Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 88 - 91)

- Xã cần kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức đang hoạt động trên địa bàn đóng góp vào ngân quỹ môi trường của xã.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở nông thôn dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Tăng lệ phí thu gom rác thải để đầu tư trang thiết bị, mua vật dụng bảo vệ lao động cho người thu gom.

- Tăng lương cho người thu gom để tăng tính trách nhiệm, hiệu quả thu gom cao.

PHẦN V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải tại địa bàn xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đề tài đã thu được một số kết quả sau:

1. Các hoạt động quản lý bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý rác thải, các hoạt động phân loại thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Nghiên cứu đã đưa ra một số cơ sở thực tiễn của công tác quản lý rác thải của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Singarpo, Ấn Độ và một số địa phương khác ở Việt Nam.

2. Nghiên cứu cho thấy thực trạng rác thải nông thôn và quản lý rác thải nông thôn trên địa bàn xã Minh Hòa.

Về thực trạng rác thải hiện nay trên địa bàn xã có 2 bãi rác được đặt ở các thôn Tam Đa Nội, thôn Tư Đa. Nguồn gốc phát sinh rác thải chủ yếu là rác thải phát sinh chủ yếu ở hộ gia đình chiếm khoảng 62,83%, trong đó rác thải hữu cơ là chủ yếu.

Về quản lý rác thải nông thôn trên địa bàn: Đề tài đã tìm hiểu thực trạng công tác quản lý rác thải của đội thu gom và hộ gia đình. Nhìn chung công tác thu gom và xử lý rác thải còn sơ cấp, hiệu quả còn thấp.

3. Tôi đã tìm hiểu nhận thức, nhu cầu và sự sẵn lòng chi trả của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải ở địa phương.

Về nhận thức tôi tìm hiểu nhận thức của người dân về hành vi đổ rác không đúng nơi quy định và nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn.

Về nhu cầu và tìm hiểu sự sẵn lòng chi trả của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải tại địa phương, tôi đã tìm hiểu nhu cầu của người

dân về cơ sở vật chất trang thiết bị ở địa phương và dịch vụ thu gom và xử lý rác thải ở địa phương. Từ đó khảo sát về mức sẵn lòng chi trả của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt của người dân.

4. Từ kết quả trên tôi đưa một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ở địa phương, cụ thể là:

Tăng cường phương tiện và trang thiết bị cho đội thu gom, xây dựng thêm hệ thống bể chứa rác được đặt ở các thôn.

Xây dựng khung pháp lý cụ thể quy định cho công tác quản lý rác thải ở địa phương.

Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, thực hiện xã hội hóa công tác quản lý rác thải ở nông thôn.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở nông thôn dưới nhiều hình thức khác nhau.

5.2 KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w