Tổng quan về xuất khẩu hàng hoá thâm dụng lao động

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 42 - 51)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Tổng quan về xuất khẩu hàng hoá thâm dụng lao động

Trong phần này đề tài sẽ phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa thâm dụng lao động của Việt Nam sang một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đồng thời đề tài sẽ phân tích cơ cấu xuất khẩu hàng thâm dụng lao động cũng như sự biến động về cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng này sang phần còn lại của thế giới. Thực trạng về xuất khẩu hàng thâm dụng sang một số bạn hàng chủ yếu của Việt Nam được trình bày tại bảng 3.5 và bảng 3.6.

Bảng 3.5: Xuất khẩu hàng thâm dụng của Việt Nam sang một số thị trƣờng chủ yếu (ĐVT: Triệu USD) Thị trƣờng 1998 2001 2004 2007 2010 TĐTTBQ Thế giới 2262,99 5084,25 10698,80 19501,90 31860,63 24,66 Hoa Kỳ 2,15 184,93 3472,02 7130,51 10507,35 103,00 EU 736,21 2385,59 3669,35 5623,99 6558,25 19,99 Nhật Bản 84,73 946,67 1047,76 1914,63 2899,00 34,23 ASEAN 135,08 225,77 511,07 1263,63 2283,97 26,57 Trung Quốc 9,76 50,17 239,81 299,83 1269,91 50,04 Hàn Quốc 20,72 169,16 218,63 418,21 1226,30 40,50 Canada 133,45 66,83 158,03 347,90 527,03 12,13 Australia 17,88 97,09 251,36 260,20 222,93 23,40 Nga 5,83 2,83 8,39 47,35 174,29 32,74 Ấn Độ 6,36 71,61 66,97 131,11 161,04 30,90 Nguồn: UNSD

Nam sang các thị trường nói trên đều tăng dần qua các năm. Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng nhanh nhất. Điều đó chứng tỏ Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đây là thị trường có rất nhiều tiềm năng. Thật vậy, nếu như năm 1998 giá trị kim ngạch xuất khẩu là 2.15 triệu USD, đứng vị trí cuối cùng trong tổng số các thị trường Việt Nam xuất khẩu hàng thâm dụng lao động ra thế giới thì năm 2004 con số này là 3472,02 triệu USD và đến năm 2010 giá trị này đạt 10.507,35 triệu USD do hai bên đã ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Đứng thứ 2 trong số các thị trường trên là thị trường EU, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 1998 là 736.21 triệu USD nhưng tăng lên 3669,35 triệu USD vào năm 2004, cho đến năm 2010 con số này là 6,558.25 triệu USD. Đứng vị trí cuối cùng là thị trường Ấn Độ. Năm 1998, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn cao hơn Hoa Kỳ và Nga, đạt 6.36 triệu USD, đến năm 2007 vẫn cao hơn thị trường Nga nhưng năm 2010 thì chỉ đạt 161,04 triệu USD và đứng ở vị trí cuối cùng.

Bảng 3.6: Một số thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá thâm dụng lao động chủ yếu

(ĐVT:%) Thị trƣờng 1998 2001 2004 2007 2010 Hoa Kỳ 0,09 3,64 32,45 36,56 32,98 EU 32,53 46,92 34,30 28,84 20,58 Nhật Bản 3,74 18,62 9,79 9,82 9,10 ASEAN 5,97 4,44 4,78 6,48 7,17 Trung Quốc 0,43 0,99 2,24 1,54 3,99 Hàn Quốc 0,92 3,33 2,04 2,14 3,85 Canada 5,90 1,31 1,48 1,78 1,65 Australia 0,79 1,91 2,35 1,33 0,70 Nga 0,26 0,06 0,08 0,24 0,55 Ấn Độ 0,28 1,41 0,63 0,67 0,51

hàng thâm dụng lao động sang thị trường EU chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên tỷ trọng này tăng lên 46,92 % năm 2001 và giảm đều qua các năm còn lại. Nếu như EU là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 1998 thì đến năm 2010 thị trường EU chỉ xếp thứ hai. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,09% năm 1998 thì tỷ trọng này đã tăng lên 32,98 % năm 2010. Một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung có tỷ trọng tăng lên qua các năm như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nga và Ấn Độ. Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam có tỷ trọng giảm trong giai đoạn 1998-2010 bao gồm Canada và Australia, trong đó xuất khẩu hàng thâm dụng của Việt Nam sang thị trường Canada có tỷ trọng giảm khá nhanh, từ 5,90% năm 1998 xuống còn 1,65% năm 2010.

Như đã trình bày ở phần trên, hàng hoá thâm dụng lao động được chia thành: (i) nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông và (ii) nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người. Mặc dù đây đều là những nhóm hàng thâm dụng lao động nhưng chúng đều có những đặc điểm khác nhau, đặc biệt là mức độ thâm dụng yếu tố sản xuất. Cơ cấu xuất khẩu hàng thâm dụng lao động được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7: Cơ cấu xuất khẩu hàng thâm dụng lao động

Chỉ tiêu 1998 2001 2004 2007 2010 Giá trị (Triệu USD)

Tổng số 2262,99 5084,25 10698,80 19501,90 31860,63 Hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông 2008,22 4390,73 9058,38 16171,40 23774,03 Hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người 254,77 693,52 1640,42 3330,49 8086,60

Tỷ trọng (%)

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông 88,74 86,36 84,67 82,92 74,62 Hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người 11,26 13,64 15,33 17,08 25,38

lao động phổ thông và nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người tăng nhanh qua các năm. Nếu như giá trị xuất khẩu của nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông chỉ là 2,008 tỷ USD năm 1998 thì giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này tăng lên 16,17 tỷ USD năm 2007 và 23,77 tỷ USD năm 2010. Tương tự như vậy, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người chỉ là 0,25 tỷ USD năm 1998, và giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này tăng lên 3,33 tỷ USD năm 2007 và 8,08 tỷ USD năm 2010.

Xét về cơ cấu xuất khẩu thì nhóm hàng cần nhiều lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thâm dụng lao động. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thâm dụng lao động có xu hướng giảm dần, từ 88,74% năm 1998 xuống còn 74,62% năm 2010. Ngược lại, nhóm hàng cần nhiều nguồn vốn con người lại có tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thâm dụng lao động tăng dần. Cụ thể là năm 1998 giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ chiếm 11,26% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thâm dụng lao động. Tỷ trọng này tăng đều qua các năm, 13,64% năm 2001, 15,33% năm 2004, 17,08% năm 2007 và 25,38% năm 2010. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam bắt đầu chuyên môn hoá xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người, mặc dù tỷ trọng của nhóm hàng này vẫn còn thấp.

10 nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông năm 2010 bao gồm các nhóm hàng sau đây: SITC 851, SITC 845, SITC 821, SITC 843, SITC 842, SITC 846, SITC 651, SITC 831, SITC 658 và SITC 844. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông được trình bày tại bảng 3.8.

Số liệu tại bảng 3.8 cho thấy, năm 1998, giày dép (SITC 851) là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông, tiếp đến là y phục mặc ngoài dành cho nam giới bằng vải dệt (SITC 842). Tuy nhiên, tỷ trọng của cả hai nhóm hàng này trong

hướng giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của giày dép trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông là 48,3% năm 1998. Tỷ trọng này giảm xuống còn 21,55% năm 2010. Tương tự như vậy, tỷ trọng của nhóm hàng y phục mặc ngoài dành cho nam giới bằng vải dệt (SITC 842) là 26,75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông năm 1998. Tỷ trọng này giảm xuống còn 8,47% năm 2010.

Bảng 3.8: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông

(ĐVT: %)

SITC Mô tả hàng hoá 1998 2001 2004 2007 2010

851 Giày dép 48,30 36,15 29,72 24,73 21,55 845 Quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc 3,19 3,67 12,77 12,89 14,28 821 Giường, tủ, bàn, ghế, … 3,33 6,25 11,00 14,62 12,53 843 Áo khoác, áo choàng bằng vải dệt hay kim móc 0,00 13,74 11,43 12,19 10,47 842 Y phục mặc ngoài dành cho nam giới bằng vải dệt 26,75 13,14 10,76 9,96 8,47 846 Đồ phụ trợ quần áo bằng vải dệt kim hay móc 0,00 4,49 5,68 6,20 6,46 651 Sợi dệt 1,35 2,72 2,09 2,56 5,57 658 Hàng may sẵn khác 2,75 2,42 2,71 2,73 3,42 831 Gương, hòm, valy, ví đựng đồ nữ trang 6,54 4,17 3,01 2,58 3,33 844 Quần áo trong bằng vải dệt 0,00 4,50 4,19 2,58 2,19 Hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông khác 7,81 8,74 6,65 8,95 11,73

Nguồn: Dựa trên số liệu của UNSD

Những nhóm hàng có tỷ trọng (trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều lao động) tăng dần bao gồm quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc (SITC 845), đồ phụ trợ quần áo bằng vải dệt kim hay móc (SITC 846). Trong đó, quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc (SITC 845) là nhóm hàng có tỷ trọng tăng nhanh hơn so với nhóm hàng đồ phụ trợ quần áo bằng vải dệt kim hay móc (SITC 846). Những nhóm hàng còn lại là những nhóm hàng có tỷ trọng (trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cần nhiều lao động) biến thiên không rõ rệt là như áo khoác, áo choàng bằng vải dệt hay kim móc

khẩu hàng hoá cần nhiều lao động; giường, tủ, bàn, ghế…(SITC 821) chiếm tỷ trọng khoảng 3,33 - 14,62%; sợi dệt (SITC 651) chiếm tỷ trọng khoảng 1,35 - 5,57%; hàng may sẵn khác (SITC 658) chiếm tỷ trọng khoảng 2,42 - 3,42%; gương, hòm, valy, ví đựng đồ nữ trang (SITC 831) chiếm tỷ trọng khoảng 2,58 - 6,54%; Quần áo trong bằng vải dệt (SITC 844) chiếm tỷ trọng khoảng 0,00 - 4,5%.

10 nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người năm 2010 bao gồm các nhóm hàng sau đây: SITC 897, SITC 899, SITC 763, SITC 784, SITC 674, SITC 642, SITC 699, SITC 621, SITC 625 và SITC 785. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con ngƣời

(ĐVT: %)

SITC Mô tả hàng hoá 1998 2001 2004 2007 2010

897 Đồ kim hoàn 5,08 5,76 6,17 6,84 33,93 674 Phổ quát bằng sắt hoặc thép 0,00 0,78 2,52 7,28 10,15 899 Hàng chế biến khác 22,12 16,19 11,46 10,73 6,57 784 Các bộ phận và phụ kiện của 722, 781, 782, 783 1,00 0,76 3,31 11,84 5,19 763 Máy thu thanh,… 1,30 0,07 0,40 7,89 3,85 699 Sản phẩm chế biến khác bằng kim loại thường 6,65 4,48 5,00 4,68 3,85 621 Vật liệu cao su 0,00 1,51 8,38 1,89 3,61 625 Lốp cao su, talông, lót vành và săm 5,66 3,33 2,76 3,03 3,54 642 Giấy và các-tông, cắt theo kích cỡ 11,67 8,45 3,92 4,61 3,25 785 Xe máy, xe đạp có hoặc không có động cơ 10,39 19,75 16,99 4,88 3,19 Hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người khác 36,12 38,93 39,09 36,32 22,88

Nguồn: Dựa trên số liệu của UNSD

Kết quả tính toán tại bảng 3.9 cho thấy đồ kim hoàn (SITC 897) là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người. Về thực chất, nhóm hàng này chỉ chiếm tỷ

vào năm 2010 chiếm tỷ trọng 33,93% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người. Nhóm hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ hai là phổ quát bằng sắt hoặc thép (SITC 674). Nhóm hàng này cũng có tỷ trọng tăng dần qua các năm. Trong khi tại năm 1998, tỷ trọng này chỉ là 0,00% thì đến năm 2010, tỷ trọng này đã đạt 10,15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người.

Ngược lại, nhóm hàng chế biến khác (SITC 899) lại có tỷ trọng giảm dần trong giai đoạn 1998 - 2010. Nếu như năm 1998, nhóm hàng này là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người, đạt 22,12% thì đến năm 2010 đã giảm xuống còn 6,57%, lùi xuống đứng vị trí thứ ba.

Ngoài ra, những nhóm hàng có tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cần nhiều nguồn vốn con người biến thiên không rõ ràng bao gồm: các bộ phận và phụ kiện (SITC 784), máy thu thanh (SITC 763), sản phẩm chế biến khác bằng kim loại thường (SITC 699), vật liệu cao su (SITC 621), lốp cao su, talông, lót vành và săm (SITC 625), giấy và các-tông, cắt theo kích cỡ (SITC 642). Riêng với nhóm hàng xe máy, xe đạp có hoặc không có động cơ (SITC 785) là mặt hàng đứng số một về tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cần nhiều nguồn vốn con người năm 2001 (19,75%), và giảm mạnh trong các năm sau, đến năm 2010 chỉ đạt 3,19%, đứng ở vị trí cuối cùng trong tổng số 10 nhóm hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cần nhiều nguốn vốn con người.

Số liệu ở bảng 3.9 cũng cho thấy rằng tỷ trọng của nhóm hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người còn lại (nhóm khác) thấp hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cần nhiều nguồn vốn con người. Tuy vậy, tỷ trọng này có biến động theo hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 1998 - 2004, sau đó giảm xuống 36,32% năm 2007 và giảm mạnh vào năm 2010 đạt 22,88% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cần nhiều nguồn vốn con người.

trình bày tại bảng 10. Số liệu tại bảng trên cho ta thấy xét về mặt giá trị xuất khẩu, nhìn chung các mặt hàng đều có giá trị xuất khẩu tăng dần qua các năm. Mặt hàng SITC-652 có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong số 20 nhóm mặt hàng kể trên qua các năm. Cụ thể, năm 2000 giá trị xuất khẩu là 1,454,147 nghìn USD và tính đến năm 2009 con số này đạt 4,071,269 nghìn USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu nhóm hàng này chỉ đạt 12,12%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của 20 nhóm hàng. Đứng thứ hai là vải dệt thoi chất lượng nhân tạo (SITC-653). Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tăng từ 126,7 triệu USD năm 2000 lên 2,7 tỷ USD năm 2009.

Bảng 3.10: 20 nhóm hàng thâm dụng lao động xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (ĐVT: nghìn USD)

SITC Mô tả hàng hoá 2000 2003 2006 2009 TTBQ (%) Tổng giá trị xuất khẩu hàng thâm dụng lao động 4.015.380 7.102.822 12.447.900 18.026.957 18,16

652 Vải bông dệt thoi. trừ loại vải khổ hẹp hay loại có kiểu dệt riêng 1.454.147 2.260.512 3.595.947 4.071.269 12,12 653 Vải dệt thoi chất lượng nhân tạo. trừ khổ ép hoặc có kiểu dệt riêng 126.722 1.016.679 1.417.938 2.741.028 40,71 654 Vải dệt thoi khác 231.903 644.085 1.783.495 2.434.203 29,85 655 Dệt kim hoặc móc 543.607 726.069 1.415.779 2.158.918 16,56 656 Vải tuyn. ren. thêu. ruybăng. dải trang trí 627.335 830.203 1.421.665 1.601.829 10,98 657 Sợi dệt kiểu đặc biệt và vải dệt đặc biệt 192.371 407.559 687.831 1.282.286 23,46 651 Sợi dệt 69.252 130.928 321.328 820.562 31,61 658 Hàng may sẵn khác. bằng toàn bộ hoặc chủ yếu bằng chất liệu dệt 166.194 243.325 330.147 595.061 15,23 659 Tấm trải sàn 95.767 161.761 371.327 535.831 21,08 664 Kính 218.989 319.476 394.484 426.915 7,70 665 Đồ thuỷ tinh 65.344 69.156 128.234 322.746 19,42 666 Đồ gốm 2.629 6.579 26.075 274.641 67,62 793 Tàu. thuyền và kết cấu nổi 2.798 12.589 100.964 266.050 65,88 812 Vệ sinh. hệ thống ống nước. sưởi ấm. chiếu sáng cố định 46.002 94.612 190.702 247.121 20,54 821 Giường. tủ. bàn. ghế. bộ phận của chúng. bộ đồ giường. chiếu. nệm 47.524 63.577 116.393 243.344 19,90 831 Gương. hòm. valy. ví đựng đồ nữ trang 16.777 42.565 119.665 159.555 28,44 842 Hàng may mặc bên ngoài bằng vải dệt dành cho nam giới 76.524 86.363 79.423 118.082 4,94 843 Áo khoác. áo choàng không tay bằng vải dệt hay kim móc 222 18.996 47.035 100.214 97,22 844 Quần áo lót bằng vải dệt 4.349 14.997 43.371 57.811 33,30 845 Quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc hoặc không 689 9.191 29.999 38.966 56,57

Nguồn: UNSD

nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ đạt 689 nghìn USD năm 2000 và 38.966 nghìn USD năm 2009. Khi xem xét về tốc độ tăng trưởng bình quân, qua bảng trên ta nhận thấy nhóm hàng áo khoác, áo choàng không tay bằng vải dệt hay kim móc (SITC-843) có tốc độ tăng trưởng cao nhất 97,22%. Đứng thứ hai là nhóm hàng đồ gốm (SITC-666) với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 67,62%. Hàng may mặc bên ngoài bằng vải dệt dành cho nam giới (SITC- 842) là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất 4,94% thuộc về nhóm hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)