5. Bố cục của luận văn
4.2. Một số quan điểm về phát huy lợi thế so sánh trong giai đoạn hiện nay
Một là, phát huy lợi thế so sánh dựa trên những nghiên cứu và ứng
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, giảm sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ. Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm tới vẫn đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng, nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên như khả năng khai thác, đánh bắt, nuôi
đến những tác động tiêu cực đến môi trường được xem như một hạn chế cản trở tăng trưởng xuất khẩu. Lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần trong bối cảnh chênh lệch tiền lương lao động ở nước ta và các nước giảm dần và nhu cầu cao trên thị trường thế giới về những hàng hóa có hàm lượng công nghệ và khoa học ngày càng cao. Do đó, dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có, xuất khẩu Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Bên cạnh đó, cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là áp lực phải nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng mới.
Hai là, phát huy lợi thế so sánh gắn liền với phát triển bền vững. Phát
triển của lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thật sự góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu quá chú trọng đến chỉ tiêu số lượng, mà chưa thật sự quan tâm đúng mức đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều hàm lượng khoa học, công nghệ, có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường kinh doanh quốc tế. Nhập khẩu đang chủ yếu là nhập khẩu công nghệ trung gian, nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ còn chiếm tỷ trọng đáng kể, chưa có biện pháp dài hạn để kiềm chế nhập siêu. Ngoài ra, việc mở rộng xuất khẩu một số sản phẩm đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường, sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Tình trạng nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy định an toàn và môi trường còn khá phổ biến nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường tăng cao.
hết sức cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn 2011-2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, nhất là khi chúng ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đang thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do FTA ở mức độ rộng hơn và cao hơn.
Việc phát triển xuất nhập khẩu theo yêu cầu phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta cần có những chính sách đúng đắn và phù hợp, được xây dựng trên cơ sở khoa học, có tính đến một cách hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Chính vì vậy, cần có các tiêu chí khoa học để định hướng, xây dựng, kiểm định, làm căn cứ cho các chính sách xuất, nhập khẩu theo hướng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Ba là, phát huy lợi thế so sánh trên cơ sở đầu tư phát triển công nghiệp
chế biến và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.
Bốn là, phát huy lợi thế so sánh gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
Phát triển xuất khẩu là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và trong những năm tới, xuất khẩu vẫn được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vì vậy, cần phải kiên trì định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Đây là chủ trương cần được quán triệt trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhiều quan điểm cho rằng, cần chuyển định hướng phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu sang thay thế nhập khẩu và phát triển thị trường nội địa. Thực tế cho thấy là nhiều nước trên thế giới đã làm như vậy thông qua các biện pháp như tăng cường bảo hộ thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng... Tuy nhiên, đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, thị trường
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Mô hình tăng trưởng mới là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Chuyển từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ việc dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có sang lợi thế cạnh tranh động là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu; duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường, do đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới biến động bất lợi. Thực hiện định hướng phát triển xuất khẩu theo chiều sâu cũng là giải pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình, nâng cao vị thế quốc gia, đảm bảo phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Năm là, phát huy lợi thế so sánh trên cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu với
quy mô lớn, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy, trong 25 năm đổi mới, Việt Nam chưa có nhiều những thương hiệu hàng hóa và doanh nghiệp có uy tín quốc tế, ngoại trừ một số sản phẩm có được sự nổi tiếng do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên.
Một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu hiện nay là do quá trình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu. Do đó, để phát huy lợi thế so sánh trong xuất khẩu phải khắc phục được tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất bằng việc đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu bằng những hình thức khác nhau. Cần phải nói, chủ trương phát triển xuất khẩu là đúng đắn, tuy nhiên
lợi thế mà đầu tư dàn trải, tràn lan thì chúng ta không thể có được các sản phẩm có vị thế cạnh tranh quốc tế.
Sáu là, phát huy lợi thế so sánh phải được thực hiện xuất phát từ nhu
cầu thị trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường là căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hoá. Việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường là một hoạt động quan trọng nhằm dự báo nhu cầu và cơ cấu thị phần đối với từng loại hàng hoá. Xu hướng thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng quyết định lựa chọn và định hướng quy hoạch sản xuất một cách đồng bộ trên cơ sở lợi thế so sánh. Quan điểm này đòi hỏi phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường nhằm xác định thị hiếu của khách hàng, xác định mặt hàng chủ lực và thị trường trọng điểm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quyết định lựa chọn và định hướng quy hoạch sản xuất một cách đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, trách quy hoạch một cách chủ quan, dựa trên những cái mà ta sẵn có hay có thể sản xuất được.