Xuất nhập khẩu hàng hoá phân theo mức độ thâm dụng các

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 37 - 42)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Xuất nhập khẩu hàng hoá phân theo mức độ thâm dụng các

sản xuất

Thực trạng về xuất khẩu hàng hoá phân theo mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất giai đoạn 1998-2010 được trình bày tại bảng 3.1. Số liệu tại bảng 3.1 cho thấy rằng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998-2010 tăng nhanh qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân một năm là 19,32%. Nếu như tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 8,7 tỷ USD năm 1998 thì giá trị xuất tăng lên 15 tỷ USD năm 2001, 26,5 tỷ USD năm 2004, 48,6 tỷ USD năm 2007 và 72,2 tỷ USD năm 2010.

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu phân theo mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất (ĐVT: Triệu USD) Nhóm hàng 1998 2001 2004 2007 2010 TTBQ (%) Tổng số 8676,74 15029,19 26485,03 48561,34 72236,67 19,32 Hàng sơ chế 4539,07 7833,82 12496,99 21635,79 25108,45 15,32 Hàng hóa cần nhiều tài nguyên

thiên nhiên 166,46 361,01 486,25 903,47 1700,21 21,37 Hàng hóa cần nhiều lao động

phổ thông 2008,22 4390,73 9058,38 16171,40 23774,03 22,87 Hàng hóa cần nhiều nguồn

vốn con người 254,77 693,52 1640,42 3330,49 8086,60 33,39 Hàng hóa cần nhiều công nghệ 787,21 1385,44 2680,65 6160,69 13105,13 26,41 Hàng hóa không thuộc các

nhóm trên 921,00 364,67 122,36 359,49 462,24 -5,58

tăng dần qua các năm, riêng chỉ có nhóm hàng không thuộc các nhóm trên là có sự biến thiên không rõ ràng. Nhóm hàng sơ chế là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đạt 25,1 tỷ USD năm 2010. Đứng vị trí thứ hai là nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông, đạt 23,8 tỷ USD năm 2010. Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất là hàng hoá không thuộc các nhóm trên (462,24 triệu USD năm 2010).

Trong số các nhóm hàng phân theo mức độ thâm dụng các yếu tổ sản xuất thì nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (33,39%/năm). Đứng thứ hai là nhóm hàng cần nhiều công nghệ, với mức tăng trưởng bình quân là 26,41%/năm. Theo đà này trong những năm tới, giá trị kim ngạch xuất khẩu của hai nhóm hàng này sẽ có xu hướng tăng cao. Nhóm hàng không thuộc các nhóm trên có giá trị kim ngạch xuất khẩu thấp nhất, đạt 462,24 năm 2010, và cũng là nhóm có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất (-5,58%).

Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất giai đoạn 1998 - 2010 được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (ĐVT: %)

Nhóm hàng 1998 2001 2004 2007 2010

Hàng sơ chế 52,31 52,12 47,19 44,55 34,76 Hàng hóa cần nhiều tài nguyên thiên nhiên 1,92 2,40 1,84 1,86 2,35 Hàng hóa cần nhiều lao động phổ thông 23,14 29,21 34,20 33,30 32,91 Hàng hóa cần nhiều nguồn vốn con người 2,94 4,61 6,19 6,86 11,19 Hàng hóa cần nhiều công nghệ 9,07 9,22 10,12 12,69 18,14 Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 10,61 2,43 0,46 0,74 0,64

Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê

Trên phương diện tỷ trọng xuất khẩu của các nhóm hàng hoá ta thấy hàng sơ chế là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng giảm mạnh. Nếu như tỷ trọng của nhóm hàng sơ chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt

Đứng thứ hai là nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông. Nhóm hàng này chiếm 23,14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1998, tăng lên 34,2% năm 2004 và giảm dần xuống 33,3% năm 2007 và 32,91% năm 2010. Tiếp đến là nhóm hàng cần nhiều công nghệ. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng dần, từ 9,07% năm 1998 lên 18,14% năm 2010. Đứng thứ tư là nhóm hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng có xu hướng tăng dần, từ 2,94% năm 1998 lên 11,19% năm 2010. Đứng thứ sáu là nhóm hàng cần nhiều tài nguyên thiên nhiên. Nhóm hàng này chiếm 1,92% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1998, tăng lên 2,4% năm 2001, và giảm xuống 1,84% năm 2004. Tuy nhiên trong những năm sau, tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại có xu hướng tăng, cụ thể năm 2007 là 1,86% và năm 2010 là 2,35%. Thấp nhất là nhóm hàng không thuộc các nhóm trên. Nhóm hàng này có sự biến thiên không rõ ràng. Tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm 10, 61% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1998, nhưng lại giảm mạnh vào những năm tiếp sau xuống còn 0,64% năm 2010. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá ở bảng 3.2 cho thấy Việt Nam là quốc gia dồi dào một cách tương đối lao động phổ thông.

Thực trạng về nhập khẩu hàng hoá phân theo mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất giai đoạn 1998-2010 được trình bày tại bảng 3.3. Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy rằng, cũng giống như xuất khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998-2010 tăng nhanh qua các năm, nhưng vẫn thấp hơn so với xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân một năm trong giai đoạn này là 19%. Nếu như tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ là 10,5 tỷ USD năm 1998 thì giá trị xuất tăng lên 16,2 tỷ USD năm 2001, 32 tỷ USD năm 2004, 62,8 tỷ năm 2007 và 84,8 tỷ USD năm 2010.

các yếu tố sản xuất (ĐVT: Triệu USD) Nhóm hàng 1998 2001 2004 2007 2010 TTBQ (%) Tổng số 10518,22 16217,93 31968,82 62764,69 84838,55 19,00 Hàng sơ chế 1848,14 3698,42 7322,63 15327,88 19840,09 21,87 Hàng hóa cần nhiều tài nguyên thiên nhiên 369,35 983,38 2039,10 3678,78 4643,49 23,49 Hàng hóa cần nhiều lao động phổ thông 1425,30 1971,09 3676,07 6381,90 8730,39 16,30 Hàng hóa cần nhiều nguồn vốn con người 1572,25 3418,43 6230,39 11610,19 15712,61 21,15 Hàng hóa cần nhiều công nghệ 4387,50 5956,30 11993,64 24220,96 34659,83 18,80 Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 915,69 190,32 706,98 1544,98 1252,14 2,64

Nguồn: UNSD

Nhìn chung, tất cả các nhóm hàng đều có giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng dần qua các năm. Chỉ có nhóm hàng không thuộc các nhóm trên là có sự biến thiên không rõ ràng, là nhóm có giá trị kim ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng trường bình quân thấp nhất. Trong số các nhóm hàng phân theo mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất thì nhóm hàng cần nhiều tài nguyên thiên nhiên có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (23,49%/năm). Đứng thứ hai là nhóm hàng sơ chế, với mức tăng trưởng bình quân là 21,87%/năm. Nhóm hàng cần nhiều công nghệ là nhóm hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao nhất của Việt Nam, tăng dần qua các năm và đạt 34,7 tỷ USD năm 2010. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm hàng này chỉ đạt 18,8%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu (đứng ở vị trí thứ tư). Tiếp đến là nhóm hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,3%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hàng hoá không thuộc các nhóm trên là nhóm hàng hoá có mức tăng trưởng thấp nhất (2,64%/năm).

sản xuất giai đoạn 1998-2010 được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (ĐVT: %)

Nhóm hàng 1998 2001 2004 2007 2010

Hàng sơ chế 17,57 22,80 22,91 24,42 23,39 Hàng hóa cần nhiều tài nguyên thiên nhiên 3,51 6,06 6,38 5,86 5,47 Hàng hóa cần nhiều lao động phổ thông 13,55 12,15 11,50 10,17 10,29 Hàng hóa cần nhiều nguồn vốn con người 14,95 21,08 19,49 18,50 18,52 Hàng hóa cần nhiều công nghệ 41,71 36,73 37,52 38,59 40,85 Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 8,71 1,17 2,21 2,46 1,48

Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê

Số liệu tại bảng 3.4 cho thấy có sự khác nhau đáng kể giữa cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Cụ thể, trong khi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng sơ chế và nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông thì Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng cần nhiều công nghệ. Tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chiếm khoảng 9-18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng này lại chiếm khoảng 36 -42% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đạt 41,71% năm 1998, giảm xuống còn 36,73% năm 2001, tăng dần trong các năm sau và đạt 40,85% năm 2010. Với nhóm hàng sơ chế, tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là cao nhất. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng rất cao, đứng vị trí thứ hai. Tỷ trọng này có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 1998-2010, đạt 23,39% năm 2010. Ở vị trí thứ ba là nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có sự giao động nhưng theo chiều hướng tăng trong giai đoạn 1998-2001, giảm trong giai đoạn 2001-2007, và tăng nhẹ trong giai đoạn 2007-2010. Cụ thể,

2001, giảm xuống 18,50% năm 2007 và tăng lên 18,52% năm 2010. Nhóm hàng có tỷ trọng nhập khẩu thấp nhất là nhóm hàng cần nhiều tài nguyên thiên nhiên, chỉ chiếm 5,47% năm 2010. Điều này cho thấy rằng Việt Nam là quốc gia dồi dào một cách tương đối về tài nguyên thiên nhiên. Hàng hoá không thuộc các nhóm trên có tỷ trọng xuất khẩu thấp nhất, và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần (chỉ đạt 1,48% năm 2010).

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)