6. Kết cấu nội dung luận văn
3.4. Đánh giá chung về công tác QLNSNN trên địa bàn Thị xã Từ sơn
3.4.1. Kết quả, thành tựu và nguyên nhân
3.4.1.1. Kết quả, thành tựu:
Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý ngân sách có thể đánh giá tổng quát: Công tác quản lý ngân sách trong 3 năm qua đã có nhiều đổi mới tích cực, từ khâu lập dự toán, chấp hành, đến khâu quyết toán. Trong công tác phân cấp ngân sách, đã ủy quyền thu một số sắc thuế hộ cá thể giao cho ngân sách cấp xã, phƣờng, đồng thời có cơ chế hỗ trợ từ ngân sách thị xã khi các đội thuế, các xã, phƣờng hoàn thành vƣợt chỉ tiêu cấp trên giao, tạo đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn vốn ngân sách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Có cơ chế hỗ trợ cho các xã, phƣờng từ nguồn tăng thu ngân sách để tăng chi đầu tƣ XD CSHT, quan tâm công tác an sinh xã hội, hỗ trợ ngƣời nông dân trong sản xuất nông nghiệp về cây, con giống, hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào lao động sản xuất… đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Thị xã
3.4.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được
- Chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn của Đảng, hệ thống luật pháp của Nhà nƣớc ban hành tƣơng đối kịp thời, đồng bộ, phù hợp với tình hình đất nƣớc trong từng giai đoạn và đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thị uỷ, HĐND, UBND trong việc triển khai thực hiện các luật, văn bản dƣới luật và cụ thể hoá kịp thời chính sách chế độ phù hợp với đặc thù của địa bàn thị xã và của từng xã, phƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đƣợc chú trọng.
- Trên cơ sở chế độ, chính sách của Trung ƣơng, Bộ Tài chính, Sở tài chính ban hành, UBND thị xã cụ thể hoá thực hiện các chính sách, chế độ phù hợp đặc điểm của địa phƣơng và có tính khả thi cao. Các chính sách đó đã phát huy tác dụng và đi vào lòng dân trong việc thúc đẩy, khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội, lƣu thông hàng hoá, xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với những xã khó khăn nhƣ: Xã Phù Chẩn, xã Tam Sơn.
- Công tác quản lý ngân sách trong 3 năm qua đã có bƣớc cải tiến rõ rệt, thực hiện cải cách một bƣớc về thủ tục hành chính trong công tác thu thuế và cấp phát
ngân sách, nâng cao phạm vi trách nhiệm, mở rộng quyền hạn cho chính quyền cấp thị, xã, phƣờng, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc, các đối tƣợng nộp thuế từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc chú trọng, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện, hạn chế tiêu cực trong quản lý ngân sách.
- Công tác tuyển dụng, lựa chọn cán bộ và công tác bồi dƣỡng đào tạo cán bộ ngày càng đƣợc chú trọng cả về số lƣợng, chất lƣợng.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Công tác quản lý ngân sách trong những năm qua cũng thể hiện nhiều bất cập, các cấp chính quyền, các cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách chƣa thực sự chủ động sáng tạo trong công tác quản lý ngân sách, công tác thu còn mang tính kế hoạch chạy theo thành tích, công tác nuôi dƣỡng nguồn thu còn nhiều hạn chế dẫn đến nguồn thu thiếu ổn định. Chi ngân sách chƣa đúng mục đích, chế độ, định mức, trong thanh toán cấp phát vốn thƣờng dồn cuối năm, còn để xảy ra tình trạng lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Quyết toán ngân sách điều chỉnh không kịp thời dẫn đến làm chậm tiến độ quyết toán…
Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, nhất là về năng lực chuyên môn, đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính – ngân sách cấp xã, phƣờng còn yếu kém, lúng túng trong xử lý công việc khi có chính sách thay đổi …
3.4.2.2. Nguyên nhân tồn tại
- Công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành và các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý thu NSNN chƣa chặt chẽ.
- Về cơ chế chính sách của nhà nƣớc: Chƣa bao quát hết nguồn thu nhất là đối với các dạng hoạt động sản xuất kinh doanh, các loại hình kinh doanh mới phát sinh, chính sách thuế còn nhiều phức tạp, thủ tục rƣờm rà từ khâu kê khai đến khâu nộp thuế, chƣa phù hợp với trình độ hiểu biết của các đối tƣợng nộp thuế, một số khoản phí, lệ phí phát sinh nhiều trong việc triển khai tổ chức thực hiện và quản lý của các cấp chính quyền còn chƣa kịp thời dẫn đến thất thu.
- Công tác chỉ đạo điều hành của thủ trƣởng đơn vị ở một số ban, ngành, cấp chính quyền thị xã, xã, phƣờng thiếu năng động, chậm đổi mới, ỷ lại vào nhà nƣớc
và cấp trên; công tác thanh tra, kiểm tra còn bị buông lỏng, những cán bộ vi phạm xử lý không dứt điểm; tình trạng chi tiêu phô trƣơng hình thức vẫn chƣa khắc phục nhất là tổ chức ngày thành lập ngành, hội nghị, đón nhận huân huy chƣơng, mua sắm tài sản đắt tiền, …
- Hệ thống chế độ định mức chi ngân sách chậm đƣợc đổi mới gây khó khăn cho công tác quản lý chi và tạo kẽ hở cho tiêu cực nảy sinh. Việc ban hành thủ tục, mẫu biểu, trong công tác lập, quyết toán ngân sách còn rƣờm rà chồng chéo; Chƣa quy định rõ chế độ báo cáo quyết toán, chƣa thống nhất và hoàn chỉnh phần mềm quản lý trên máy vi tính của các cơ quan trong hệ thống tài chính nhƣ: Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nƣớc; mỗi ngành báo cáo tổng hợp theo một kiểu khác nhau, dẫn đến số liệu không trùng khớp rất khó khăn trong công tác quản lý NSNN và công tác kiểm toán, thanh tra.
- Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ chƣa chú trọng về chất lƣợng, còn mang tính chủ quan, chạy theo số lƣợng và bằng cấp, nên còn nhiều yếu kém về năng lực và trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách thuộc cơ quan tài chính cấp xã còn hạn chế, lúng túng nhất là trong điều kiện các chính sách thu-chi ngân sách luôn thay đổi, các nghiệp vụ về quản lý nhƣ chế độ kế toán ngân sách chƣa đƣợc thay đổi phù hợp. Việc lập báo cáo hàng tháng, báo cáo tổng quyết toán năm thực hiện bằng chƣơng trình quản lý ngân sách trên máy vi tính, nhƣng chƣơng trình phần mềm chậm hoàn chỉnh, trình độ khai thác và xử lý máy của một số các xã, phƣờng còn yếu kém, chƣa tƣơng xứng với yêu cầu quản lý hiện nay.
- Việc ứng dụng quản lý thu, chi NSNN đƣợc thực hiện trên phần mềm TABMIS bắt đầu từ năm 2011 còn gặp nhiều vƣớng mắc, khó khăn, chƣa đồng bộ đối với các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nƣớc
Từ sự phân tích đánh giá những mặt đƣợc, tồn tại, nguyên nhân sẽ là bài học kinh nghiệm cho những ngƣời làm công tác quản lý tài chính-ngân sách trong giai đoạn hiện nay; là cơ sở để dần dần hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách. Luật ngân sách nhà nƣớc đã và đang đi vào đời sống kinh tế-xã hội và đƣợc sửa đổi bổ sung kịp thời cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.
Chƣơng 4
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN
4.1. Quan điểm và định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý NSNN ở Thị xã Từ Sơn
4.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển KT XH Thị xã Từ sơn đến năm 2015
4.1.1.1. Phương hướng chung
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, bền vững, đẩy mạnh triển đô thị theo hƣớng hiện đại, văn minh đi đôi với công tác bảo vệ môi trƣờng. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - TTCN, tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng và sức cạnh tranh trên thị trƣờng; phát triển nông nghiệp đô thị; phát triển và khai thác tốt các tiềm năng về thƣơng mại, du lịch. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật vững chắc, nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn xã, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao chất lƣợng đảng viên; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền Nhà nƣớc; củng cố niềm tin của nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp, xây dựng thị xã Từ Sơn giàu đẹp, văn minh và phấn đấu xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III (thành phố) vào năm 2020.
4.1.1.2. Các mục tiêu chủ yến đến năm 2015
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thời kỳ 2010 - 2015 từ 16% đến 17%, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 17,3% năm; dịch vụ tăng 18% năm; nông, lâm, ngƣ nghiệp giảm bình quân 0,3% năm.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là: + Công nghiệp - xây dựng: 69,7%. + Dịch vụ: 28,1%. + Nông - lâm nghiệp: 2,2%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN: 10.068 tỷ đồng (giá CĐ 1994). - Giá trị sản xuất nông nghiệp: 141,3 tỷ đồng (giá CĐ 1994).
- Giá trị trồng trọt đạt 97 triệu đồng/ha canh tác. - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 7.022 tỷ đồng.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 550 tỷ đồng, tăng bình quân trên 20%/năm (không kể thu tiền sử dụng đất tạo vốn xây dựng hạ tầng).
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 159,1 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu 191,7 triệu USD.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 60%.
- Có 100% phòng học và các phòng chức năng đƣợc kiên cố hoá; trên 95% số trƣờng đạt chuẩn Quốc gia.
- 70% làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn hoá; 95% số công sở đạt công sở văn hoá; 70% làng, khu phố có nhà văn hoá đạt chuẩn Quốc gia.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dƣới 1% .
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 là 1,22%. - Mức giảm sinh hàng năm 0,2%o/năm
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng giảm xuống dƣới 10%.
- Đến năm 2015 có 100% các xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. - GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 6.000 USD.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phƣơng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội (UBND Thị xã Từ Sơn, 2010) [11].
4.1.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Thị xã Từ Sơn nước trên địa bàn Thị xã Từ Sơn
4.1.2.1. Quan điểm
Quá trình phát triển đi lên của Thị xã Từ sơn trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN của Thị xã.Quản lý thu,chi ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa bàn tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tƣ để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển KT-XH của Thị xã đến năm 2015.
Việc hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của Thị xã trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn Thị xã Từ sơn phải dựa trên cơ sở quán triệt đƣờng lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc ninh, Thị uỷ, UBND Thị xã Từ sơn nhằm thực hiện tốt các
mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của Thị xã trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trƣớc những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hƣớng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhƣng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn Thị xã mở rộng SXKD. Cần động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lƣợc phát triển KT-XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển SXKD. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở Thị xã hiện nay và sắp đến là thu làm sao để đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển. Không phải nguồn thu trên địa bàn Thị xã tăng lên bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra là lý tƣởng mà quan trọng hơn là tăng cƣờng quản lý thu NS nhƣng kinh tế,xã hội trên địa bàn Thị xã vẫn phát triển đó mới là hiệu quả của quản lý thu NSNN.
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chƣa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp. Quan điểm này cần quán triệt trên các khía cạnh sau:
+ Mặt dù các lĩnh vực khác nguồn thu còn ít, nhƣng phát triển thêm đối tƣợng nộp thuế thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.
+ Coi trọng hơn các khoản thu ngoài thuế. Đây là khoản thu tuy nhỏ nhƣng có sự đóng góp của mọi ngƣời dân trên địa bàn.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thƣờng xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tƣ phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tƣ các khoản chi ngân sách, với quan điểm nhận thức "chi để mà thu", "chi vào đâu để nguồn thu đƣợc sinh sôi nảy nở ". Đó là vấn đề rất quan trọng cần phải quán triệt trong quản lý chi ngân sách. Vấn đề quan trọng nhất ở Thị xã chủ yếu không phải là tìm mọi cách để tăng chi mà là quản lý chi ngân sách nhƣ thế nào để tăng thu, tạo điều kiện môi trƣờng cho sản xuất phát
triển,rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời giàu ngƣời nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội là quan trọng nhất.
Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cƣờng chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách (UBND Thị xã Từ Sơn, 2010) [11].
4.1.2.2. Định hướng
* Quản lý và sử dụng NSNN theo hƣớng khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu cho NSNN. Nguồn thu chủ yếu trƣớc hết là các khoản thuế, vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể Nhà nƣớc và các thành phần kinh tế trong xã hội thông qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nƣớc, thực hiện công bằng xã hội.
* Quản lý và sử dụng NSNN theo hƣớng hạch toán độc lập và tự chủ tài chính
* Tăng cƣờng NSNN và huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, và khai thác đầu tƣ từ bên ngoài để xây dựng Thị xã thành một trung tâm kinh tế phát triển năng động.
* Về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã từng bƣớc tổ chức lại không gian đô thị, tranh thủ nguồn lực đẩy nhanh tốc độ cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng đô thị theo hƣớng văn minh, dân tộc và hiện đại. Chú trọng phát triển