.8 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại xã Minh Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 69 - 74)

Thôn Phát sinh (kg/ngày/người ) Dân số(người) Tổng lượng rác thải phát sinh Kg/ngày Tấn/năm Tư Đa 0,38 2268 861,84 314,57

Tam Đa Ngoại 0,58 3200 1856 677,44

Thôn Tam Đa Nội 0,46 3000 1380 503,7

Tổng 1,42 8468 4097,84 1495,71

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014 và tính toán của tác giả

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tần suất phát sinh rác thải của các thôn dao động từ 0,38- 0,58 kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải của 8468 người là 1495,71 tấn/năm. Lượng rác bình quân phát sinh cao nhất là thôn Tam Đa Ngoại với 0,58kg/người/ngày do đây là thôn trung tâm của xã có điều kiện kinh tế phát triển hơn và môi trường thuận lợi nên mức sống của người dân được nâng cao hơn. Do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ra cũng lớn nhất. Lượng rác thải phát sinh thấp nhất là thôn Tư Đa với 0,38 kg/người/ngày thấp hơn thôn Tam Đa Ngoại là 0,2 kg/ngày/người và lượng rác thải phát sinh ở thôn Tam Đa Nội là 0,46 kg/người/ngày. Tính bình quân của 3 thôn 0,47 kg/người/ngày.

Bảng 4.9: Thông tin chung của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT chungBQ Tam Đa Nội Tam Đa Ngoại Tư Đa

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)

1.Tổng số hộ điều tra Hộ 60 20 33,3 20 33,3 20 33,3

2.Giới tính của chủ hộ Người

Nam Người 33 8 40 14 70 11 55

Nữ Người 27 12 60 6 30 9 45

3.Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 45,8 48,9 45,9 42,8

4.BQ khẩu/hộ Người 4,2 4,2 4,3 4,2

5.Trình độ văn hóa của chủ hộ

Dưới trung học phổ thông Người 33 20 100 9 45 5 25

Trung học phổ thông Người 15 0 0 5 25 9 45

Trung cấp, cao đẳng Người 6 0 0 3 15 3 15

Đại học, trên đại học Người 6 0 0 3 15 3 15

6.Nghành nghề chính

Thuần nông Hộ 25 16 80 6 30 3 15

Kiêm Hộ 20 4 20 8 40 7 35

phi nông nghiệp Hộ 15 0 0 6 30 10 50

7.Điều kiện kinh tế Hộ

Khá Hộ 31 3 15 75 13 65

Trung bình Hộ 29 17 5 25 7 35

4.1.2.3.3 Tình hình phân loại rác thải của các hộ điều tra

Việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra việc phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác thải tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Bảng 4.10: phân loại rác tại nguồn

Diễn giải

Thôn Toàn xã

Tam Đa Nội Tam Đa Ngoại Tư Đa

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.Phân loại rác tại hộ

Hộ có phân loại 12 60 16 80 10 50 38 66,3

Hộ không phân loại 8 40 4 20 10 50 22 36,7

2.Tiêu chí phân loại

Phân hủy được để riêng 0 0 9 56,3 7 70 16 42,1

Bán được và không bán đươc 8 66,7 6 37,5 1 10 15 39,5 Tận dụng được và không tận dụng được 4 33,3 1 6,25 2 20 7 18,4

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2014

Qua kết quả điều tra cho thấy thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân tại xã Minh Hòa, ta thấy đa số các hộ có phân loại rác thải trước khi xử lý, phần lớn là phân loại phế liệu có thể tái tạo được đem bán hoặc thức ăn thừa, rau củ,… có thể dùng để chăn nuôi gia súc gia cầm. Còn lại 36,7% số hộ không phân loại trước khi xử lý, điều này gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý rác thải. Làm lãng phí nguồn rác thải có thể sử dụng để tái chế, nếu nguồn rác này được phân loại thì sẽ tiết kiệm được nguồn nguyên liệu để tái chế. Lợi ích

của tái chế là tiết kiệm được nguồn tài nguyên, giảm thiểu được một lượng rác thải ra môi trường. Ngoài ra, nó còn giảm nhu cầu đất đai cần thiết để chôn lấp rác thải. Vì vậy, nếu người dân thường xuyên thực hiện phân loại rác và phân loại rác đúng cách sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, đồng thời giảm thiểu được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Về tiêu chí phân loại rác qua khảo sát tôi thấy hộ phân loại theo 3 tiêu chí trong đó phân hủy được và không phân hủy được chiếm đa số. Hộ phân loại theo tiêu chí này thường dùng những loại rác thải phân hủy được như thức ăn thừa, lá cây, củ… để làm thức ăn cho chăn nuôi hay dùng làm phân bón. Có nhiều hộ phân loại theo tiêu chí bán được và không bán được, họ phân loại những loại phế liệu có thể tái chế được như vỏ lon, chai nhựa, bao bì, đồ dùng điện tử… để bán cho người thu mua phế liệu để có thêm thu nhập từ chính loại rác thải của hộ. Số còn lại phân loại theo tiêu chí tận dụng được, chẳng hạn tận dụng xô chậu để đựng rác, hay làm máng ăn cho gia súc, gia cầm.

Qua bảng điều tra ta thấy, ở các thôn nghiên cứu cũng có sự khác nhau về phân loại rác. Nhìn chung ta thấy thôn Tam Đa Ngoại là thôn có số hộ phân loại rác là lớn nhất có 16 hộ phân loại, theo điều tra cho thấy thôn này là thôn đông dân cư nhất nên hoạt động buôn bán dịch vụ rất phát triển, đồng thời trình độ dân trí cũng cao hơn so với các thôn khác vì thế mà tầm nhận thức của họ được nâng cao hơn so với các thôn khác trong xã. Đồng thời thôn Tam Đa Ngoại và thôn tư đa là thôn có hộ phân loại theo tiêu chí phân hủy được và không phân hủy được. Còn thôn Tam Đa Nội thường phân loại theo tiêu chí bán được và không bán được, vì ở đây các hộ thường là hộ có kinh tế trung bình, làm nông nghiệp là chủ yếu nên các hộ thường tận dụng nguồn rác thải có thể tái chế như ve chai, lon bia được thu gom lại và bán cho người thu mua để có thêm thu nhập.

Mỗi hộ gia đình đều có những cách thức khác nhau để thu gom rác thải của gia đình, khi tổng hợp số liệu điều tra, chúng tôi thấy hộ sử dụng 3 hình thức thu gom chủ yếu đó là:

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w