5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Sự chuyển biến trong cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam đố
nhóm hàng thâm dụng lao động
3.2.3.1. Tính ổn định về giá trị chỉ số BI
Tính ổn định của chỉ số BI giai đoạn 2001-2004, 2004-2007, 2007- 2010 và 2001-2010 được trình bày tại bảng 3.15.
RSCAij t1 RSCAij t2 Hệ số chặn β R^2 β/R Kiểm định t Quan sát 2001 2004 0.065 0.742 0.515 1.035 17.050 276 2004 2007 0.013 0.816 0.670 0.997 23.560 276 2007 2010 -0.084 0.735 0.582 0.963 19.540 276 2001 2010 -0.004 0.546 0.302 0.993 10.890 276
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả của mô hình cho thấy 0 < β < l trong tất cả các giai đoạn. Điều đó có nghĩa là cơ cấu chuyên môn hóa có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa, trong đó nhóm hàng hóa mà trước đây (thời kỳ t1) có lợi thế so sánh ở mức độ thấp tăng khả năng cạnh tranh, trong khi đó nhóm hàng hóa mà trước đây (thời kỳ t1) có lợi thế so sánh cao lại giảm khả năng cạnh tranh. Nói cách khác, cơ cấu chuyên môn hóa có xu hướng dịch chuyển về mức trung bình.
3.2.3.2. Tính ổn định trong cơ cấu lợi thế so sánh giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành
Trên thực tế, có nhiều phương pháp xác định mức độ ổn định (di động) về giá trị của chỉ số BI đối với các nhóm hàng giữa hai thời điểm t1 và t2. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả sử dụng một số phương pháp thường được áp dụng trong các nghiên cứu về thương mại.
- Ma trận xác suất chuyển đổi Markov: Để có thể xây dựng ma trận xác
suất chuyển đổi Markov thì chỉ số BI cần được chia thành 4 nhóm (Hinloopen và van Marrewijk, 2001). Các nhóm phân loại đó bao gồm: Nhóm a là nhóm hàng không có lợi thế so sánh, nhóm b là nhóm hàng có lợi thế so sánh thấp, nhóm c là nhóm hàng có lợi thế so sánh trung bình và nhóm d là nhóm có lợi thế so sánh cao. Trên cơ sở phân nhóm của Hinloopen và van Marrewijk, tác giả đã xây dựng ma trận xác suất chuyển đổi nhằm phân tích sự di chuyển giữa các nhóm a, b, c và d giai đoạn 2001-2004, 2004-2007, 2007-2010 và 2001-2010. Kết quả tính toán được trình bày tại bảng 3.16.
2004 2001 a b c d a 0.791 0.062 0.068 0.079 b 0.357 0.286 0.179 0.179 c 0.074 0.296 0.222 0.407 d 0.068 0.023 0.091 0.818
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả tính toán ở bảng 3.16A cho thấy trong giai đoạn 2001-2004 cơ cấu lợi thế so sánh của nhóm a (nhóm hàng không có lợi thế so sánh) và nhóm d (nhóm hàng có lợi thế so sánh cao) không có sự chuyển biến nhiều. Cụ thể, 79,1% số mặt hàng không có lợi thế so sánh ở năm 2001 cũng không có lợi thế so sánh ở năm 2004. Tỷ lệ số mặt hàng thuộc nhóm a năm 2001 mà chuyển sang nhóm b (nhóm có lợi thế so sánh thấp), c (nhóm có lợi thế so sánh ở mức độ trung bình) và d (nhóm có lợi thế so sánh cao) năm 2004 tương ứng là 6,2%, 6,8% và 7,9%. Tương tự như vậy, trong số các mặt hàng có lợi thế so sánh cao ở năm 2001 thì có đến 81,8% vẫn thuộc nhóm hàng có lợi thế so sánh cao ở năm 2004. Tỷ lệ số mặt hàng thuộc nhóm d ở năm 2001 mà lại chuyển sang nhóm a, b và c năm 2004 tương ứng là 6,8%, 2,3% và 9,1%.
Không giống như nhóm a và nhóm d, cơ cấu lợi thế so sánh của hai nhóm b và c có sự chuyển biến nhiều trong giai đoạn 2001-2004. Cụ thể là, xác suất của một mặt hàng thuộc nhóm b năm 2001 mà vẫn thuộc nhóm b năm 2004 là 28,6%. Xác suất của một mặt hàng thuộc nhóm b năm 2001 mà chuyển sang nhóm a (nhóm không có lợi thế so sánh) là 35,7%. Nói cách khác, mặt hàng có lợi thế so sánh thấp rất dễ có khả năng bị chuyển thành mặt hàng không có lợi thế so sánh. Tương tự như vậy, đối với hàng hoá thuộc nhóm c (nhóm có lợi thế so sánh ở mức độ trung bình) năm 2001 thì xác suất vẫn là hàng hoá thuộc nhóm c năm 2004 là 22,2%. Đối với hàng hoá thuộc nhóm này thì khả năng chuyển lên nhóm d (nhóm có lợi thế so sánh cao) là tương đối cao (40,7%).
nhóm không có sự chuyển biến nhiều về cơ cấu lợi thế so sánh. Cụ thể là 83,9% số mặt hàng thuộc nhóm a năm 2004 thì đến năm 2007 vẫn thuộc nhóm a. Điều đó có nghĩa là, những mặt hàng mà đã không có lợi thế so sánh ở năm 2004 thì khả năng rất lớn những mặt hàng này vẫn không có lợi thế so sánh vào năm 2007. Chỉ có 9,0% số mặt hàng thuộc nhóm này chuyển sang nhóm b, 5,2% chuyển sang nhóm c và 1,9% chuyển sang nhóm d. Nói cách khác, những mặt hàng mà đã không có lợi thế so sánh ở năm 2004 thì rất ít có khả năng được chuyển lên nhóm mặt hàng có lợi thế so sánh cao.
Bảng 3.16B: Ma trận xác suất chuyển đổi 2004-2007
2007 2004 a b c d a 0.839 0.090 0.052 0.019 b 0.357 0.179 0.357 0.107 c 0.111 0.185 0.407 0.296 d 0.076 0.030 0.182 0.712
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tuy nhiên, khác với giai đoạn 2001-2004, ở giai đoạn 2004-2007 thì nhóm c là nhóm có cơ cấu lợi thế so sánh ít thay đổi. Cụ thể, có đến 40,7% số mặt hàng thuộc nhóm c ở cả hai năm 2004 và 2007. Chỉ có 29,6% số mặt hàng thuộc nhóm này chuyển lên nhóm d.
Bảng 3.16C: Ma trận xác suất chuyển đổi 2007-2010
2010 2007 a b c d a 0,872 0,068 0,020 0,041 b 0,462 0,308 0,231 0,000 c 0,220 0,268 0,366 0,146 d 0,082 0,049 0,197 0,672
đoạn trước. Đối với nhóm a thì cơ cấu lợi thế so sánh không có sự thay đổi nhiều qua hai năm. Đối với nhóm d, cơ cấu lợi thế so sánh của nhóm hàng này cũng có sự thay đổi nhiều hơn so với hai giai đoạn trước. Cụ thể là, 67,2% số mặt hàng thuộc nhóm d ở cả hai năm. Chỉ có 8,2% số mặt hàng thuộc nhóm d năm 2007 chuyển thành nhóm a, 4,9% số mặt hàng chuyển thành nhóm b và 19,7% số mặt hàng chuyển thành nhóm c năm 2010.
Đối với nhóm b và nhóm c, cơ cấu lợi thế so sánh của hai nhóm này cũng ít có sự chuyển biến hơn so với thời kỳ 2001-2004 và 2004-2007. Cụ thể, là có 30,8% số mặt hàng thuộc nhóm b trong năm 2007 vẫn thuộc nhóm b năm 2010. Có một điểm đáng lưu ý rằng, xác suất của một mặt hàng thuộc nhóm b mà có thể chuyển thành nhóm a là tương đối cao (46,2%), trong khi đó xác suất của một mặt hàng thuộc nhóm b mà có thể chuyển thành nhóm d là 0. Điều đó có nghĩa là, hàng hoá thuộc nhóm b năm 2007 thì không có khả năng chuyển thành nhóm d năm 2010. Đối với nhóm c, xác suất của mặt hàng thuộc nhóm này mà vẫn thuộc nhóm c là 0,366.
Bảng 3.16D: Ma trận xác suất chuyển đổi 2001-2010
2010 2 0 0 1 a b c d a 0,723 0,119 0,090 0,068 b 0,429 0,071 0,250 0,250 c 0,222 0,185 0,259 0,333 d 0,205 0,091 0,136 0,568 M1=0,793 M2=0,992 M3=0,476
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả tính toán ở bảng 3.16D cho thấy, trong giai đoạn 2001-2010, mức độ lưu động của các mặt hàng giữa các nhóm có sự khác nhau đáng kể. Cụ thể, 72,3% số mặt hàng thuộc nhóm a năm 2001 mà vẫn thuộc nhóm này
b, 9,0% chuyển sang nhóm c và 6,8% chuyển sang nhóm d. Đối với nhóm d, có đến 20,5% số mặt hàng thuộc nhóm này năm 2001 chuyển sang nhóm a năm 2010. Chỉ có 9,1% số mặt hàng thuộc nhóm này chuyển sang nhóm b và 13,6% chuyển sang nhóm c. Và như vậy, 56,8% số mặt hàng thuộc nhóm d năm 2001 vẫn thuộc nhóm d năm 2010.
Đối với nhóm c và nhóm d, tính lưu động trong cơ cấu lợi thế so sánh tương đối cao. Chỉ có 7,1% số mặt hàng thuộc nhóm b ở cả hai năm 2001 và 2010. Tuy nhiên, xác suất của mặt hàng thuộc nhóm b mà có thể chuyển sang nhóm a là tương đối cao (0,429). Đối với nhóm c, khả năng của các mặt hàng thuộc nhóm này mà có thể chuyển lên nhóm d là tương đối cao (33,3%). Xác suất của các mặt hàng thuộc nhóm c chuyển thành nhóm a và b tương ứng là 0,222 và 0,185.
Như vậy, qua phân tích ma trận xác suất chuyển đổi của các giai đoạn chúng ta có thể nhận thấy rằng nhóm a và nhóm d là hai nhóm hàng có cơ cấu lợi thế so sánh tương đối ổn định. Điều đó nghĩa là xác suất của một mặt hàng thuộc nhóm này có thể chuyển sang các nhóm khác là không cao. Nói cách khác một mặt hàng mà đã thuộc nhóm a hay nhóm d ở thời kỳ đầu (t1) đến thời kỳ cuối (t2) xác suất của việc mặt hàng đó thuộc nhóm a hoặc nhóm d là tương đối cao. Đối với nhóm b và nhóm c thì cơ cấu lợi thế so sánh của hai nhóm này có sự thay đổi tương đối cao. Điều đó có nghĩa là xác suất của các mặt hàng thuộc nhóm này chuyển sang các nhóm khác là tương đối cao. Kết quả tính toán của M1, M2 và M3 cũng khẳng định kết quả trên.