Rác thải sinh hoạt nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 29 - 33)

2.1.1.1 Một số khái niệm

a. Khái niệm chung về rác thải

Rác thải theo mục 10 điều 3 của luật bảo về môi trường số 52/2005/QH11 quy định: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”

Chất thải rắn(rác thải) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

Chất thải rắn nguy hại là chất rắn chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

Theo Nguyễn Hoài Khanh (2008), rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người.Cùng với mức sống của người dân ngày càng nâng cao và cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng.

Như vậy có thể hiều đơn giản là chất mà không dùng nữa, chúng không còn tác dụng gì nữa với các cá nhân đó, là chất không cần thiết được hình thành trong quá trình sống và sinh hoạt của con người như rác, bùn, dầu thải, axit thải, tro bay, chất kiềm thải hay xác của động vật và được loại ra môi trường.

Rác và chất thải tự bản thân nó có thể chưa gây ô nhiễm hoặc mới ở mức làm bẩn môi trường, nhưng qua tác động của các yếu tố môi trường, qua phân giải, hoạt hóa mà chất thải mới trở lên ô nhiễm và gây độc. Rác hữu cơ thì bị lên men gây thối và độc. Nước thải chứa hóa chất làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt, nước ngẩm, chất thải phóng xạ gây ô nhiễm phóng xạ, hầu như ở đâu có

sinh vật sống là ở đấy có chất thải, hoặc ở dạng này, hoặc ở dạng khác.Vì vậy chỗ nào càng tập trung sinh vật, con người và hoạt động của họ càng cao thì chất thải càng nhiều (Nguyễn Hoài Khanh, 2008)

b.Rác thải sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm thương mại và dịch vụ.

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…(Trần Hiếu Huệ, 2008)

C.Rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày nay, ở vùng nông thôn cùng với sự phát triển kinh tế và tăng dân số con người đã không ngừng xả rác thải ra môi trường, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt ở nông thôn có thể hiểu đơn giản là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người phát sinh ở vùng nông thôn. Rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (có tỷ lệ chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn), còn lại là các loại rác thải vô cơ khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh,…) (Đặng Kim Chi, 2008).

2.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải

Chất thải rắn sinh hoạt

Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: + Từ các khu dân cư

+ Từ các trung tâm thương mại

+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng + Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thánh phố + Từ các khu công nghiệp

Sơ đồ 2.1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt

(Nguyễn Trung Việt, Trần Mỹ Diệu 2007)

Rác thải làng nghề

Rác thải làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Tại các làng nghề, nhiều sản phẩn phi nông nghiệp đã được những lao động có nguồn gốc nông dân trực tiếp sản xuất và trở thành thương phẩm trao đổi hàng hóa, góp phần cải thiện đời sống và tận dụng lao động dư thừa.

Rác thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, gồm các thành phần chính như phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ, thủy tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại.

Theo Đặng Kim Chi (2011), rác thải làng nghề được phát sinh từ các nguồn sau:

Các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Các quá trình phi sản xuất

Hoạt động sống và tái sản sinh con người

Các hoạt động quản lý

Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại

- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: chủ yếu từ nông sản sau khi thu hoạch, bị loại bỏ trong quá trình chế biến, phế phụ bị ôi thiu, vỏ sắn, xơ sắn, bã dong, đao, bã đậu; xỉ than và phân gia súc trong chăn nuôi.

- Nhóm làng nghề tái chế phế liệu: gồm 2 loại chính: các phế liệu không thể tái chế và các chất thải phát sinh trong quá trình tái chế.

+Từ nghành tái chế giấy: tro xỉ, giấy vụn, đinh ghim, nilon, giấy phế liệu. +Từ làng nghề tái chế nhựa: Nhựa phế liệu không đủ tiêu tiêu chuẩn tái chế, các tạp chất khác lẫn trong nhựa phế liệu (nhãn mác, nilon, bùn cặn), tro xỉ than.

+Từ các làng nghề sản xuất và tái chế kim loại như: Các tạp chất phi kim loại ( nilon, nhựa, cao su,…) bị loại bỏ, kim loại không đủ tiêu chuẩn tái chế, tro xỉ từ quá trình nấu kim loại, xỉ than từ lò nấu.

- Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ: Phát sinh các loại rác thải như gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏ chai, giấy ráp bào, hộp đựng các dung môi ( sơn, vecni).

- Nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da: vấn đề nổi cộm là nước thải chưa trở thành vấn đề bức xúc. Rác thải gồm xỉ than từ lò hơi, vỏ chai lọ, thùng đựng hóa chất tẩy, hóa chất nhuộm, các loại xơ vải, vải vụn…

2.1.1.3 Tác động của rác thải sinh hoạt nông thôn

-Tác động tới môi trường

Theo báo cáo môi trường quốc gia (2011)

+Môi trường đất

Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và coliform.

Chất thải rắn đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ… nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ ô nhiễm môi trường đất rất cao.

+Môi trường nước

CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân hủy và các chất ô nhiễm khác biển đổi màu của nước thành đen, có mùi khó chịu.

+ Đối với sức khỏe con người

Người dân sống ở gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp… tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng.

Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy và các vấn đề về đường ruột khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w