Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 39 - 108)

6. Kết cấu nội dung luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Các phƣơng pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

* Phƣơng pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động ngân sách nhà nƣớc. Đây là phƣơng pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

* Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp phân tích này đƣợc dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức của nhà nƣớc về các khoản thu - chi ngân sách nhà nƣớc.

* Phân tích tài chính ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản thu - chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý NSNN trên địa bàn Thị xã Từ sơn

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu, chi NSNN

+ Số nguồn thu ngân sách nhà nƣớc; số lƣợng và cơ cấu các nguồn thu NSNN hàng năm theo địa bàn, theo lĩnh vực, theo khoản thu

+ Số khoản chi ngân sách nhà nƣớc; số lƣợng và cơ cấu các khoản chi hàng năm theo khoản mục chi, theo lĩnh vực, theo địa bàn.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng và hiệu quả công tác quản lý NSNN

+ Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu, chi NSNN; tỷ lệ % thu đúng, thu đủ; tỷ lệ % chi đúng quy định

+ Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch NSNN so với định mức Nhà nƣớc về thu, chi NSNN;

+ Số lƣợng và tỷ lệ chênh lệch giữa thu và chi NSNN

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chi ngân sách trong một số lĩnh vực, một số hoạt động nhƣ: hiệu quả vốn đầu tƣ bằng nguồn NSNN, năng suất lao động trong các dự án đầu tƣ bằng NSNN, hiệu quả xã hội, môi trƣờng từ các khoản chi ngân sách cho phát triển kinh tế, xã hội, con ngƣời, môi trƣờng…

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thị xã Từ Sơn thành lập ngày 24 tháng 09 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ huyện Từ Sơn, gồm có 07 phƣờng (Đông Ngàn, Đình Bảng, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Châu Khê, Đồng Kỵ, Trang Hạ) và 05 xã (Hƣơng Mạc, Phù Khê, Tƣơng Giang, Tam Sơn và Phù Chẩn). Tổng dân số Từ Sơn là 148.304 ngƣời (tính đến 31 tháng 12 năm 2011). Mật độ dân số là 2.418 ngƣời/km², gấp 2,5 lần mật độ dân số bình quân vùng đồng bằng sông Hồng, gấp 1,8 lần mật độ dân số của Hải Phòng, gấp 1,2 lần mật độ dân số của Hà Nội mới và là một trong những thị xã đông dân nhất Việt Nam.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sơn nằm ở phía Bắc cách Thủ đô Hà Nội 18 km và cách Thành phố Bắc Ninh 13 km. Từ Sơn là thị xã nằm giữa Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và cũng là một trong hai trung tâm của trấn Kinh Bắc xƣa. Về địa giới hành chính Từ Sơn có vị trí tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc tiếp giáp huyện Yên Phong - Bắc Ninh; phía Đông Bắc và Đông tiếp giáp với huyện Tiên Du - Bắc Ninh; phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với huyện Gia Lâm - Hà Nội và phía Tây giáp với huyện Đông Anh - Hà Nội.

Từ Sơn có địa hình cao ráo, bằng phẳng, cốt cao độ dao động từ 4,5m – 6,5m, có chỗ gò cao 7,0m-15m. Cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất sét pha có cƣờng độ chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình. Nhìn chung địa hình của Thị xã thuận lợi cho việc phát triển mạng lƣới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lƣới khu dân cƣ, khu đô thị, các Trung tâm thƣơng mại - dịch vụ, các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên khí hậu thời tiết của Từ Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa rõ rệt,bao trùm là hai mùa: Mùa khô lạnh và mùa mƣa nóng .

Điều kiện khí hậu của Từ Sơn có thể cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, nhƣng lƣợng mƣa lớn tập trung theo mùa là yếu tố hạn chế đến sản xuất nông nghiệp.

Thị xã Từ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.133,23 ha (chiếm 7.45% diện tích tự nhiên của Tỉnh Bắc Ninh), phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính. Toàn Thị xã có 7 phƣờng và 5 xã, diện tích đất tự nhiên bình quân trên đầu ngƣời 0,05ha, đây là mức thấp so với toàn tỉnh.

Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất trong các loại đất, tiếp đó là đến đất phi nông nghiệp, đất chƣa sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua liên tục giảm và chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh, bình quân giảm 9,62%/năm. Tính đến 31/12/2011, tổng diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 2.961,4 ha.

Nguyên nhân dẫn đến diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh là do việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất chuyên dụng và đất ở); là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của thị xã trong những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhiều khu công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội…

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Cùng với sự phát triển của cả nƣớc, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh nói chung, Thị xã Từ Sơn nói riêng có những bƣớc phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lƣơng thực tăng trƣởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn đƣợc phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trƣờng. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lƣợng. Đồng thời với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá và con ngƣời Từ sơn đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc tới tham quan du lịch nhƣ: Đền Đô, Chùa cổ pháp, Chùa Tiêu, Khu lƣu niệm Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự….

Từ Sơn có nhiều làng nghề truyền thống đƣợc duy trì và phát triển, đó là làng nghề mộc mỹ thuật ở Đồng Kỵ, Phù Khê, Hƣơng Mạc, sắt thép ở Châu Khê, dệt ở Tƣơng Giang, sơn mài ở Đình Bảng. Ngoài ra, Từ Sơn còn nổi tiếng với những sản phẩm: giò, chả, nem, bún ở làng Lã (Tân Hồng), bánh phu thê Đình Bảng, rƣợu nếp cẩm ở Đồng Nguyên.

bao gồm ( Khu CN Tiên sơn, KCN Đại đồng-Hoàn sơn, KCN Vsip, KCN Hanaka); có 7 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề do thị xã quản lý với tổng diện tích 102,13 ha; ngoài ra còn có hơn 100 dự án thuê đất nhỏ lẻ XD đầu tƣ dịch vụ thƣơng mại với tổng diện tích 190,07 ha. Nhìn chung khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp làng nghề đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xƣởng và đi vào sản xuất.Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Từ Sơn đƣợc cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây.

Nhờ có những chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, nhờ việc tăng cƣờng đầu tƣ của Nhà nƣớc, huy động mọi nguồn lực xã hội, kinh tế của Từ Sơn trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2009-2011 đạt 19,45%/năm, trong đó ngành công nghiệp tăng mạnh, đạt 17,5%/năm, ngành dịch vụ tăng 26,17%/năm, trong khi ngành nông nghiệp giảm 0,09%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hoá, tăng dần tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản.

3.1.2.1. Điều kiện văn hoá, xã hội

Từ sơn là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hƣơng của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của ngƣời Từ sơn là truyền thống hiếu học và khoa bảng.

Dân số Thị xã Tƣ̀ Sơn liên tục tăng, đến năm 2011 là 148.304 ngƣời tăng 1,25% so với năm 2010. Năm 2009 dân số nông nghiệp là 10.764 ngƣời (chiếm 7,55% trong tổng số nhân khẩu); năm 2011 giảm còn 9.365 ngƣời và chỉ chiếm 6,57% tổng số nhân khẩu.

Lao động nông nghiệp giảm mạnh, ngƣợc lại lao động CN, TTCN tăng nhanh, năm 2009 là 42.550 lao động (chiếm 53,62% tổng số lao động), đến năm 2011 là 46.643 lao động (chiếm 58,34% tổng số lao động).

Về y tế, đến nay thị xã có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 12/12 xã, phƣờng có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã đƣợc đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân.

Về giáo dục và đào tạo: Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn thị xã có 4 trƣờng phổ thông trung học, 17 trƣờng tiểu học, 14 trƣờng trung học cơ sở, 19 trƣờng mầm non, trong đó có 48/50 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia. Nằm trên địa

bàn thị xã còn có trƣờng Đại học thể dục thể thao Trung ƣơng 1, trƣờng Cao đẳng công nghệ Bắc Hà, trƣờng Cao đẳng Thuỷ sản và trƣờng Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hƣng Yên.

3.1.3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn trên địa bàn thị xã Từ Sơn

3.1.3.1. Đánh giá chung về tình hình kinh tế XH của Thị xã

- Kinh tế tăng trƣởng với nhịp độ cao và phát triển theo hƣớng toàn diện, CN - TTCN từng bƣớc phát triển nhanh theo hƣớng hiện đại; nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực, hiệu quả, sản xuất hàng hóa đƣợc nâng cao; thƣơng mại dịch vụ phát triển mạnh; qui hoạch và đầu tƣ phát triển đƣợc đẩy mạnh, bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ nét.

- Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân đƣợc nâng cao toàn diện: Giáo dục – đào tạo phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ sở vật chất tiếp tục đƣợc tăng cƣờng. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có sự chuyển biến tích cực; công tác dân số, gia đình, trẻ em đƣợc duy trì. Hoạt động văn hóa thông tin-TDTT tiếp tục phát triển khá tốt. Giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội đƣợc quan tâm, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao.

3.1.3.2. Những thuận lợi đối với công tác quản lý NSNN

- Do kinh tế phát triển do đó có điều kiện cải thiện nguồn thu ngân sách - Dân trí cao, mọi ngƣời dân hiểu đƣợc chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế đối với việc XD và bảo vệ Tổ quốc nên thuận lợi trong thu ngân sách

- Là thị xã mới đƣợc thành lập nên đƣợc Trung ƣơng, Tỉnh quan tâm đầu tƣ ngân sách, nhất là trong đầu tƣ phát triển các lĩnh vực đô thị, môi trƣờng.

- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý NS luôn đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng và hoàn thiện tăng dần qua các năm cả về số lƣợng, chất lƣợng

3.1.3.3. Những khó khăn đối với với công tác quản lý NSNN

-Việc quản lý thu NSNN còn gặp khó khăn do tính chất quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, việc kinh doanh buôn bán của các hộ nhỏ lẻ chƣa ổn định, nề nếp. Một số hộ

Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn KBNN Từ Sơn Phòng Tài chính thị xã Ban Tài chính xã, phƣờng UBND Thị xã Từ Sơn Sở Tài chính Bắc Nịnh xã Từ Sơn Các đơn vị sử dụng NS NSNN Đội thuế xã, phƣờng Đội quản lý hành chính Đội kiểm tra Phí, lệ phí thuộc NSNN Quản lý hộ cá thể Quản lý các DN trên địa bàn

buôn bán chƣa tự giác, cộng tác với cơ quan thuế trong việc kê khai kinh doanh đƣa vào sổ bộ thuế dẫn đến tình trạng còn thất thu thuế, nhất là ở các làng nghề.

- Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh. Tình trạng cho thuê đất của nhà nƣớc diễn ra trên địa bàn lớn; việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ở một số dự án không hiệu quả, đất đai bị bỏ trống, nhà ở xây dựng không có ngƣời ở gây lãng phí tiền của , thất thu NSNN.

- Do yêu cầu phát triển nhanh, mạnh theo hƣớng văn minh, hiện đại đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ lớn, trong khi vốn NSNN trên địa bàn còn có hạn.

- Do trình độ của một số cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn hạn chế nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm kế toán của một số kế toán các xã nhiều tuổi đời công tác

3.2. Thực trạng hệ thống tổ chức quản lý NSNN và các quy định về quản lý NSNN của địa phƣơng NSNN của địa phƣơng

3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Trong việc giải quyết vấn đề tài chính của thị xã, bộ máy quản lý NSNN là một hệ thống các tổ chức, ban ngành có mối liên hệ với nhau.

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy các ngành thuế, KBNN và Tài chính có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau để quản lý nguồn thu - chi NSNN. Trong việc quản lý các nguồn thu, cơ quan thuế có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch thu của cơ quan tài chính và ngƣợc lại cơ quan tài chính giúp cơ quan thuế xác định đƣợc nguồn thu đó từ đâu, hoàn thành đƣợc đến đâu…

Thuế và KBNN giúp nhau quản lý các khoản thu. KBNN giám sát và phân chia nguồn thu theo tỷ lệ điều tiết qui định, từ đó thuế tổng hợp số đã thu và chƣa thu đƣợc.

3.2.2. Một số quy định của nhà nước về phân cấp, phân bổ, cơ chế QL NSNN

3.2.2.1. Quy định của Tỉnh Bắc ninh:

* Về phân cấp quản lý ngân sách :

Thời kỳ ổn định ngân sách mới thực hiện theo Nghị quyết số 164/2010/NQ- HĐND ngày 08/7/2010 của HĐND tỉnh khóa XVI kỳ họp thứ 21 về việc phân cấp quản lý ngân sách thời kỳ 2011 tỉnh Bắc Ninh và Quyết định số 101/2010/QĐ- UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành qui định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng thuộc tỉnh Bắc Ninh năm 2011.Quyết định 154/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng năm 2011 và thời kỳ ổn định 2011-2015..

* Phân bổ ngân sách:

- Thực hiện theo qui định của Luật ngân sách, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa việc phân cấp ngân sách Nhà nƣớc ở địa phƣơng qua các quyết định về phân cấp ngân sách và quyết định về cơ chế điều hành ngân sách. Các quyết định này đã qui định cụ thể phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ủy quyền cho chính quyền cấp huyện, thị xã, thành phố phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp thị xã và ngân sách cấp xã, phƣờng cho phù hợp với điều kiện và khả năng từng huyện, thành phố, thị xã và xã, phƣờng.

13/7/1011 về việc bổ sung tỷ lệ phần trăm ( %) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng, UBND Tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phƣơng có nguồn thu từ xử lý vi phạm lấn chiếm đất đai, nguồn thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 39 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)