Quyền lực của tiền

Một phần của tài liệu tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (Trang 79 - 86)

Theo A.Toffler ở xã hội ngày nay, bất luận tập quán xã hội hay là luật pháp của nước nào đi chăng nữa cũng đều cấm sử dụng bạo lực cơng khai. Nhưng cần phải thấy rằng sự rút lui của bạo lực để nhường bớt sân chơi này cho sự lên ngơi của của cải khơng phải là dựa trên lịng từ bi, bác ái của các tín đồ Cơ đốc, hoặc sự thân thiện của chủ nghĩa vị tha. Nguyên nhân là các phần tử tinh anh trong quá trình cách mạng cơng nghiệp, đã khơng cịn cần dựa vào bạo lực, thứ quyền lực cĩ phẩm chất thấp, mà tiến tới thời đại sử dụng kim tiền, nĩ là cơng cụ quyền lực thuộc phẩm chất bậc trung.

Thật ra, trước A.Toffler nhiều nhà tư tưởng cũng đã nĩi đến quyền lực của của cải, của tiền. Tiền như đã nĩi là cơng cụ quyền lực cĩ tính chất uyển chuyển hơn, nĩ cĩ tính đàn hồi hơn là bạo lực. Ngồi ra kim tiền cĩ thể mua chuộc bạo lực, mà bạo lực lại là phương tiện dùng để uy hiếp mạnh mẽ nhất.

Bởi vì cĩ tiền mua tiên cũng được, khơng cần phải trừng phạt cũng khơng cần phải uy hiếp, và phương thức mà con người sử dụng nĩ trong cuộc sống cũng hết sức đa dạng.

Sức mạnh của kim tiền, của vốn khơng ai cĩ thể chối cãi, nĩ cĩ một “sức mạnh thơi miên”, thậm chí cĩ lúc nĩ trở thành “quyền lực tối thượng”. Mặc dù chúng ta đều biết rằng tiền - vật chất chỉ là phương tiện của cuộc sống, nhưng đối với một số khơng nhỏ, tiền lại trở thành mục đích, cứu cánh của cuộc đời. Ở giai đoạn đầu khi tích lũy nguyên thủy tư bản phương Tây, giai cấp tư sản đã dùng mọi thủ đoạn kể cả cướp bĩc, lường gạt, thậm chí phải trả một cái giá rất đắt là đổ máu. Chính C.Mác khi nghiên cứu tư bản thời kỳ này đã nĩi rằng, lợi nhuận ba trăm phần trăm thì dưới giá treo cổ tư bản cũng sẵn sàng. Và cĩ lẽ khơng ai nĩi về đồng tiền và chủ nghĩa cá nhân thẩm hại, độc ác, đê tiện hay như C.Mác: “Trong xã hội tư bản đồng tiền là một vấn đề trung tâm của mọi quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè đều bị dìm chết trong dịng nước băng giá của đầu ĩc vị kỷ”. Khi diễn tả sự đê tiện của chủ nghĩa tư bản, C.Mác viết tiếp: “Tất cả những mối liên hệ phức tạp và muơn màu muơn vẻ ràng buộc con người phong kiến đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, khơng để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngồi mối lợi lạnh lùng với “lối trả tiền ngay” tiền trao cháo múc khơng tình nghĩa”. Thời kỳ này tiền được xem là thước đo của các giá trị và sự thành đạt, thậm chí theo C.Mác nĩ cĩ thể làm đảo lộn các giá trị chân thực của cuộc sống. Đồng tiền, Mác viết: “ nĩ biến lịng chung thủy thành sự phản bội, tình yêu thành lịng căm thù, lịng căm thù thành tình yêu, đức hạnh thành thĩi xấu, thĩi xấu thành đức hạnh, nơ lệ thành lãnh chủ, lãnh chủ thành nơ lệ, ngu ngốc thành thơng minh, thơng minh thành ngu ngốc”[63, 135] … Đồng tiền thực hiện được sự hịa hợp những điều khơng thể thực hiện được, nĩ buộc những cái đối lập phải ơm hơn nhau”. Cái mà trước đây William Shakespeare

khi phản ánh mặt trái của xã hội tư sản đã từng viết trong Timon thành Aten

và được C.Mác nhắc lại rằng:

“… Vàng! Vàng mầu vàng, lấp lánh quý giá! Khơng, Trời ơi! Khơng, tơi cầu xin thật sự.

Chút ít vàng ấy là đủ để biến đen thành trắng, xấu thành đẹp, sai thành đúng, thấp hèn thành cao quý, già thành trẻ, hèn nhát thành dũng cảm. Vàng đĩ sẽ đuổi các pháp sư và đệ tử của các ngài khỏi nơi thờ cúng của các ngài;

Nĩ giật gối dưới đầu người sắp lâm chung;

Cái tên nơ lệ mầu vàng ấy bảo đảm và phá bỏ những lời thề, ban phúc cho bọn người đáng nguyền rủa, làm cho người ta phải tơn thờ bệnh hủi nhợt, mang lại cho những tên ăn cắp chức tước, danh vọng và lời khen, trên chiếc ghế thượng nghị sĩ;

Làm cho mụ gĩa Trở thành cơ dâu mới;

Kẻ đã làm cho bệnh nhân bị ung nhọt thối tha trong bệnh viện cũng phải xua đuổi,

Thì nĩ được tơ điểm, làm cho thơm tho lại biến thành Một ngày thàng tư.

Thơi đi, kim loại đáng nguyền rủa,

Con điếm chung của lồi người, mày đã gây xích mích trong đám đơng các dân tộc”

Và sau đĩ:

“Ơi kẻ sát quân hiền lành, con người thân mến đã gây sự bất hịa Giữa cha và con! Con người làm ơ uế một cách xuất sắc

Chiếc giường trinh bạch nhất của thần Hymen! Thần Mars dũng cảm! Con người cám dỗ luơn luơn trẻ, tươi tỉnh, lịch sự và được yêu,

Vẻ huy hồng của anh xua tan tuyết trắng thiêng liêng Khỏi chiếc gối của thần Diana; Anh, thần thánh hữu hình, Anh gắn bĩ những cái trái ngược nhau lại với nhau

Và làm cho chúng ơm hơn nhau! Anh phát biểu bằng miệng của mọi người Và theo mọi ý nghĩa! Anh là hịn đá thử thách những quả tim, coi nhân loại, nơ lệ của anh, là quân phiến loạn!

Và bằng khí lực của anh, anh ném nhân loại vào trong những sự bất hịa làm cho nĩ tiêu vong,

Để khiến cho những con vật thành kẻ thống trị thế giới!”[63, 131].

Như vậy qua những trích dẫn trên ta đã rõ về quyền lực của tiền, nĩ cĩ thể nhảy múa trước thần thánh, kể cả những điều linh thiêng nhất là tơn giáo nĩ cũng cĩ thể xâm nhập, xoay vần.

Việt Nam chúng ta cũng cĩ khơng ít những câu ca dao, tục ngữ nĩi về sức mạnh của tiền: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”; “tay mang túi bạc kề kề, nĩi khuấy nĩi khĩa người nghe ầm ầm”; tiền là sức bật của lị so, là nỗi lo của con người, là nụ cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái cân cơng lý, cĩ tiền mua tiên, v.v… Vì tiền cĩ tính chất uyển chuyển hơn, cho nên nĩ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với những mục đích khác nhau, cĩ thể dùng để mua quan bán chức, đổi trắng thay đen, chạy án, mua chuộc, v.v… Nĩi tĩm lại mối liên hệ giữa tiền - quyền là mối liên hệ mang tính tất yếu và biện chứng, tiền cĩ thể thao túng được cả quyền lực, ngược lại quyền lực cũng mang lại lợi ích lớn – càng nhiều tiền hơn. Lã Bất Vi tể tướng nhà Tần khi đề cập đến quyền lực của kim tiền đã từng nĩi một câu nĩi nổi tiếng: “Trong việc buơn bán hàng trăm thứ hàng hĩa thì khơng cĩ gì lãi bằng buơn vua”. Để lên được chức tể tướng, thủ pháp chính trị của Lã Bất Vi cũng là sử

dụng sự uyển chuyển của kim tiền. Trong cuộc chiến tranh chống Taliban ở Afganishtan và cuộc chiến lật đổ chế độ Sadhdam Hussien ở Irắc, chính quyền Clinton cũng như chính quyền Bush thường dùng chiến lược quen thuộc “củ cà rốt và cây gậy”, tức là tiền phải đi trước súng đạn nếu hiểu theo một khía cạnh khác. Nước Mỹ trong các cuộc chiến tranh này đã bỏ một lượng lớn mỹ kim để mua chuộc các tướng lĩnh quân sự, tài trợ cho các phe phái đối lập, … Nếu khơng sử dụng phương pháp này thật khĩ cĩ thể nĩi đến việc bình định các khu vực này nhanh chĩng như vậy.

Kim tiền theo A.Toffler tuy khơng như cây súng cĩ hiệu quả rõ rệt, tức thì, nhưng thực ra cĩ nhiều thủ đoạn hơn để xoay trở, như thưởng phạt, là cơng cụ cĩ tính chất uyển chuyển hơn. Ơng cho rằng kim tiền trước kia khơng trở nên cơng cụ quyền lực chủ yếu là vì số người ủng hộ dùng cơng cụ này quá ít, lý do căn bản là khơng cần dùng đến tiền. Trước thời đại cơng nghiệp hĩa, nơng dân hồn tồn tự cấp tự túc. Một khi cơng xưởng thay thế nơng trang, con người khơng cịn tự cấp tự túc thì khơng thể khơng nhờ “Tiền” để sinh hoạt. Xã hội phải nhờ kim tiền khơng giống chút nào với xã hội “tự mình sản xuất” cũng đã sửa đổi mối quan hệ quyền lực của lồi người.

Quyền lực của bạo lực đương nhiên khơng tiêu tan mất, nhưng trong khi kim tiền trở nên cơng cụ chủ yếu khống chế sức lao động, thì hình thức và cơng năng của bạo lực cũng sửa đổi đi. Sự phát đạt của các quốc gia cơng nghiệp hĩa khiến cho bạo lực cũng bị lũng đoạn cĩ hệ thống, được đưa lẫn vào pháp luật, lại khiến con người ngày càng ỷ lại vào kim tiền. Những dạng thay đổi này theo A.Toffler, giúp cho giới thơng minh càng ngày càng hiểu biết cách vận dụng kim tiền, mà khơng cần đến bạo lực để sáng tạo địa vị của họ trong lịch sử. Đây mới là ý nghĩa đúng của sự chuyển dời quyền lực, chẳng những là quyền lực từ một người, một nhĩm chuyển đến một người, một nhĩm khác, mà cịn sửa đổi mơ thức và phân lượng của kim tiền, bạo lực và tri thức.

Ơng viết tiếp: “Ngày nay trong khi xã hội cơng nghiệp đã đem bạo lực sửa đổi mặt mày giấu lẫn vào trong luật pháp, chúng ta cũng đem kim tiền sửa đổi mặt mày thành hình thức khác”[88, t1, 87]. Và hiện nay khi chúng ta đã bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự phát triển tiếp tục của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cơng nghệ mới, chu kỳ sáng tạo ra sản phẩm mới được rút ngắn – hệ thống sáng tạo của cải mới được khai sinh, “chúng ta lại đang đứng trước một giai đoạn lịch sử quyền lực đang là khởi điểm mới của sự chuyển dời”[88, t1, 103].

Trên bình diện quốc tế, hiện nay khi nền kinh tế tồn cầu trưởng thành, thị trường tiền tệ thế giới khuyếch trương và phát triển quá mau, khiến bất cứ một cơ cấu riêng lẻ nào, từ xí nghiệp cho đến cá nhân đều trở nên nhỏ bé mờ mịt và chỉ cần tiền tệ của một quốc gia bị phá sản thì lập tức làn sĩng sẽ lan khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 bắt đầu ở Thái Lan và sau đĩ lan ra các nước Đơng Nam Á khác và cả khu vực là một minh chứng điển hình nhất cho những phân tích của A.Toffler.

Lần lại lịch sử tiền tệ chúng ta thấy rằng, ở buổi đầu thời đại cơng nghiệp hĩa, đại quyền tiền tệ tồn cầu đều nằm trong tay người châu Âu khống chế. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đại quyền ấy chuyển qua Bắc Mỹ. Địa vị bá chủ kinh tế của Mỹ từ đĩ cho đến nay vẫn được giữ nguyên. Tiền tệ trước đây cũng như hiện nay là nguồn gốc sinh ra quyền lực lan tràn khắp thế giới, thậm chí quyền lực của nĩ thâm nhập vào từng ngõ ngách của mỗi quốc gia. Tiền tệ mỗi lần vận chuyển đều cĩ thể đưa đến việc quyền lực tương đối của một miền hay trên cấp bậc quốc tế được phân phối lại. Như trong khi tiền đổ vào Trung Đơng thì các quốc gia Ả Rập đột nhiên cĩ quyền lực lớn trên trường chính trị quốc tế, Israel tức khắc bị cảm thấy cơ lập: Các quốc gia Ả Rập tài trợ kinh tế cho các nước châu Phi thì Jerusalem đoạn giao, v.v… Thế nhưng đầu năm 1980, khi tổ chức các quốc gia dầu hỏa tan rã, thì

thế lực chính trị của Ả Rập cũng suy thối. Và hiện nay trước xu thế tồn cầu hĩa, các nước dù lớn hay nhỏ đều tán thành lập một cơ cấu quyền lực tối cao, đĩ là những tổ chức siêu quốc gia. Chẳng hạn Ngân hàng trung ương châu Âu được thành lập, đồng tiền chung Châu Âu được sử dụng cũng là nhằm để cạnh tranh với đồng Yen của Nhật, đồng USD của Mỹ, …

Xuất phát từ yêu cầu của xu hướng quốc tế hĩa và tồn cầu hĩa nền kinh tế thế giới, các lãnh tụ chính trị châu Âu đề nghị thủ tiêu tiền tệ mỗi nước mà sáng tạo ra một thứ tiền tệ mới cĩ thể thích dụng cho tồn châu Âu. Giới học thuật cũng như giới tiền tệ đều hơ hào tán thành việc thành lập một Ngân hàng trung ương trên cấp bậc thế giới để quốc tế hĩa cơng cuộc kinh doanh. Mặc dù một số nước muốn duy trì một loại quyền lực tiền tệ riêng của mình, chẳng hạn cựu thủ tướng nước Anh Thacher khơng mấy tán thành các tổ chức siêu quốc gia, tuy nhiên tại các hội nghị cấp cao G7,G8, WEF (diễn đàn kinh tế thế giới) vẫn cứ yêu cầu: cùng nhau phối hợp chính sách tiền tệ, như lợi suất, hối suất v.v…

Như vậy rõ ràng khi chính sách tiền tệ chung của khu vực hay trên cấp độ quốc tế được thực hiện, quyền lực Ngân hàng trung ương của các quốc gia sẽ bị suy giảm. Từ thực tế trên A.Toffler đi đến dự đốn: “tương lai chỉ trong vịng vài thập niên nữa, trong giới tiền tệ tồn cầu phái dân tộc và phái quốc tế, đối đầu với tính chất tân quản lý mở rộng sẽ xảy ra cuộc tranh chấp quyền lực với nhau, … kết quả là thay vào đĩ, hệ thống sáng tạo của cải mới của thế giới sẽ xung đột với nhau”, và ơng xác định”cuộc chiến tranh nhằm uốn nắn lại hệ thống tiền tệ tồn cầu nhất định sẽ ngày càng yếu, những anh hùng quá khứ xưng hùng xưng bá một thời sẽ bị quên lãng”[88, t1,110-111]. Tuy nhiên, cuộc tranh đoạt quyền lực của cải thế giới này khơng hẳn là bộ mặt tồn bộ của tương lai, mà sự biến đổi to lớn là biến đổi bản chất của cải. Hệ thống sáng tạo của cải mới hồn tồn của thế kỷ XXI sẽ mang lại một biến đổi lớn cho sự phân phối quyền lực. Hệ thống mới này là sự trao đổi và phổ biến

nhanh chĩng tư liệu, sáng kiến, phù hiệu và ý nghĩa tượng trưng. Nĩ làm nên cái mà chúng ta gọi là nền “kinh tế tượng trưng”, “kinh tế siêu tượng trưng” hay nĩi cách khác quyền lực của nền kinh tế hiện vật sẽ được thay thế bằng quyền lực của nền kinh tế tri thức. Điều này cĩ nghĩa là: “Chúng ta phải nhận thấy rằng trí tuệ chính là nguồn gốc của của cải mới. Khơng phải là đất đai, tiền bạc, nguyên vật liệu, hay cơng nghệ mà chính là khối ĩc và kỹ năng của con người”[34, 53].

Một phần của tài liệu tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (Trang 79 - 86)