Phẩm chất của quyền lực

Một phần của tài liệu tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (Trang 70 - 76)

Khi bàn về phẩm chất của quyền lực, trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực, A.Toffler đã chỉ ra nguồn gốc và kể tên từng loại quyền lực trong xã hội, sau đĩ đi sâu phân tích về từng loại quyền lực và cho biết vai trị, vị trí hay nĩi cách khác là sức mạnh của từng loại quyền lực. Ơng kể tên ba loại quyền lực cĩ tính chất căn bản của quan hệ chỉ huy – phục tùng là quyền lực của bạo lực, quyền lực của của cải (tiền) và quyền lực của tri thức. Trong ba loại quyền lực đĩ ơng nhận định quyền lực của bạo lực cĩ phẩm chất thấp nhất, quyền lực của tiền cĩ phẩm chất bậc trung và quyền lực cĩ phẩm chất cao nhất là quyền lực của tri thức. Sau khi xác định phẩm chất cao nhất và cĩ tính chất dân chủ hơn các loại lực khác, ơng đã cổ xúy cho chúng ta chiếm đoạt loại quyền lực này. Quyền lực của tri thức – loại quyền lực của tương lai, bởi

vì tri thức theo ơng là cái cĩ tính chất lấy khơng bao giờ hết, dùng khơng bao giờ cạn.

Theo A.Toffler khi nĩi đến phẩm chất quyền lực, chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu nguồn gốc của nĩ. Nguồn gốc quyền lực bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nĩ cĩ thể cĩ được do cha truyền con nối – cha nhường ngơi cho con; cha để lại tài sản cho con,… quyền lực cũng cĩ thể cĩ được từ cơ may cuộc đời, hay là người biết nắm bắt cơ hội, là người cĩ uy tín, … Tuy nhiên theo ơng, “ba nhân tố quan trọng nhất để xác định quyền lực là bạo lực, của cải và tri thức. Mỗi nhân tố trong trị chơi tranh giành quyền lực đều cĩ những hình thức khác nhau”[88, t1, 37]. Truyền thống phương Tây coi trọng điểm của quyền lực là “Lượng”. Nhưng khi đề cập đến “Lượng” thì họ lại quên mất một điểm yếu là “phẩm chất quyền lực”. Bởi lẽ, cường độ của quyền lực thường là khơng giống nhau. Ngay tại trường học, bệnh viện, xí nghiệp, cơng đồn và chính phủ cĩ sự đấu tranh về quyền lực là thấy ngay “phẩm chất” quyền lực luơn luơn thắng thế. Đương nhiên bạo lực là sức mạnh cĩ hiệu quả trực tiếp đáng sợ nhất. Hơn nữa bạo lực thường ẩn tàng trong pháp luật thành văn, thậm chí cả trong chính sách. Rồi chính quyền nào cũng phải dựa vào những đội vũ trang đặc biệt như quân đội, cảnh sát, nhà tù, … để buộc người khác phải chấp hành chính sách của họ. Điều đĩ khơng đâu khơng cĩ, và tất nhiên ta phải tiếp nhận bạo lực “quan quyền” và dựa vào tính chất ẩn tàng của bạo lực mới cĩ thể bảo tồn được cuộc sống của nhân dân khơng bị bạo lực uy hiếp, để cho guồng máy xã hội được vận động theo đúng quỹ đạo.

Thật ra sự phản tác dụng của bạo lực bao giờ cũng cĩ, “nĩ khơng chỉ xui mỗi người phải mang một quả chùy, mà cịn buộc mỗi người phải xoay xở mua cho mình khẩu súng cĩ nịng lớn hơn người khác”[88, t1, 40]. Kết quả là đưa đến sự chạy đua về vũ trang, càng làm tăng mối hiểm nguy cho mọi người (Mỹ – Nga trong chiến tranh lạnh; Pakistan – Ấn Độ, …). Lịch sử hàng nghìn năm của văn minh nhân loại cho thấy, diệt trừ cái ác này bằng những

cái ác khác, sẽ làm này sinh những cái ác mới, tạo vịng tuần hồn địi nợ máu, kích hoạt những diễn biến khủng khiếp theo quy luật biện chứng của cái ác. Bởi vì nợ máu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho nên máu – nợ máu – máu – lại nợ máu – lại địi nợ máu (Isreal – Palestin; các giáo phái ở Irắc, … là một ví dụ như vậy). Hồng y Renato Martine, Chủ tịch hội đồng tư pháp và hịa bình của Tịa thánh Vatican khi đề cập đến những sự biến mới nhất ở Irắc cho biết: “Đối với tơi, trừng phạt một tội ác bằng một tội ác cĩ nghĩa là chúng ta vẫn cịn giữ quan điểm đổi một con mắt lấy một con mắt, đổi một chiếc răng lấy một chiếc răng”[96, 155]. Triết lý phương Đơng (Phật giáo) nhắc nhở chúng ta rằng: Bạo lực sinh ra bạo lực, chiến tranh sinh ra chiến tranh, giết người là người giết, hơn người là người hơn; lấy ốn báo ốn, ốn lại chất chồng, lấy đức báo ốn, ốn khắc tiêu tan.

A.Toffler cho rằng, “Nhược điểm của bạo lực hay bức hiếp là thiếu tính chất đàn hồi, mà chỉ dùng để xử phạt, nên nĩ được kể là thứ quyền lực cĩ phẩm chất quá thấp”[88, t1, 41]. Chính vì vậy mà lấy bạo lực so sánh với của cải thì hệ số của cải cao hơn. Mọi người đều biết sức mạnh của đồng tiền trong cuộc sống, cĩ tiền mua tiên cũng được, khơng cần phải trừng phạt cũng khơng cần phải uy hiếp, hơn nữa so ra phương thức của nĩ cũng đa dạng. Và cách sử dụng của nĩ cũng cĩ thể là chính mà cũng cĩ thể là tà. Do đĩ tiền của cĩ tính đàn hồi hơn là bạo lực. Vì vậy trong nấc thang quyền lực, của cải cĩ thể đem lại quyền lực phẩm chất bậc trung.

Tuy nhiên đối với thời đại của ngày hơm nay, ơng khẳng định:“phẩm chất quyền lực cao nhất là hãy vận dụng tri thức”[88, t1, 41], “Tri thức chuyển mình biến thành phẩm chất quyền lực tối cao ngày nay, nĩ thay đổi địa vị phụ thuộc vào tiền bạc và bạo lực, mà thành ra vai trị cốt tủy của quyền lực, thậm chí nĩ cịn mở rộng nguyên tắc tối cao của hai sức mạnh trước là bạo lực và của cải”[88, t1, 45]. Đây cũng là cơ sở để hiểu rõ tiền đề biến đổi quyền lực trong tương lai, và cũng cĩ thể dùng nĩ để giải thích nguyên nhân

tồn cầu tranh giành quyền khống chế tri thức và sự truyền bá thơng tin hiện nay.

Quyền lực cĩ phẩm chất cao khơng phải là việc đơn giản, trong đĩ nĩ giải tỏa hết mọi điều mà ta buộc kẻ khác phải miễn cưỡng hành động theo ý của ta. Hệ số quyền lực cĩ phẩm chất cao, muốn so sánh là cứ nhìn vào nguồn tư liệu, càng dùng ít mà hiệu suất lại cao cùng đạt được mục tiêu. Tri thức mà vận dụng được kết quả thích đáng, thường khiến cho đối phương vui vẻ tiếp thu kế hoạch hành động của ta. Thậm chí cịn khiến đối phương tự sáng tạo ra kế hoạch, chương trình hành động như ý ta muốn.

Khi đề cập đến quyền lực, ở thời cổ đại ơng cha ta cĩ khơng ít những câu chuyện thần thoại phản ánh việc tranh dành quyền lực trong xã hội bằng các cơng cụ như bạo lực, của cải và tri thức. Để mơ tả ba loại quyền lực trên, A.Toffler đã viện dẫn thần thoại của Nhật Bản. “Vị thần Thiên Chiếu – thần vật tượng trưng cho quyền lực hồng gia – cĩ ba thứ của quý mang trên mình là: Kiếm, ngọctấm kính. Ý nghĩa tượng trưng của kiếm là bạo lực, của

ngọc là của cải, cịn tấm kính ở đây được hiểu là để thần Thiên Chiếu nhìn thấy mình trong kính – làm tăng thêm sự hiểu biết về chính mình, kính cũng là đại biểu cho một thứ năng lực, cho sức mạnh thần thánh của bà, cũng cĩ thể hiểu đĩ là sức hiểu biết hay là tri thức. Ba thứ ấy kết hợp lại thành một hệ thống tương hỗ hoạt động, và ba thứ đĩ cĩ thể thay đổi cho nhau. Cầm một khẩu súng cĩ thể buộc kẻ khác mĩc túi đưa tiền hay thốt ra những điều cơ mật. Tiền của cĩ thể mua súng hay mua tin tức, thơng tin, mà thơng tin cũng cĩ thể mang lại của cải hay nâng cao tiềm năng bạo lực. Về mặt chính trị, chính phủ cĩ thể dùng bộ máy cưỡng chế để giam cầm bắt bớ những kẻ phản đối mình, dùng tiền để mua sự ủng hộ hay phê bình đả kích, thậm chí cĩ thể chế tạo ra sự tán thành, đồng ý hay thao túng cả chân lý”[88, t1, 38].

Tuy nhiên, trong ba cơng cụ đĩ, hữu dụng trên hết vẫn là tri thức. “Tri thức mới là chìa khĩa để mở cổng bá quyền kinh tế thế kỷ XXI”[88, t1, 30], nĩ cĩ thể được dùng để khen thưởng, khuyến khích hay trừng phạt, thuyết phục. Thậm chí A.Toffler cịn cho rằng, nĩ cĩ khả năng chuyển hĩa, như biến kẻ thù thành bạn. Hơn nữa chỉ cần nắm vững chính xác thơng tin là cĩ thể tránh được những lãng phí của cải và sức lực, điều này đã được chứng minh bằng những hoạt động thực tiễn. Do đĩ ngồi tính chất đàn hồi, tri thức cịn cĩ sứ mệnh khác, nĩ trở thành cội nguồn đặc biệt của quyền lực tối cao trong tương lai.

Khi nhấn mạnh vai trị tri thức, A.Toffler viết: “Như bạo lực là cái gì cĩ tính cách hữu hạn, trong khi thực hiện sự hủy diệt, tấn cơng hay phịng ngự, con người chỉ cĩ thể vận dụng sức lực đến một mức độ nào đĩ mà thơi. Của cải cũng cùng một cách thể hiện như vậy. Tiền của khơng thể mua hết tất cả, dù là núi vàng, núi bạc cũng cĩ ngày khánh tận. Trong khi tri thức khơng bị hạn chế như vậy, ngược lại chúng ta cĩ thể truy tầm nĩ mãi mãi đến tối đa”[88, t1, 47]. Ơng viện dẫn lời của Zenon – triết gia Hy Lạp cổ đại rằng nếu một khách lữ hành mỗi ngày chỉ đi được một nửa đoạn đường theo mục tiêu của mình hướng tới thì vĩnh viễn khơng sao anh ta cĩ thể đạt đến mục đích cuối cùng. Bởi vì luơn luơn cịn một nửa đoạn đường phải đi. Từ gĩc độ tri thức mà nhìn về ý nghĩa hàm súc của câu nĩi ấy, thì chúng ta biết rằng, tự mình khơng bao giờ đạt đến điểm tột cùng bất cứ một tri thức nào. Nhưng chúng ta luơn luơn cĩ thể vượt lên từng bước một, hiểu được bất cứ mục tiêu sự vật nào bằng cách chia sẻ tài nguyên dựa trên cơng cụ hỗ trợ nhận thức mới – máy vi tính, mạng internet, v.v…. Vì vậy tri thức dàn trải kéo dài đến vơ tận.

Khi so sánh tính chất khác biệt của tri thức với tiền của và bạo lực, ơng chứng minh rằng, nếu tơi đang dùng một cây súng thì khơng thể cùng lúc anh cũng dùng chính cây súng ấy; cũng như vậy, nếu tơi đang dùng một số tiền thì

khơng thể cùng lúc anh cũng dùng số tiền giống như vậy. Nhưng chúng ta lại cĩ thể cùng một lúc dùng một tri thức như nhau để duy trì hay đả kích đối phương; thậm chí cĩ thể khích động xuất phát nhiều tri thức mới. Ơng đi đến kết luận: “Tri thức cĩ tính chất lấy khơng bao giờ hết được”, “dùng quyền lực tri thức đấu tranh, cùng với việc sử dụng quyền lực bạo lực và của cải đấu tranh khác xa nhau”, và ơng cho rằng “Theo định nghĩa quyền lực, thì bạo lực và của cải nên quy về sở hữu của kẻ giàu cĩ hay người mạnh; nhưng dựa vào tri thức ngày nay thì người yếu đuối và kẻ nghèo hèn đều cĩ thể chuyển mình đoạt lấy quyền lực”. Và bằng tuyên bố “tri thức là cội nguồn quyền lực cĩ tính cách dân chủ hơn cả”[88, t1, 48] đã kích thích tinh thần khơng chỉđối với hàng triệu thanh niên trẻ ngày nay trong việc trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để khẳng định vị trí của mình, mà nĩ cịn đồng thời vừa là một lời cảnh báo vừa là một lời khuyên đối với các nhà nước – chính phủ trong việc thực hiện quá trình dân chủ hĩa xã hội trong tương lai. Chính vì vậy mà hiện nay các đảng phái đương quyền cĩ thể dùng bộ máy cưỡng chế, tạo ra những uy hiếp và trấn áp, tuy nhiên họ cũng cần phải dựa vào tri thức để củng cố thế lực của mình. Điều đĩ chứng minh rằng mỗi phe phái đang cĩ quyền lực, từ gia trưởng đến các cơng ty, nhà máy xí nghiệp, tập đồn hay chủ tịch, thủ tướng, tổng thống một quốc gia đều luơn luơn muốn khống chế chất lượng của tri thức và quản lý việc truyền bá nĩ trong phạm vi của mình. Bởi vì “Trong cuộc đấu tranh quyền lực tương lai, sẽ càng ngày càng tập trung vào việc nắm được và khống chế quyền lực truyền bá tri thức”[88, t1, 49].

Như vậy, bạo lực, của cải và tri thức là ba nhân tố quyết định sự phân phối quyền lực trong xã hội. Fracis Bacon với khẩu hiệu “tri thức là sức mạnh” dù đã phác họa cấp bậc của tri thức với quyền lực, nhưng ơng chưa nĩi đến mối quan hệ tương hỗ giữa tri thức với bạo lực và của cải. Và từ trước đến nay cũng chưa hề cĩ ai phân tích đến quan hệ biến đổi cĩ tính chất cách mạng trong tam giác vàng quyền lực cả. Do đĩ cĩ thể đi đến kết luận,

A.Toffler là người đầu tiên phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tri thức với bạo lực; tri thức với của cải; bạo lực với của cải và đặc biệt là đã phân tích sự biến đổi (chuyển dịch) cĩ tính chất cách mạng trong tam giác vàng quyyền lực này.

Một phần của tài liệu tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (Trang 70 - 76)