Thực trạng rác thải sinh hoạt tại địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 60 - 62)

4.1.1.1Nguồn phát sinh rác thải chủ yếu và thành phần khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn

Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, do sự tác động của gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế, dẫn tới sự thay đổi trong tập quán tiêu dùng của người dân. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đó rác thải từ các hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao nhất. Rác thải từ hộ gia đình chủ yếu là rác thải sinh hoạt với thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ.

Bảng 4.1 Nguồn gốc và khối lượng phát sinh rác thải

Nguồn thải Khối lượng ( kg/ngày) Tỷ lệ (%)

Hộ gia đình 4097,84 62,83

Cơ quan trường học 735,64 11,28

Cơ sở y tế 78,91 1,21

Chợ 668,47 10,25

Giao thông, xây dựng 528,26 8,1

Khác 412,55 6,33

Tổng 6521,67 100,00

Nguồn: Phỏng vấn tổ thu gom 2014

Theo kết quả điều tra và tính toán thì khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình là cao nhất chiếm khoảng 62,83% lượng chất thải sinh hoạt của toàn xã. Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu mua bán trao đổi của người dân tăng lên, để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, xã Minh Hòa đã xây dựng 2 khu

chợ mới họp theo ngày, ngoài ra người dân tự họp chợ một cách tự phát. Số lượng chợ tăng lên dẫn tới số lượng rác tăng lên nhanh chóng.

So với nguồn rác phát sinh trong các khu vực thì lượng rác thải y tế tại xã Minh Hòa chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 1,21% bao gồm rác thải sinh hoạt và rác thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, trong đó có các loại rác chứa thành phần nguy hại. Mặc dù với một lượng rác nhỏ như vậy nếu không có biện pháp quản lý thu gom và xử lý tốt sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan mầm bệnh.

4.1.1.2 Những tác động của ô nhiễm môi trường đến sản xuất và sức khỏe của người dân

Ô nhiễm môi trường không chỉ tác động xấu đến sản xuất mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Ô nhiễm môi trường tại xã Minh Hòa đang ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của người dân và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người.

Bảng 4.2 Đánh giá của người dân về tác động của ô nhiễm môi trường tới đời sống sản xuất và sinh hoạt

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới người dân

N = 60 Tỷ lệ (%)

Có 47 78,3

Không 13 21,7

Nguồn: số liệu điều tra năm 2014

Dựa vào bảng 4.2 ta thấy hầu hết người dân đều cho rằng ô nhiễm môi trường ở địa phương có tác động tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. Còn lại 21,67% số hộ cho rằng không ảnh hưởng.

Đối với nhưng người cho là ô nhiễm môi trường ở địa phương có tác động tới họ, xem mức độ ảnh hưởng như thế nào. Ta có bảng sau:

Tiêu chí đánh giá N = 60 Tỷ lệ(%)

Làm đảo lộn đời sống sinh hoạt 11 23,4

Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do nước tưới bị ô nhiễm

22 46,8

Phát sinh ra nhiều bệnh tật 14 29,8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Trong số những người cho rằng ô nhiễm môi trường có tác động tới đời sống của người dân thì có tới 46,8% số người cho rằng ô nhiễm môi trường gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp. Một số người có ý thức chưa tốt thường đổ rác ra các con mương gần nhà, khiến các con mương trở nên đen ngòm và không thể dùng làm nước tưới cho cây. Ngoài ra do những bãi rác được đặt ở khu vực gần cánh đồng, mặt khác lại chưa có hệ thống xử lý nước ngầm, cho nên nước ngầm bị ô nhiễm và ngấm vào đất làm cây trồng nhiễm độc hoặc làm giảm năng suất cây trồng.

Có 29,8% người cho rằng ô nhiễm môi trường phát sinh ra nhiều bệnh tật. Do tần suất thu gom ở địa phương chỉ có 1 lần trong một tuần vì thế mà lượng rác ứ đọng nhiều. Người dân thường tập kết rác ở ngay bên nề đường, lượng rác thường rất nhiều, vào những ngày tháng mùa hè nắng nóng như tháng 4,5 rác bốc mùi hôi thối thu hút các loài ruồi, nhặng tới đậu. Những loài côn trùng đó lại phát tán vào nhà người dân, đậu vào thức ăn gây ra nhiều bệnh như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và một số bệnh khác.

Còn lại 23,4% số hộ cho rằng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của họ. Rác thải sinh hoạt người dân thường đổ ở bên lề đường gây ảnh hưởng tới mỹ quan của xóm làng, làm cản trở đường giao thông đi lại. Rác thải bốc mùi hôi thối gây ra cảm giác khó chịu cho những người qua đường.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w