn lại được tập kết rác về địa điểm của thôn mình. Tại bãi rác rác thải chỉ được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Qua đó ta thấy thực trạng thu gom tại xã Minh Hòa mới chỉ giải quyết được bước đầu mang tính nhỏ lẻ

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 61 - 64)