5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế trong xuất khẩu hàng thâm
kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng bá, các ngân hàng và các cơ quan chức năng cùng góp sức để xây dựng thương hiệu nổi tiếng.
Ba là, chính quyền địa phương cần tiếp tục có nhiều chương trình nhằm
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trong đó có chương trình xây dựng thương hiệu.
4.3.2. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế trong xuất khẩu hàng thâm dụng lao động lao động
Tăng cường xây dựng đối tác thương mại Trong thương mại quốc tế bao giờ cũng cần có bạn hàng hay đối tác thương mại. Năm 2010, Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 72 tỷ USD, chiếm 0,53% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới, được xếp hạng trong 50 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới đứng đầu về xuất khẩu. Điều này phản ánh vị thế xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Qua mô hình thương mại nhiều nước, có thể thấy một nước đang phát triển như Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác buôn bán với nhiều nước đặc biệt là các nước lớn là phát huy lợi thế so sánh
qua, các nước lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước khác luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, kết quả đạt được về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cơ sở của vấn đề là một quốc gia có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm nào bởi lẽ động lực của thương mại là lợi thế so sánh. Cùng với quá trình phát triển và chuyển đổi lợi thế so sánh, Việt Nam sẽ chuyển sang nhóm nước có trình độ phát triển cao hơn và quy mô thương mại cũng lớn hơn.
Việc tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành một xu thế thương mại mới và một nguyên tắc công bằng hơn trong quan hệ thương mại quốc tế. Để phát huy lợi thế trong xuất khẩu, các quan hệ hợp tác có thể mở rộng là:
Tích cực chủ động tham gia các hiệp hội sản xuất và xuất khẩu hàng hoá quốc tế. Tích cực đấu tranh trong việc hình thành các nguyên tắc đảm bảo công bằng trong xuất khẩu nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế. Quan hệ hợp tác này có thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học - công nghệ để sản xuất ra sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. Việc tiếp thu, chuyển giao khoa học - công nghệ mới trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Thông qua những chính sách của nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất nông sản xuất khẩu thông qua kênh huy động vốn đầu tư.
Phối hợp chính sách thương mại của các nước trong khu vực trong việc thực hiện hoạt động xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, cần kết hợp tổ chức các hiệp hội theo ngành hàng để phối hợp hành động trên thị trường quốc tế.
dụng lao động
4.4.3.1. Đầu tư xây dựng các ngành công nghệ cao, cần sử dụng nhiều nguồn vốn con người
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu lợi thế so sánh của nước ta hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các sản phẩm chế tạo bậc thấp cần nhiều lao động phổ thông. Mặc dù từ năm 1998 cho đến nay đã có sự chuyển dịch sang sản phẩm chế tạo bậc cao cần sử dụng nhiều nguồn vốn con người. Tuy nhiên, Quá trình chuyển dịch này này diễn ra chậm hơn so với mong đợi. Cơ cấu lợi thế so sánh năm 2010 không có sự thay đổi nhiều so với năm 1998. Nếu không nhanh chóng dịch chuyển cơ cấu lợi thế so sánh, Việt Nam dễ có nguy cơ ở tình trạng cố định hóa cơ cấu lợi thế so sánh vào các sản phẩm mà quá trình sản xuất cần nhiều lao động phổ thông. Do đó, cần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh từ các sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông sang các sản phẩm chế tạo bậc cao mà cần sử dụng nhiều nguồn vốn con người. Do đó, trong thời gian tới cần có chính sách khuyến khích đầu tư vào xây dựng các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao.
Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở cửa trong điều kiện khu vực hoá và toàn cầu hoá đang mở ra trước mắt cho Việt Nam nhiều cơ hội và cũng không ít khó khăn thách thức. Ngoài mục tiêu hợp tác để bảo vệ nền hoà bình và ổn định khu vực nói riêng và phạm vi thế giới nói chung, Việt Nam gia nhập ASEAN và các tổ chức kinh tế quốc tế còn vì những lý do khác, trong đó mục tiêu và các lợi ích kinh tế trong quá trình hợp tác là vấn đề được ưu tiên. Muốn hợp tác hội nhập có kết quả, Việt Nam cần nhận thấy mình có những lợi thế so sánh gì và sẽ bổ sung cơ cấu trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới ở những lĩnh vực nào.
Nam chủ yếu là các lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp, nếu các lợi thế này không có khả năng tái sinh thì nó sẽ mất dần đi. Điều này thấy rất rõ là Việt Nam đang có là nguồn lao động trẻ dồi dào. Tuy nhiên lực lượng này lại chưa quen với lối lao động công nghiệp, việc tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế. Do đó chất lượng lao động không cao, thế nhưng tiền công lao động lại quá cao nếu tính theo năng suất.
Hiện tại lợi thế so sánh cấp thấp (sản xuất ra sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố lao động, giá trị gia tăng thấp) đang là một nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì Việt Nam khó có khả năng thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở mức độ cao hơn. Hơn nữa, trong điều kiện tự do của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và sự phát triển nhiều loại hình công nghệ mới, sẽ hướng các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào những nước có các điều kiện và lợi thế sản xuất cấp cao hơn (gọi là lợi thế động như nhân công lành nghề). Trên cơ sở các hoạt động sản xuất, các công ty xuyên quốc gia có thể tận dụng triệt để lợi thế và điều kiện sản xuất của các quốc gia đã có, nhằm tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh, các linh kiện và chi tiết… tại các quốc gia trong điều kiện tự do mậu dịch.
Thêm vào đó, giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra chủ yếu dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất cấp thấp (nguyên liệu thô, gia công và sơ chế) luôn rẻ hơn so với các mặt hàng chế biến dựa trên lợi thế về các điều kiện sản xuất cấp cao hơn (lao động được đào tạo, công nghệ trung bình thích hợp). Hiện tại Việt Nam đang xuất khẩu dầu thô, gạo, khoáng sản… nếu không đi thẳng vào công nghệ hiện đại sử dụng lao động dồi dào để sản xuất hàng xuất khẩu thì Việt Nam sẽ phải chịu thiệt thòi về giá hàng xuất khẩu (giá trị gia tăng thấp). Thực tế đó đã được chứng minh qua nhiều năm. Tuy nhiên những phân tích trên đây không có nghĩa là Việt Nam phải từ bỏ các lợi thế so sánh cấp thấp, mà cần hiểu lợi thế so sánh cấp thấp chỉ tồn tại
Nhật Bản và các nước công nghiệp mới, sớm chuyển từ lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao hơn (sản xuất ra sản phẩm cần nhiều lao động phải được đào tạo). Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá Việt Nam chỉ có lợi thế so sánh cấp thấp, biểu hiện sản xuất ở một số nhóm hàng, mặt hàng sử dụng nhiều lao động và lợi thế về tài nguyên tự nhiên. Nhưng với quá trình phát triển (công nghiệp hoá, hiện đại hoá), Việt Nam sẽ có một bước chuyển rất căn bản như mở rộng lợi thế so sánh ra nhiều mặt hàng, nhóm hàng có giá trị cao. Muốn vậy phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực phong phú, trong đó nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh phát triển hiện nay, bởi nó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất.
4.3.3.2. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
Hiện nay, nhiều sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam là hàng chế biến như may mặc, giày dép, đồ gỗ, lắp ráp điện tử. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta đã phát huy lợi thế so sánh sẵn có là lực lượng lao động dồi dào và công lao động thấp. Xuất khẩu các sản phẩm gia công có một số điểm phù hợp với nền kinh tế của một nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa như không đòi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ công nghệ cao, tận dụng được nhân công giá rẻ và không cần có trình độ tay nghề cao. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì ngành công nghiệp chế biến gia công xuất khẩu trong một thời gian dài sẽ có những hạn chế nhất định, đó là giá trị gia tăng của khâu gia công xuất khẩu thấp, không giúp nâng cao trình độ công nghệ của quốc gia, nhập siêu gia tăng do chúng ta phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Đối với các ngành công nghiệp chế tạo bậc thấp thì phát triển các cơ sở cung cấp nguyên liệu. Đối với các ngành công nghiệp chế tạo bậc cao thì cần xây dựng các cơ sở cung cấp linh kiện, phụ kiện.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, dựa vào quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đối ngoại, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thâm dụng lao động có lợi thế so sánh của Việt Nam, cụ thể là:
- Về phía Nhà nước, cần hoàn thiện đồng bộ hóa hệ thống pháp luật, có cơ chế quản lý Nhà nước về xuất khẩu hợp lý, đàm phán mở cửa thị trường mới, giảm nhập siêu, tiếp tục đổi mới và cải tiến các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường hợp tác quốc tế trong xuất khẩu hàng thâm dụng lao động.
- Đầu tư xây dựng các ngành công nghệ cao, cần sử dụng nhiều vốn con người, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
- Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm, về thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh hàng xuất khẩu nhất là đối với những hàng hóa mà chúng ta có lợi thế so sánh. Thương mại hàng hóa bắt nguồn từ hoạt động sản xuất, cho nên mọi biện pháp khuyến khích và phát triển sản xuất cũng đều là những giải pháp tích cực để mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
- Nhóm giải pháp về tài chính, tín dụng nhằm tạo điều kiện cải thiện nguồn vốn đầu tư xây dựng các ngành công nghệ cao, cần sử dụng nhiều nguồn vốn con người; đồng thời phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh hàng hóa chúng ta có lợi thế để tăng khả năng cạnh tranh với các nước trong Khu vực và thế giới.
- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực doanh nghiệp nhằm tạo ra một đội ngũ chuyên gia và công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp sản xuất, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, thị trường xuất khẩu có nhiều biến động khó dự đoán. Thêm vào đó, các quốc gia nhập khẩu thường có sự thay đổi về chính sách thương mại để đối phó với sự biến động của thị trường thế giới. Việt Nam là một thành viên của WTO. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên phải từng bước thuế quan hoá các hàng rào phi thuế quan.
Trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việt Nam với cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém, nhưng còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện khí hậu thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường thì phát triển ngành nông nghiệp hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học - công nghệ với bên ngoài, tăng kim ngạch xuất khẩu là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách trong quá trình hội nhập và phát triển.
Sau một thời gian đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu nổi bật về hoạt động xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng dần qua các năm. Tới năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đã gấp 5 lần so với năm 2000. Chất lượng hàng hóa cao hơn, chủng loại đa dạng hơn, thị trường xuất khẩu của Việt Nam được củng cố và ngày càng mở rộng. Xuất khẩu hàng thâm dụng lao động của Việt Nam đang có sự phát triển đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
với tiềm năng của đất nước. So với các nước trong khu vực và thế giới thì xuất khẩu của Việt Nam còn yếu kém, sức cạnh tranh hàng xuất khẩu chưa cao. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chưa thực sự ổn định. Để giữ vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian dài, cần phải phát huy hết tiềm năng nội lực sẵn có; xác định những hàng hóa chúng ta có lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời cần có các giải pháp chủ động, tích cực duy trì và mở rộng thị trường .
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bằng tiếng Việt
1. Từ Thuý Anh (2010), Kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản tài chính. 2. Nguyễn Thị Bằng (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản tài chính.
Lao động - Xã hội.
3. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản.
4. Trần Văn Hòe và Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội.
6. Tổng cục thống kê (2008), Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2006, Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội.
7. Tổng cục thống kê (2011), Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2009, Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội.
8. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê 2011, Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội.
9. Võ Thanh Thu (2010), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
2. Tài liệu bằng tiếng Anh
10. Amador, J., Cabral, S., Maria, J.R. (2007), „Relative Export Structures and Vertical Specialization: a Simple Cross-country Index,‟ Banco de Portugal Working Paper 2007-1, Lisbon.
11. Balassa, B. (1965) „Trade Liberalization and Revealed Comparative Advantage,‟ The Manchester School of Economic and Social Studies 33: 99-124.
12. Balassa, B. (1977) „'Revealed' Comparative Advantage Revisited: An Analysis of Relative Export Shares of the Industrial Countries, 1953-1971,‟