Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 66 - 68)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Nguồn nhân lực

Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam đã có gần 90 triệu dân, với trên 40 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó có hàng triệu người chưa hoặc đủ tuổi lao động chưa có việc làm. Đó là một dân số khá đông, tạo cơ sở cho một thị trường phong phú và đa dạng. Cơ cấu dân số của Việt Nam tương đối trẻ nên người trong độ tuổi lao động cao. Nguồn lao động nói trên so với nhiều quốc gia trên thế giới là khá đông đảo và là một lợi thế hiển nhiên. Những lợi thế về nguồn lao động không phải là vô tận, nhiều nước láng giềng còn có nhiều nguồn lao động dồi dào hơn so với nước ta như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, … Do đó, vấn đề cần xem xét không chỉ là số lượng người lao động mà chủ yếu là chất lượng người lao động.

Người Việt Nam có mặt mạnh là thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh chóng khoa học - công nghệ mới, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. Người Việt Nam còn có truyền thống cần cù với một nền tảng văn hoá lâu đời và một nền giáo dục phổ cập rộng rãi. Giá nhân công thấp cũng là một lợi thế trong phân công lao động quốc tế. Người Việt Nam cũng có những mặt hạn chế không nhỏ như tác phong công nghiệp còn yếu, tính tự do, tản mạn, ý chí vươn lên chưa cao do bắt nguồn từ lịch sử, từ đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp.

Bảng 4.1 thể hiện một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam qua các năm từ 1985 - 2011.

Chỉ tiêu kinh tế 1985 1990 1995 2000 2005 2009 2010 2011 Tăng trưởng GDP (%) 5,6 5,0 9,5 6,8 8,4 5,3 6,5 6,8 GDP (tỷ USD) 15,0 6,5 20,8 31,2 52,9 93,2 102,0 113,6 GDP BQ/người (USD) 251,2 98,0 288,9 401,6 636,9 1068,3 1155,6 1272,2 Tỷ lệ lạm phát (%) 91,6 36,0 16,9 -1,8 8,4 6,7 8,4 8,0 Tỷ lệ thất nghiệp (%) - 12,3 5,8 6,4 5,3 6,0 5,0 5,0 Dân số (Triệu người) 59,7 66,0 72,0 77,6 83,1 87,2 88,3 89,3 Xuất khẩu (Tỷ USD) 0,7 2,5 5,6 14,5 32,4 57,1 74,8 93,6 Nhập khẩu (Tỷ USD) 1,8 2,8 8,4 15,6 36,8 69,9 91,4 109,8 TK vãng lai (Triệu USD) -0,9 -0,3 -0,3 1,1 -0,6 -7,4 -8,5 -9,2 TK vãng lai/GDP (%) -6,3 -4,0 -1,2 3,5 -1,1 -8,0 -8,3 -8,1

Nguồn: IMF

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao nhất vào năm 1995, đạt 9,5%, sau đó giảm xuống còn 5,3% năm 2009. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng tăng nhẹ trở lại đạt 6,5% và đến năm 2011 đạt 6,8%. Tổng sản phẩm quốc nội tăng dần từ năm 1990, từ 6,5 tỷ USD lên 52,9 tỷ USD năm 2005 và 113,6 tỷ USD năm 2011. GDP bình quân đầu người cũng tăng, từ 98 USD/người/năm năm 1990 lên 636,9 USD/người/năm năm 2005 và 1272,2 USD/người/năm vào năm 2011. Tỷ lệ lạm phát so với năm 1985 và 1990 thì giảm mạnh, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2000 và 2009, đạt 8,0% năm 2011. Năm 2011 tỷ lệ lạm phát cũng đã nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát của năm 2010. So với các năm tỷ lệ thất nghiệp của năm 2010 và 2011 cũng đã giảm, giữ ở mức 5% trong cả hai năm 2010 và 2011.

Dân số Việt Nam tăng dần qua các năm, nhưng tốc độ tăng giảm dần trong 2 năm gần đây, Năm 2010, dân số Việt Nam là 88,3 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm 2009. Năm 2011, dân số Việt Nam là 89,3 triệu người, tăng 1 triệu người so với năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng qua các năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 1985 chỉ có 0,7 tỷ USD, nhưng đến năm 2011 đã đạt 95,6 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng đạt 109,8 tỷ USD năm 2011 trong khi con số này chỉ là 1,8 tỷ USD vào năm 1985.

thụ hàng hoá và dịch vụ rộng lớn. Đây là tiền đề và yếu tố kích thích thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)