5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Chính sách hỗ trợ
Chính sách hỗ trợ bao gồm các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm tác động một cách gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả và tỷ giá hối đoái, cũng như
chính sách sử dụng các đòn bẩy kinh tế,… Các chính sách này có thể có tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Về chính sách tỷ giá hối đoái, do có tác động đáng kể đến giá cả sản phẩm trên thị trường xuất nhập khẩu nên tỷ giá hối đoái được coi là một yếu tố quan trọng trong hoạt động ngoại thương. Chính phủ cần thường xuyên điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho giá trị đồng nội tệ không lên giá quá cao so với đồng ngoại tệ mạnh nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới là duy trì chính sách tỷ giá ổn định ở mức cân bằng hợp lý sau nhiều lần giảm giá trị đồng nội tệ. Chẳng hạn như Đài Loan, một quốc gia xuất khẩu gạo, đường là chủ yếu trong giai đoạn này. Đây là những mặt hàng mà độ co giãn của cầu đối với giá không cao nên việc phá giá đồng nội tệ không những không kích thích xuất khẩu nhiều mà còn gây ảnh hưởng không có lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sau khi Đài Loan cho ra đời nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là những sản phẩm có độ co giãn của cầu đối với giá cao thì Đài Loan đã thực hiện giảm giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Nhờ chính sách này mà Đài Loan đã thành công trong xuất khẩu.
Về chính sách đầu tư, kinh nghiệm thu hút đầu tư và tận dụng một cách có hiệu quả nhằm phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia này có thể được tóm tắt như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành mà các nhà sản xuất trong nước không có khả năng về vốn đầu tư và kỹ thuật hiện đại. Đây chính là nền tảng quan trọng để phát triển những ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh trên cả những mặt hàng thâm dụng lao động phổ thông và những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao.
- Chỉ thu hút đầu tư tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn hướng đến xuất khẩu để tạo điều kiện để các ngành này nhanh chóng phát triển và có được lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Chính phủ khuyến khích hợp tác với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới, trước hết là hợp tác trong gia công lắp ráp để phục vụ nhu cầu trong nước, sau đó là xuất khẩu sang các nước lân cận.