PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 56 - 60)

Bảng 3 .2 Tình hình kinh tế xã Minh Hòa giai đoạn 2011 2013

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu và thu thập tài liệu

3.2.1.1 Chọn điểm, chọn mẫu hộ và cơ quan nghiên cứu

*Chọn điểm nghiên cứu

Chọn xã Minh Hòa là địa bàn nghiên cứu do khu vực này hệ thống thu gom rác thải còn hạn chế, hầu hết là người dân tự xử lý

*Chọn mẫu điều tra

Điều tra khoảng 60 hộ. Dung lượng mẫu điều tra đại diện cho toàn bộ người dân sinh sống trong khu vực nghiên cứu theo các tiêu thức như tên, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, lượng rác thải ra hàng ngày, thành phần của rác thải, mức sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải…

3.2.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu đã công bố

Tài liệu đã công bố là tài liệu thứ cấp, tài liệu này được thu thập qua các báo cáo của phòng thống kê xã Minh Hòa, các thông tin từ báo cáo tổng kết,các tạp trí, Internet…

3.2.1.3 Phương pháp thu thập tài liệu mới từ mẫu điều tra

Thông tin sơ cấp là những thông tin mới được thu thập qua điều tra thực tế trên địa bàn bằng hình thức phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi các hộ gia đình, tổ vệ sinh môi trường và cán bộ môi trường.

- Điều tra các hộ gia đình trong xã bằng phiếu điều tra

Điều tra 60 hộ trong 3 thôn, trong đó mỗi thôn điều tra 20 hộ. - Phỏng vấn đội thu gom rác thải

Ngoài ra sẽ phỏng vấn cán bộ quản lý xã bằng cách phỏng vấn sâu để biết được ai phụ trách công tác quản lý rác thải tại địa phương, quản lý bằng công cụ gì, quản lý bằng hệ thống nào, các cơ chế chính sách đang áp dụng hiện nay.

3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin, số liệu được làm sạch, sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel

3.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để tổng hợp các hiện tượng kinh tế xã hội theo các chỉ tiêu được lựa chọn, trình bày trong các bảng, biểu.

Phương pháp thống kê mô tả được thể hiện qua tổng thể nghiên cứu, tiêu thức nghiên cứu…Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối để phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu.

3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh

Dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác hoặc so sánh cùng một hiện tượng nhưng ở không gian, thời gian khác nhau qua đó tìm ra được những giải pháp tối ưu.

Tiến hành so sánh trên các phương diện như: So sánh lượng rác thải phát sinh từ các nguồn khác nhau: so sánh giữa các thôn khác nhau về hình thức thu gom, xử lý rác thải, tần suất thu gom, xử lý rác thải.. Từ đó nhằm đưa ra được các nhận xét đánh giá công tác quản lý rác thải tại địa bàn là tốt hay chưa tốt để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương.

3.2.3.3 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Phương pháp chuyên gia: thu thập ý kiến của các lãnh đạo địa phương, các cán bộ quản lý về vấn đề môi trường để có hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan.

Phương pháp chuyên khảo: thu thập ý kiến của các hộ để biết được thực trạng quản lý chất thải tại địa phương để từ đó rút ra giải pháp phù hợp.

3.2.4 Sử dụng mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả của hộ về công tác nângcao chất lượng quản lý rác thải ở địa phươngcao chất lượng quản lý rác thải ở địa phương cao chất lượng quản lý rác thải ở địa phương

Để phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chính tới mức sẵn lòng chi trả của các hộ trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải ở địa phương, hàm hồi quy được sử dụng để đánh giá. Nghiên cứu này chọn một số biến: giới tính (sex), tuổi (age), thu nhâp (Icome), trình độ (edu), đánh giá của đối tượng được phỏng vấn về công tác thu gom của đội thu gom (ev), số nhân khẩu R.

WTP = a1+ a2S + a3A + a4I + a5E + a6Ev + a7R

3.2.5 Các chỉ tiêu phân tích

3.2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh kinh tế xã hội và tình hình rác thải

*Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế xã hội

Chỉ tiêu về số hộ, số nhân khẩu, cơ cấu nhân khẩu

Chỉ tiêu về diện tích đất đai, phân loại đất đai của khu vực nghiên cứu

Chỉ tiêu về tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân của một người dân

Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cơ sở y tế, giáo dục * Các chỉ tiêu phản ánh về tình hình ô nhiễm

Thành phần rác thải của khu vực nghiên cứu được tổng hợp từ phiếu điều tra

3.2.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh hệ thống quản lý rác thải

Công cụ pháp lý: các chính sách văn bản

Cơ sở vật chất

Diện tích bãi rác, số bãi rác

Số xe chở rác

3.2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc phân loại và xử lý rác thải

Tỷ lệ hộ đánh giá sự cần thiết phải phân loại rác tại nguồn

Tỷ lệ hộ đánh gía là không cần thiết phải phân loại rác tại nguồn

Tỷ lệ hộ đánh giá là cần thiết phải xử lý rác thải

Tần suất sử lý chất thải tại hộ

 Chỉ tiêu về đánh giá chất lượng xử lý rác thải

 Chỉ tiêu về sẵn lòng trả thêm để nâng cao chất lượng thu gom và xử lý rác thải

3.2.5.4 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý rác thải tại xã Minh Hòa

 số lần thu gom rác trong tuần

số lần thu gom rác trong tuần, tần suất thu gom của tổ thu gom  Hình thức xử lý rác thải của tổ thu gom

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w