Mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 64 - 66)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4.Mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu của Việt Nam

Có nhiều chỉ số để tính toán mức độ chuyên môn hoá xuất khẩu. Trong đề tài này, tác giả sử dụng hệ số GINI theo công thức của Brown. Kết quả tính toán hệ số GININ về xuất khẩu hàng thâm dụng lao động của Việt Nam được trình bày tại bảng 3.17.

Nhóm hàng 1998 2001 2004 2007 2010

Tổng số 0,893 0,918 0,898 0,887 0,749 Nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông 0,846 0,894 0,868 0,858 0,653 Nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người 0,798 0,903 0,891 0,872 0,809

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhìn vào bảng ta thấy hệ số GINI về xuất khẩu hàng thâm dụng lao động của Việt Nam tăng vào năm 2001, từ 0,893 năm 1998 lên 0,918 năm 2001. Tuy nhiên trong các năm sau lại giảm dần, đến năm 2010 chỉ đạt 0,749. Điều này cho thấy rằng, mặc dù Việt Nam có mức độ chuyên môn hoá về hàng thâm dụng lao động tương đối cao. Thật vậy, trong 490 mặt hàng thâm dụng lao động ở cấp 5 chữ số theo bảng phân loại SITC (không kể mã đặc biệt của UN) thì giày, dép có đế ngoài bằng da thuộc (SITC 85102) đã chiếm 15,2% tổng giá trị xuất khẩu hàng thâm dụng lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2001 thì Việt Nam có xu hướng đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

Khi so sánh giữa hai nhóm hàng ta thấy nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông có hệ số GINI luôn thấp hơn so với nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người trong tất cả các năm 2001 - 2010 . Duy chỉ có năm 1998, hệ số GINI của nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông cao hơn so với nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người. Điều này cho thấy rằng, nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người là nhóm hàng có mức độ chuyên môn hoá khá cao. Nói cách khác nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông là nhóm hàng có mức độ đa dạng hoá cao hơn so với nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người. Cả hai nhóm hàng này đều có xu hướng biến thiên như nhau, tăng lên vào năm 2001 và giảm dần theo các năm sau đó. Như vậy, cả hai nhóm hàng nói trên đều có mức độ chuyên môn hoá tương đối cao, nhưng cả hai đều có xu hướng đa dạng hoá.

GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH CỦA VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU HÀNG

THÂM DỤNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 64 - 66)