Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 68 - 70)

5. Bố cục của luận văn

4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên có giá trị kinh tế cao nhưng chưa được khai thác hoặc mới khai thác ở mức độ thấp, việc sử dụng cũng chưa thật hợp lý. Đó là những nguồn lực bên trong để phát triển kinh tế, đồng thời là đối tượng của đầu tư nước ngoài.

Tài nguyên nhân văn phong phú bao gồm bản thân con người và hệ thống giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử của dân tộc. Đây cũng là đối tượng đầu tư phát triển rất quan trọng của đối tác nước ngoài.

đầy đủ để phát triển kinh tế xã hội.

Đường lối đổi mới toàn dân do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo đã mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo ra môi trường thuận lợi cho Việt Nam tham gia ngày càng tích cực vào phân công lao động quốc tế, nhanh chóng hội nhập vào khu vực quốc tế.

Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả.

Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia.

Công cuộc đổi mới trong hơn 25 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy còn một số mặt chưa vững chắc, nhưng nước ta đã rút ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ phát triển mới. Con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.

Trong bối cảnh vừa có những thuận lợi và thời cơ lớn, vừa đứng trước những khó khăn và thách thức, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá cao. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển ổn định và tương đối toàn diện. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng (điện, dầu khí, than, vật liệu xây dựng...) tăng nhiều so với trước. Nhập siêu giảm, giá cả ổn định. Giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo có tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục, y tế và việc thực hiện các chính sách xã hội có bước phát triển mới. Đời sống số

an ninh được bảo đảm.Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao. Chúng ta có thêm thế và lực, khả năng và cơ hội để tiếp tục phát triển, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Bảng 4.2: Độ mở của nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia đang phát triển

Quốc gia 1985 1990 1995 2000 2005 2009 2010

Việt Nam 14,63 43,30 37,89 55,01 69,20 64,69 76,15 Châu Phi 24,19 25,59 26,38 30,44 37,50 32,01 34,15 Châu Mỹ 17,25 15,64 15,03 20,14 24,58 19,83 20,01 Châu Á 24,91 30,39 36,30 41,79 47,49 39,42 42,56 Châu Đại dương 31,68 27,44 33,14 33,62 39,07 32,40 35,61

Nguồn: UNCTAD

Nhìn vào bảng trên ta thấy, độ mở của nền kinh tế Việt Nam ở mức cao, nhưng có sự biến thiên không rõ rệt qua các năm. Năm 2005, con số này là 69,2%, giảm xuống còn 64,69% năm 2009, tăng trở lại 76,15% năm 2010. Duy chỉ có năm 1985, độ mở của nền kinh tế Việt Nam là thấp hơn so với tỷ lệ bình quân tương ứng của các châu lục. Nhưng từ năm 1990 đến 2010, nền kinh tế Việt Nam luôn có độ mở cao hơn mức bình quân của châu Á và của châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)