0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Kinh nghiệm quản lý rác thải nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN XÃ MINH HÒA, HUYỆN KINH MÔN, HẢI DƯƠNG (Trang 42 -42 )

2.2.2.1 Mô hình thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn Thái Bình

Hiện tại, nông thôn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ xóm. Vì thế cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung để có biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT). Ngoài ra, do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều dẫn đến lượng chất thải tăng và chưa được thu gom và xử lý triệt để. Vì vậy, môi trường nói chung và chất thải rắn tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân.

Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở địa phương. Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính

của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế.

Trên địa bàn nông thôn Thái Bình hiện nay đã có nhiều nơi áp dụng mô hình trên như: thôn Hiệp Lực, làng Lộng Khê, xã Quỳnh Minh, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, xã Thuỵ Sơn, xã Thái Dương, huyện Thái Thuỵ... Đến nay đội vệ sinh môi trường tại các thôn, xã này đi vào hoạt động ổn định, các đội viên đều tự nguyện, nhiệt tình vừa làm vừa tuyên truyền vận động để mọi người hiểu và ủng hộ cùng tham gia. Đảng uỷ, HĐND, UBND các xã nhận thức được nhu cầu cấp bách của việc thu gom rác thải, kịp thời đề ra các chủ trương, quyết định về quy mô, hình thức tổ chức, mức đóng góp của nhân dân. Điều quan trọng là phải lựa chọn mô hình phù hợp, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng mô hình, quy hoạch hợp lý bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Ngoài ra cần tạo được sự ủng hộ, hưởng ứng của các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người Cao tuổi...) cùng tham gia vào các phong trào hoạt động gìn giữ, bảo vệ môi trường tại địa phương.

(Nguyễn Hồng Quang 2004)

2.2.2.2 Mô hình thu gom và xử lý rác thải nông thôn tại thôn Đình Sen – Xã Nghĩa Hưng – Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc

Nghĩa Hưng là một xã thuần nông thuộc huyện Vĩnh Tường có diện tích đất tự nhiên 450ha. Toàn xã có 7 thôn với 1450 hộ, 7560 nhân khẩu. Kết cấu hạ tầng của địa phương đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng với tiến trình phát triển kinh tế. Nguồn rác thải hàng ngày chủ yếu là từ sinh hoạt, chăn nuôi, nông nghiệp, các nghề phụ, chợ của địa phương... Trong khi đó xã vẫn chưa có đội VSMT nên rác thải vẫn được người dân vứt tự do ra môi trường.

Khối lượng các loại rác thải rắn sinh hoạt 1.632 tấn/năm, rác thải từ nông nghiệp 10.489 tấn/năm, rác thải từ chăn nuôi 5.350 tấn/năm, rác thải rắn xây dựng từ136-1008 tấn/năm, rác thải rắn nguy hại từ sinh hoạt 980tấn/năm. Nhằm

từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, mới đây UBND xã Nghĩa Hưng phối hợp với Hội Nông dân tỉnh mở 3 lớp tập huấn, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường cho 450 nông dân, nội dung tập huấn tuyên truyền tập trung vào việc xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái (quy trình xây dựng nhà vệ sinh, nhà trẻ, trường học đạt tiêu chuẩn; quy trình xây dựng hầm biogas, quy trình ủ, bón phân vi sinh…), bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng đất đai, hướng dẫn kỹ thuật tập trung, thu gom, xử lý rác thải. Thông qua 3 lớp tập huấn trên, tháng 10/2007 xã Nghĩa Hưng đã triển khai xây dựng mô hình thí điểm đội vệ sinh môi trường tại thôn Đình Sen. Đội gồm 20 người, hoạt động 2 lần trên tuần, địa điểm tập trung rác tại đầu mỗi ngõ, phí đóng góp 1000đ/khẩu/tháng. Xã đã hỗ trợ cho Đội vệ sinh môi trường thôn Đình Sen 10 xe chở rác, 20 bộ quần áo bảo hộ, 20 đôi găng tay, 20 đôi ủng bảo hộ, 10 xẻng, 10 chổi vệ sinh, 10 quốc chia. Xã quy hoạch 300m2 tại thôn Đình Sen để xây dựng bãi tập trung, xử lý rác của thôn với phương pháp xử lý là chôn, đốt. Sau 1 năm hoạt động, điểm thu gom và xử lý rác thải nông thôn tại thôn Đình Sen bước đầu đã cho hiệu quả rõ rệt. Cảnh quan (đường làng, cống rãnh...) trước khi có mô hình rất bừa bộn, mất vệ sinh, địa điểm, thời gian vứt rác tự do nhiều, không tập trung, không khí ngột ngạt. Sau khi có mô hình thu gom, xử lý rác thải cảnh quan trong thôn rất thông thoáng, địa điểm, thời gian vứt rác tập trung, theo lịch, không khí thoáng đãng, người dân đã có ý thức về môi trường.

Mô hình điểm thu gom và xử lý rác thải nông thôn Đình Sen không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường mà nó còn mang lại lợi ích mọi mặt về lâu dài, từ đó có thể tác động lên ý thức, hành vi của mỗi người dân, đặc biệt là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nghĩa vụ của các cấp, các ngành. Sau nữa là giảm chi phí khắc phục môi trường cho nông nghiệp, người dân, tăng đầu tư, cải thiện sức khoẻ, tăng thu nhập tại chỗ cho địa phương, người dân sở tại, tạo nên sự phát triển môi trường sinh thái bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, xanh- sạch- đẹp. (Nguyễn Hoàn, 2008)

2.2.2.3 Kinh nghiệm quản lý rác thải của Bắc Giang

Thôn Lai Xá có khoảng 5.000 dân, lượng rác thải khoảng 3 tấn/ngày. Do kinh phí ít nên trạm xử lý rác không thể đầu tư máy móc qui mô lớn như có băng truyền hoặc máy nén khí. Do lượng rác thải hàng ngày ít, nên không có hệ thống bơm khí cung cấp oxy làm cho quá trình phân hủy nhanh. Để giải quyết lên men ủ rác với các vi sinh vật hiếu khí, chịu nhiệt, đảm bảo phân hủy rác triệt để, các giải pháp khắc phục như sau: xây 4 bể ủ rác, mỗi bể dung tích 30 - 40m3. Để làm đầy được 1 bể cần thời gian khoảng 10 - 12 ngày, rác được nạp dần dần có phối trộn BioMicromix, chiều cao của khối ủ khoảng 1,2 - 1,5m, có đảo trộn, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. Thời gian lên men trong bể kéo dài từ 40 - 50 ngày, nghĩa là sau khi làm đầy 3 bể còn lại thì quay về bể đầu tiên. Khi quá trình ủ đã kết thúc, đống ủ xẹp xuống, nhiệt độ xuống dưới 40o rác được chuyển ra sân phơi cho khô, sau đó được đưa vào nghiền và sàng phân loại. Phần hữu cơ (mùn) tận dụng làm phân bón. Nước rác được thu gom vào bể chứa qua hệ thống rãnh, khi khối ủ bị khô dùng nước này để bổ sung.

Các chất vô cơ được phân loại, phần có thể tái chế (thuỷ tinh, nilon, sắt thép...) được thu gom lại để bán cho các cơ sở tái chế; phần không tái chế được (sành sứ, vỏ ốc,...) được đem đi chôn lấp. Gạch ngói vỡ dùng để san nền hay bê tông hóa, lát kè đường đi, xây mương. Qui trình công nghệ xử lý rác thải ở qui mô làng xã có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới.

Máy nghiền

Máy sàng Phòng làm việc

Sơ đồ 2.3: Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức – Hà Nội

Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003. Mô hình trên đã được Tổ chức YWAM cùng chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá tốt. Mô hình hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường.

Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở quy mô nhỏ. Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan và môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh vứt rác bừa bãi.

Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng có thể xây dựng được cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5 tấn/ngày.

Bể ủ số 1 Bể ủ 2 Bể ủ 3 Bể ủ 4 Nhà kho

Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình xử lý rác ở thôn Lai Xá cho thấy, để mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình (Tăng Thị Chính. Viện công nghệ môi trường, viện KH&CN Việt Nam).

2.2.2.4 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn

Phân loại rác thành nhiều loại, rác thải có thể tái chế được thì đưa về nhà máy tái chế, còn lại các chất thải khác thì đưa về các nhà máy để thiêu hủy. Nên khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, khuyến khích người dân sử dụng rác như là một nguyên liệu sản xuất.

Khuyến khích nhiều thành phần tham gia vào đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là khu vực tư nhân.

Thành lập một tổ thu gom gồm 5 đến 7 người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồ: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi…Tổ thu gom hoạt động hàng ngày vào các giờ quy định ( thường 15 đến 16 giờ). Rác thải sau khi thu gom có thể được vận chuyển đến các bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại các bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với rác thải nông thôn nên chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế. Diện tích, vị trí và kỹ thuật chôn lấp phải đảm bảo.

Mở các lớp tập huấn và tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, nội dung tuyên truyền tập huấn tập trung vào việc xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái, bảo vệ môi rường, quản lý và sử dụng đất đai, hướng dẫn thu gom, xử lý rác thải.

Xây dựng mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng, phục vụ cộng đồng để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ, sử dụng lao động tại chỗ, phát huy sức mạnh của cộng đồng xã hội.

Nhà nước cần quan tâm đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện hơn nữa cho việc hình thành và phát triển các mô hình quản lý rác thải hiệu quả như quan tâm tháo gỡ khó khăn mà công tác quản lý rác thải đang gặp phải trong quá trình hoạt động.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Minh hòa là xã nằm cuối khu vực tam lưu của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Xã có 3 thôn Tam Đa Nội, Tam Đa Ngoại và Tư Đa.Theo tổ chức hành chính xã được chia làm 10 xóm, thôn Tam Đa Nội có 5 xóm, theo thứ tự từ 1 đến 5, thôn Tam Đa Nội có 4 xóm theo thứ tự từ 6 đến 9, thôn Tư Đa có một xóm là xóm 10. Đời sống nhân dân trong xã chủ yếu là thuần nông và một phần làm nghề phụ vận tải thủy

Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính của huyện kinh Môn

Minh Hòa là xã có vị trí thuận lợi về giao thông Phía đông giáp với xã Hợp Thành – Thủy Nguyên Phía nam giáp xã Đại Bản – An Hải

Phía tây giáp xã Hiến Thành – Kinh Môn Phía bắc giáp với Thái Thịnh – Kinh Môn

3.1.1.2 Đặc điểm đất đai địa hình

Xã Minh Hòa nằm trong vùng Đồng Bằng sông Hồng, địa hình bằng phẳng, đất đai tương đối đơn giản, diện tích tự nhiên là 705,11ha.

Bảng 3.1 thể hiện tình hình sử dụng đất đai của xã Minh Hòa giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 339,02 chếm 48,08% diện tích đất tự nhiên của xã, đến năm 2013 diện tích đất nông nghiệp giảm 27,98 ha còn 311,04 ha chiếm 44,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Như vậy diện tích đất nông nghiệp giảm dần trong 3 năm. Lý do diện tích đất nông nghiệp giảm là do đất được chuyển dần sang mục đích khác. Ngược lại với xu hướng trên là sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó diện tích đất ở tăng nhanh. Đất ở năm 2011 là 99,5ha đến năm 2013 tăng lên là 114,06ha, nguyên nhân là do sự gia tăng của dân số. Về đất chuyên dùng, diện tích năm 2011 là 70,03ha đến năm 2013 giảm xuống còn 59,8ha, chủ yếu do sự giảm xuống của diện tích đất công cộng. . Đất sông suối năm 2011 là 108,95ha đến năm 2013 giảm xuống còn 80,75. Diện tích đất khác như: đất tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang và đất chưa sử dụng biến động không đáng kể.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Minh Hòa năm 2010-2012 TT Loại đất 2010(ha ) 2011(ha) 2012(ha) Tổng đất tự nhiên 705,11 705,11 705,11 1 Đất nông nghiệp 339,02 322,09 311,04

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 111,99 110 88,5

1.1.1 Đất cây trồng hàng năm 163,5 158,6 164,66

1.1.2 Đất cây trồng lâu năm 6,1 6,1 5,2

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 45,13 35,09 38,9

1.3 Đất nông nghiệp khác 12,3 12,3 13,78

2 Đất phi nông nghiệp 366,09 367,05 369,02

2.1 Đất ở 99,53 112,03 114,06

2.2 Đất chuyên dung 70,03 71,06 59,8

2.2.1 Đất trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp 0,4 0,4 0,4

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 4,3 4,3 4,3

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,34 4,23 5,6

2.2.4 Đất có mục đích công cộng 69,3 67,6 61,3

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4,11 4,1 4,11

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,13 6,56 6,7

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 108,95 96,77 80,75

3 Đất chưa sử dụng 0 0 0

Nguồn: Ban thống kê xã Minh Hòa 2012

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Theo báo cáo kinh tế xã Minh Hòa từ năm 2011 đến năm 2013, Kinh tế Minh Hòa đang có những chuyển biến đáng kể. Năm 2011 tổng thu nhập xã hội đạt 79,988 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế của Minh Hòa ước đạt 10,4% so với năm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN XÃ MINH HÒA, HUYỆN KINH MÔN, HẢI DƯƠNG (Trang 42 -42 )

×