5. Bố cục của luận văn
4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
4.3.1.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Cơ cấu lợi thế so sánh của nước ta hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các sản phẩm chế tạo bậc thấp cần nhiều lao động phổ thông. Tuy nhiên, trong tương lai, xu thế của lợi thế so sánh không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ mà lại phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng trí tuệ chứa đựng trong sản phẩm. Lợi thế lao động rẻ chỉ có thể được xem như giải pháp tình thế và trong một giai đoạn nhất định. Để lao động tiếp tục là lợi thế so sánh, góp phần quan trọng vào năng lực sản xuất hàng nông sản xuất khẩu thì phải có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là đội ngũ lao động trong khu vực xuất khẩu.
tố quan trọng quyết định đến việc phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam về hàng thâm dụng lao động bởi lẽ yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí sản xuất một cách hợp lý. Các chính sách và giải pháp đối với nguồn nhân lực phải hướng vào giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, Nhà nước cần tích cực sử dụng các hình thức hỗ trợ được WTO
cho phép như hỗ trợ nghiên cứu triển khai để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thâm dụng lao động.
Hai là, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng, thực hiện dịch vụ tư vấn xuất
nhập khẩu, dịch vụ tiếp cận thị trường,… trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, trình độ năng lực, kỹ năng, tay nghề, tri thức khoa học cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên, công nhân và người lao động. Bồi dưỡng tri thức về hội nhập quốc tế cho lực lượng lao động và cán bộ trong các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương mại.
Ba là, cần có cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể để nâng cao năng
lực tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho lực lượng lao động thông qua các chương trình học tập, chương trình phổ biến kiến thức khoa học công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4.3.1.2. Chính sách về phát triển thị trường xuất khẩu
Trong điều kiện hiện nay, thị trường xuất khẩu có nhiều biến động khó dự đoán. Thêm vào đó, các quốc gia nhập khẩu thường có sự thay đổi về chính sách thương mại để đối phó với sự biến động của thị trường thế giới. Việt Nam là một thành viên của WTO. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên phải từng bước thuế quan hoá các hàng rào phi thuế quan. Tuy nhiên, song song với quá trình này, các quốc gia lại sử dụng linh hoạt các biện pháp, công cụ khác. Những quy định mới của các nước ngày càng tinh vi, phức tạp và đang là vấn đề khá mới mẻ, đầy thách thức đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
giá cả, chính sách của các nước, đặc biệt là các nước bạn hàng quan trọng, việc nhà nước hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp là rất cần thiết. Do đó, các giải pháp trong thời gian tới bao gồm:
Tiếp tục đổi mới về cả hình thức tổ chức và hệ thống cơ quan tham gia hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường. Phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp thương mại. Các tổ chức xúc tiến thương mại cần tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp như cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý, giúp giải quyết vướng mắc trong quan hệ thương mại. Các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán của Việt Nam cần phát huy vai trò tích cực của mình trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu và tiếp cận thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp cho các cơ quan quản lý những thông tin cập nhật về bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu và xây dựng chiến lược sản phẩm.
Cần phải phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để giảm giá thành, liên lạc tốt hơn nữa giữa chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở pháp lý để tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc tìm kiếm thị trường, khách hàng và tổ chức sự phối hợp hành động giữa các chủ thể ấy trong việc xử lý các tình huống khác nhau trên cùng một thị trường và cùng một loại hàng hoá.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nông sản thông qua các hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Quảng bá hàng hoá và
các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
4.3.1.3. Chính sách về xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu
Thương hiệu hàng hoá là cam kết và chỉ dẫn quan trọng cho người tiêu dùng biết đến những tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm. Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá trên thị trường quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh quốc tế, vừa là tiêu chí thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thương hiệu cho hàng xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, giải pháp trong thời gian tới sẽ bao gồm:
Một là, xác định được những thế mạnh của những mặt hàng mũi nhọn
của từng vùng để tập trung xây dựng thế mạnh đó cho khu vực.
Hai là, phải có một chiến lược phối hợp đồng bộ cho xây dựng thương
hiệu hàng xuất khẩu. Cần có một chiến lược tổng thể với những chương trình