6. Kết cấu nội dung luận văn
4.1.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sáchnhà nước
nước trên địa bàn Thị xã Từ Sơn
4.1.2.1. Quan điểm
Quá trình phát triển đi lên của Thị xã Từ sơn trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN của Thị xã.Quản lý thu,chi ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa bàn tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tƣ để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển KT-XH của Thị xã đến năm 2015.
Việc hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của Thị xã trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn Thị xã Từ sơn phải dựa trên cơ sở quán triệt đƣờng lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc ninh, Thị uỷ, UBND Thị xã Từ sơn nhằm thực hiện tốt các
mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của Thị xã trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trƣớc những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hƣớng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhƣng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn Thị xã mở rộng SXKD. Cần động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lƣợc phát triển KT-XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển SXKD. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở Thị xã hiện nay và sắp đến là thu làm sao để đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển. Không phải nguồn thu trên địa bàn Thị xã tăng lên bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra là lý tƣởng mà quan trọng hơn là tăng cƣờng quản lý thu NS nhƣng kinh tế,xã hội trên địa bàn Thị xã vẫn phát triển đó mới là hiệu quả của quản lý thu NSNN.
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chƣa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp. Quan điểm này cần quán triệt trên các khía cạnh sau:
+ Mặt dù các lĩnh vực khác nguồn thu còn ít, nhƣng phát triển thêm đối tƣợng nộp thuế thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.
+ Coi trọng hơn các khoản thu ngoài thuế. Đây là khoản thu tuy nhỏ nhƣng có sự đóng góp của mọi ngƣời dân trên địa bàn.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thƣờng xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tƣ phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tƣ các khoản chi ngân sách, với quan điểm nhận thức "chi để mà thu", "chi vào đâu để nguồn thu đƣợc sinh sôi nảy nở ". Đó là vấn đề rất quan trọng cần phải quán triệt trong quản lý chi ngân sách. Vấn đề quan trọng nhất ở Thị xã chủ yếu không phải là tìm mọi cách để tăng chi mà là quản lý chi ngân sách nhƣ thế nào để tăng thu, tạo điều kiện môi trƣờng cho sản xuất phát
triển,rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời giàu ngƣời nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội là quan trọng nhất.
Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cƣờng chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách (UBND Thị xã Từ Sơn, 2010) [11].
4.1.2.2. Định hướng
* Quản lý và sử dụng NSNN theo hƣớng khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu cho NSNN. Nguồn thu chủ yếu trƣớc hết là các khoản thuế, vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể Nhà nƣớc và các thành phần kinh tế trong xã hội thông qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nƣớc, thực hiện công bằng xã hội.
* Quản lý và sử dụng NSNN theo hƣớng hạch toán độc lập và tự chủ tài chính
* Tăng cƣờng NSNN và huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, và khai thác đầu tƣ từ bên ngoài để xây dựng Thị xã thành một trung tâm kinh tế phát triển năng động.
* Về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã từng bƣớc tổ chức lại không gian đô thị, tranh thủ nguồn lực đẩy nhanh tốc độ cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng đô thị theo hƣớng văn minh, dân tộc và hiện đại. Chú trọng phát triển các công trình cải tạo môi trƣờng, hình thành các vùng cây xanh, hồ điều hoà vừa có tác dụng cải tạo môi trƣờng vừa tạo cảnh quan làm đẹp không gian kiến trúc quy hoạch tổng thể của đô thị.
* Về mặt văn hoá xã hội, Thị xã sẽ tiến hành đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp văn hoá xã hội, nâng cao cơ sở hạ tầng xã hội để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chú trọng giải quyết việc làm, trên cơ sở củng cố ngành nghề truyền thống và phát triển các loại hình hoạt động dịch vụ. Làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo, từng bƣớc thực hiện công bằng xã hội, xây dựng môi trƣờng văn hoá xã hội lành mạnh, tích cực chống tham nhũng đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn (UBND Thị xã Từ Sơn, 2010) [11].
4.1.2.3. Một số mục tiêu ngân sách đến năm 2015:
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 550 tỷ đồng, tăng bình quân trên 20%/năm (không kể thu tiền sử dụng đất tạo vốn xây dựng hạ tầng).
- Tổng chi NS địa phƣơng đạt 530 tỷ đồng, tăng bình quân mỗi năm 20,7%/năm
- Tổng thu tiền mặt qua ngân hàng 10.485 tỷ,tăng bình quân mỗi năm 11,17%/năm
- Tổng chi tiền mặt qua ngân hàng 10.391 tỷ đồng , tăng bình quân mỗi năm 10,7% /năm (UBND Thị xã Từ Sơn, 2010) [11].