Quản lý chất thải nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 33)

2.1.2.1 Khái niệm về quản lý và quản lý rác thải sinh hoạt

Theo Nguyễn Ngọc Ân (2011) có những khái niệm quản lý như sau:

- Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.

- Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM) là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực,... Và đồng quản lý tài nguyên đó thông qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư.

- Quản lý rác thải là các hoạt động phân loại rác, thu gom rác, vận chuyển rác, tái sản xuất - tái chế và cuối cùng là xử lý tiêu hủy. Mỗi một công đoạn đều có vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống quản lý rác thải có hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người.

b. Đặc điểm quản lý rác thải nông thôn

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống quản lý

Chủ thể quản lý

Mục tiêu xác định

Đối tượng quản lý

Cơ chế quản lý Nguyên tắc

Theo nghị định số 59/2007/NĐ- CP:

Hoạt động quản lý rác thải bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý rác thải, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe mọi người. Thu gom rác thải là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Xử lý rác thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải.

+Nguyên tắc quản lý chất thải

Theo nghị định số 59/2007/ND-CP của chính phủ thì công tác quản lý rác thải hiện nay phải tuân theo nguyên tắc:

- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

- Rác thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.

- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân hủy, khả năng giảm thiểu khối lượng rác thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.

- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải.

+Công cụ quản lý chất thải

Theo giáo trình quản lý rác thải rắn của Trần Văn Quang có các công cụ quản lý rác thải như sau:

•Các tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý rác thải, bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy cuối

cùng. Các tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm: tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành được áp dụng cho lưu chứa, thu gom vận chuyển rác thải, cũng như quản lý vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các tiêu chuẩn này cũng bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải.

Tiêu chuẩn vận hành liên quan tới việc thu gom rác thải, tiêu chuẩn quy định rõ các loại hình thùng chứa, các địa điểm thu gom các thùng rác, và cả số lượng cũng như loại chất thải phải thu gom.Trong tiêu chuẩn cũng bao gồm các yêu cầu về tiếng ồn với các khung gầm xe tải, các cơ cấu nén chất thải cũng như yêu cầu các xe tải phanh hơi. Một số khu còn yêu cầu các xe thu gom rác phải đậy kín trong mọi lúc, trừ lúc chất hoặc dỡ rác. Các khu khác yêu cầu các xe phải được duy trì trong tình trạng tốt và đêm nào cũng phải đổ sạch rác.

•Các loại giấy phép

Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong rác thải được phê duyệt để đảm bảo công tác tiêu rác phải được an toàn. Các giấy phép địa điểm chỉ có thể được cấp, nếu như giấy phép quy hoạch cần có đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Chúng có thể phải tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý rác thải quy định và có thể bao gồm các hạng mục như: thời hạn của giấy phép; sự giám sát bởi người giữ giấy phép; loại và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải; sự ghi lại thông tin; các biện pháp đề phòng cần có; những giờ thích hợp cho việc giải quyết chất thải; và các công việc cần phải hoàn thành trước khi các hoạt động được phép bắt đầu, hoặc trong khi các hoạt động đó tiếp diễn.

•Các công cụ kinh tế

- Các lệ phí: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ rác thải: phí người dùng, phí đổ bỏ và phí sản phẩm.

- Các khoản trợ cấp: Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực quản lý rác thải.

- Các hệ thống kỹ quỹ - hoàn trả: các hệ thống ký quỹ- hoàn trả biểu hiện mối quan hệ giữa thuế và trợ cấp. Các loại thuế, phí, lệ phí đặc biệt với các khách hàng được thiết kế để khuyến khích tái chế và ngăn ngừa ô nhiễm.

- Các khuyến khích cưỡng chế thi hành: Việc quy trách nhiệm pháp lý đối với những tổn hại do ô nhiễm, đã được sử dụng trong lĩnh vực chất thải độc hại.

+ Lợi ích của quản lý rác thải

Theo Nguyễn Ngọc Ân (2011)

- Vai trò kinh tế: Quản lý rác thải nông thôn hiện nay nếu được trú trọng và đầu tư cải tiến sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Vai trò xã hội: Tăng cường sức khỏe người dân nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao vệ sinh môi trường nông thôn.

- Vai trò môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường nông thôn trong sạch hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã minh hòa, huyện kinh môn, hải dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w