Nguồn thải Khối lượng ( kg/ngày) Tỷ lệ (%)
Hộ gia đình 4097,84 62,83
Cơ quan trường học 735,64 11,28
Cơ sở y tế 78,91 1,21
Chợ 668,47 10,25
Giao thông, xây dựng 528,26 8,1
Khác 412,55 6,33
Tổng 6521,67 100,00
Nguồn: Phỏng vấn tổ thu gom 2014
Theo kết quả điều tra và tính toán thì khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình là cao nhất chiếm khoảng 62,83% lượng chất thải sinh hoạt của toàn xã. Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu mua bán trao đổi của người dân tăng lên, để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, xã Minh Hòa đã xây dựng 2 khu
chợ mới họp theo ngày, ngoài ra người dân tự họp chợ một cách tự phát. Số lượng chợ tăng lên dẫn tới số lượng rác tăng lên nhanh chóng.
So với nguồn rác phát sinh trong các khu vực thì lượng rác thải y tế tại xã Minh Hòa chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 1,21% bao gồm rác thải sinh hoạt và rác thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, trong đó có các loại rác chứa thành phần nguy hại. Mặc dù với một lượng rác nhỏ như vậy nếu không có biện pháp quản lý thu gom và xử lý tốt sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan mầm bệnh.
4.1.1.2 Những tác động của ô nhiễm môi trường đến sản xuất và sức khỏe của người dân
Ô nhiễm môi trường không chỉ tác động xấu đến sản xuất mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Ô nhiễm môi trường tại xã Minh Hòa đang ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của người dân và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người.
Bảng 4.2 Đánh giá của người dân về tác động của ô nhiễm môi trường tới đời sống sản xuất và sinh hoạt
Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới người dân
N = 60 Tỷ lệ (%)
Có 47 78,3
Không 13 21,7
Nguồn: số liệu điều tra năm 2014
Dựa vào bảng 4.2 ta thấy hầu hết người dân đều cho rằng ô nhiễm môi trường ở địa phương có tác động tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. Còn lại 21,67% số hộ cho rằng không ảnh hưởng.
Đối với nhưng người cho là ô nhiễm môi trường ở địa phương có tác động tới họ, xem mức độ ảnh hưởng như thế nào. Ta có bảng sau: