0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN XÃ MINH HÒA, HUYỆN KINH MÔN, HẢI DƯƠNG (Trang 39 -39 )

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Singapore

Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về các nhà máy tái chế lại, còn các chất thải khác được đưa về các nhà máy để thiêu hủy.

Ở Singapore có hai thành phần tham gia chính vào đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải là: Tổ chức thuộc bộ Khoa học công nghệ và môi trường và các công ty tư nhân. Tổ chức thuộc Bộ Khoa học và môi trường chủ yếu thu gom rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và các công ty. Còn hơn 300 công ty tư nhân của Singapore chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. Việc thu gom và vận chuyển rác ở Singapore được thực hiện bằng các loại xe hiện đại, gọn nhẹ. Hiện singapore có 5 nhà máy xử lý rác. Trong quá trình đốt rác, khói, bụi được xử lý bằng hệ thống lọc trước khi ra ống khói. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty ở Singapore được khuyến khích tự thu gom và xử lý rác thải để có thể giảm được chi phí. Bộ khoa học công nghệ và môi trường quy định phí thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân, thu gom trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 SD/tháng, thu gom rác gián tiếp tại các khu dân cư thì chỉ phải trả phí 7 SD/tháng. Đối với các công ty thì phải trả phí thu gom 30 SD/ ngày đối với thùng 170 lít, 70SD/ngày đối với thùng 170-350 lít và 175SD/ngày với thùng loại 1000 lít (Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Minh Phong, 2008).

2.2.1.2 Xử lý rác thải bài học của Ấn Độ

Ở Ấn Độ, lượng chất thải rắn bình quân mỗi năm tăng hơn 5%. Vì những tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn đô thị tại nước này chưa thỏa đáng, nên Chính phủ đã ban hành những quy định mới về quản lý chất thải rắn đô thị. Tuy nhiên việc thực thì còn tương đối chậm. Chính vì thế, Ấn Độ đang chuyển hướng sang

khu vực tư nhân. Với thị trường thu gom và xử lý trị giá 570 triệu đô la Mỹ, khu vực tư nhân đang thu hút rất nhiều sáng kiến về xử lý rác thải. Rác thải đang đem lại những cơ hội kinh doanh mới cho Ấn Độ.

Mỗi năm Ấn Độ thải ra khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn. Chất thải đô thị mỗi năm tăng thêm 5% cùng với tốc độ phát triển đô thị và những thay đổi trong lối sống và tiêu dùng. Những tiêu chuẩn quản lý chất thải hiện hành ở Ấn Độ đã không còn phù hợp. Để ứng phó, Chính phủ Ấn Độ đã hình thành các quy tắc chất thải rắn đô thị năm 2000, ban hành những quy định áp dụng cho các thành phố trên khắp cả nước không phân biệt quy mô hay số lượng dân số.

Chương trình này đã đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ về thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị hiệu quả hơn, đồng thời xây dựng những chương trình nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn làm tăng tỷ lệ tái chế rác thải. Tuy nhiên, công tác triển khai vẫn còn chậm do chưa phổ biến rộng rãi với người dân, do thiếu nguồn lực tài chính, Vì vậy, Ấn Độ hiện đang hướng đến những công cụ linh hoạt hơn gắn liền với khu vực tư nhân. Với thị trường thu gom và xử lý chất thải hiện trị giá khoảng 750 triệu USD, và thị trường tái chế có thể đạt từ 2,5 đến 3 tỷ đô la trong tương lai không xa, khu vực tư nhân ngày càng trở nên cuốn hút đối với nghành xử lý chất thải rắn đô thị. Trong bối cảnh nguồn lực tài chính nhằm triển khai ứng dụng những quy định này còn hạn chế, và các thành phố có thể phải nộp phạt hành chính nếu không đạt được các tiêu chuẩn mới, những quy định này đã khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân nhằm chia sẻ năng lực kỹ thuật và quản lý trong việc thiết lập một hệ thống quản lý chất thải thích hợp thông qua quan hệ hợp tác công - tư có thể đem lại lợi nhuận khoảng 36% số hợp đồng xử lý chất thải rắn đô thị tại Ấn Độ hiện nay có sự tham gia của khu vực tư nhân. Có nhiều mô hình tham gia của khu vực tư nhân trong chuỗi xử lý chất thải rắn đô thị Ấn Độ, bao gồm mô hình trả phí trong đó thành phố sẽ trả cho các công ty tư nhân xử lý chất thải rắn một khoản phí đối với mỗi tấn rác thải được thu gom, phân loại và xử lý.

Đây là mô hình phổ biến nhất ở Ấn Độ. Sự tham gia của khu vực tư nhân đã nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và cải thiện tình hình thực hiện nhờ có sự cạnh tranh của các tổ chức có năng lực kỹ thuật , có nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm, linh hoạt và quản lý tốt hơn. Phản ứng nhanh nhạy, cùng với khả năng tập trung vốn, cung cấp dịch vụ tốt hơn, gắn với hình ảnh doanh nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân chính là nhân tố thành công của các doanh nghiệp này trong nghành công nghiệp xử lý chất thải (Ts. Irfan Furniturwala, 2008)

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản trong xử lý rác thải

Nhật Bản có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm trong quản lý chất thải; chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của nhà nước, còn chất thải từ các công ty, nhà máy thì giao cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định xử lý. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về rác thải của mình. Luật bảo vệ môi trường của Nhật Bản bắt buộc các công ty sản xuất các sản phẩm đồ dùng điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hư cũ của mình, còn người tiêu dùng cũng phải có trách nhiệm chi trả việc vận chuyển và tái chế cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra. Khi mua sản phẩm mới, nếu có đồ cũ, người tiêu dùng sẽ được công ty trả tiền cho khoản rác thải điện tử của hộ. Vì thế, hầu hết các công ty sản xuất đồ dùng điện tử như Sony, Toshiba… của Nhật đều có nhà máy tái chế riêng. Tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Kobe… chính quyền mỗi quận đều đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến rác thải có công suất chế biến từ 500-1000 tấn rác/ngày, với kinh phí từ 40-60 triệu USD/nhà máy. Ở thành phố nào rác thải cũng được phân loại triệt để đến mức nhỏ nhất. Dọc 2 bên đường ở Nhật Bản, các thùng rác được đặt hai bên vệ đường. Do chính phủ Nhật Bản chính thức khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, nên dù mỗi năm thải ra khoảng 55- 60 triệu tấn rác, nhưng từ năm 1991 chỉ có khoảng 5% trong đó phải đưa tới bãi chôn lấp, còn phần lớn được đưa đến các nhà máy tái chế. Nhà nước cũng khuyến khích người dân sử dụng rác như một nguyên liệu sản xuất.

Chính phủ từng hỗ trợ 30 USd/máy để người dân mua máy tự xử lý rác thải làm phân composit bón cho cây trồng. Hiện nay ở đây có 25 công ty tái chế chất thải đang hoạt động, chủ yếu tái chế các mặt hàng như bao bì, gỗ, đồ điện tử…(Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Minh Phong, 2008)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN XÃ MINH HÒA, HUYỆN KINH MÔN, HẢI DƯƠNG (Trang 39 -39 )

×