Tư tưởng về ba làn sĩng văn minh

Một phần của tài liệu tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (Trang 44 - 48)

Tư tưởng về ba làn sĩng văn minh hay cịn gọi là học thuyết ba làn sĩng được xây dựng trong tác phẩm Làn sĩng thứ ba. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng của Alvin Toffler, tác phẩm đã đưa tác giả lên vị trí nhà văn, nhà tương lai học nổi tiếng thế giới.

Thuyết ba làn sĩng nhằm lý giải những biến đổi sâu rộng đang diễn ra trên khắp thế giới, trong mọi lĩnh vực, từ đời sống kinh tế, xã hội đến gia đình, tình yêu và hạnh phúc của mỗi cá nhân. Nĩ chỉ rõ những biến đổi mang tính cách mạng trong khoa học – kỹ thuật và xã hội hiện đại, cùng những ảnh hưởng của nĩ trong việc xây dựng tương lai. Để xây dựng thuyết ba làn sĩng, Alvin Toffler đã tổng hợp quy mơ lớn nền văn minh của lồi người, miêu tả nền văn minh cũ và phác họa hình ảnh một nền văn minh tương lai. Vi tính, thơng tin và khoa sinh hố là cơ sở của nền kinh tế tương lai mà nĩ đề cập đến. Thuyết ba làn sĩng trình bày một quan điểm hồn tồn khác so với thuyết thích nghi. Thuyết này cho rằng thế giới khơng trở thành điên loạn và dưới những biến cố dường như vơ nghĩa, đã xuất hiện mơ hình đầy hy vọng và rất kỳ lạ. Nền văn minh mới này rất cách mạng, nĩ thách đố tất cả những gì chúng ta cho là đúng trong quá khứ, những quan hệ quyền lực cũ, những cách suy nghĩ cũ, những cơng thức cũ, giáo điều, … Thế giới đang nhanh chĩng thay đổi từ sự va chạm của những giá trị và cơng nghiệp mới, những mối quan hệ địa chính trị mới, những lối sống và cách thơng tin mới; đang địi hỏi những tư tưởng và sự tương tự mới, những cách phân loại và những khái niệm mới. Theo tác giả “Chúng ta khơng thể đưa thế giới phơi thai của ngày mai vào thế giới truyền thống của ngày hơm qua”[87, 10].

Tuy nhiên, khi phát hiện nhiều mối quan hệ mới đang nảy sinh, từ việc thay đổi các dạng năng lượng và các hình thức mới về cuộc sống gia đình, đến các phương pháp sản xuất tiên tiến và phong trào tự cứu giúp nhau, chúng ta đột nhiên thấy rằng chính những điều kiện gây ra các mối nguy hiểm to lớn lại đang mở ra những tiềm lực mới kỳ diệu. Do đĩ, thuyết ba làn sĩng chỉ cho chúng ta thấy những tiềm lực mới này. Nĩ cho rằng chính trong sự tàn phá và suy tàn, chúng ta cĩ thể tìm thấy những bằng chứng rõ ràng về sự hồi sinh và sức sống. Và cịn cho thấy với sự thơng minh và mội ít may mắn thì nền văn minh mới xuất hiện cĩ thể là lành mạnh, hợp lý, hợp với khuơn phép và dân chủ hơn bất kỳ nền văn minh nào mà chúng ta đã biết. Theo Alvin Toffler “nếu những lý luận của tác phẩm này là chính xác thì cĩ những lý do xác đáng

để lạc quan, ngay cả nếu những năm quá độ sắp đến dường như sẽ là đầy giơng tố và khủng hoảng”[87, 11].

Thuyết ba làn sĩng miêu tả nền văn minh cơng nghiệp đang chết theo nghĩa của những lĩnh vực cơng nghiệp, xã hội, tin tức, quyền lực, và sau đĩ được sắp xếp để chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào mỗi phạm vi đĩ đang chịu sự thay đổi cách mạng trong thế giới ngày nay. Nĩ cố gắng chỉ cho biết những mối quan hệ giữa những phạm vi với nhau, cũng như là với phạm vi sinh học và phạm vi tâm lý, cấu trúc của những mối quan hệ tâm lý và cá nhân, mà thơng qua đĩ những thay đổi trong thế giới bên ngồi ảnh hưởng tới cuộc sống riêng tư nhất của chúng ta.

Thuyết ba làn sĩng cho rằng một nền văn minh cũng sử dụng một số quy trình và nguyên tắc nhất định, và nĩ phát triển khái niệm “siêu ý thức hệ” để giải thích thực tế. Tác giả cho rằng, “một khi chúng ta hiểu được làm thế nào những phần này, quy trình này và nguyên tắc này cĩ liên quan tới nhau, và làm thế nào chúng biến đổi lẫn nhau, phác hoạ ra những luồng thay đổi mạnh mẽ, chúng ta sẽ hiểu hơn về làn sĩng thay đổi khổng lồ đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ngày nay”[87, 12].

Khi nghiên cứu sự phát triển của lịch sử lồi người, đặc biệt là nhìn vào lịch sử phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất qua mỗi giai đoạn, Alvin Toffler chia nền văn minh làm ba phần, hay cịn gọi là ba làn sĩng. Làn sĩng thứ nhất với giai đoạn văn minh nơng nghiệp; làn sĩng thứ hai với giai đoạn văn minh cơng nghiệp; làn sĩng thứ ba với giai đoạn văn minh hậu cơng nghiệp.

V làn sĩng th nht

Alvin Toffler chia nền văn minh của làn sĩng thứ nhất – văn minh nơng nghiệp – làm hai giai đoạn: giai đoạn nguyên thủy và giai đoạn văn minh. Giai đoạn nguyên thủy là điểm khởi đầu của lịch sử lồi người. Nĩ ở vào khoảng 8000 – 10.000 năm TCN trở về trước, giai đoạn này cuộc cách mạng nơng nghiệp chưa xuất hiện, cho nên chưa thể cĩ văn minh nơng nghiệp. Giai

đoạn văn minh, theo Alvin Toffler, bắt đầu khoảng 8000 – 10.000 năm TCN. Cuộc cách mạng nơng nghiệp xuất hiện và kéo dài cho đến những năm 1650 – 1750. Biểu tượng của làn sĩng thứ nhất là cái cuốc. Quan điểm của ơng về làn sĩng thứ nhất chủ yếu thể hiện ở các nội dung kinh tế, chính trị và gia đình, nhịp điệu cuộc sống và những quan hệ với thời gian. So với xã hội hiện đại, thì trong làn sĩng thứ nhất hồn cảnh tự nhiên cịn đè nặng lên đời sống xã hội.

V làn sĩng th hai

Theo Alvin Toffler, từ những năm 1650 – 1750, làn sĩng thứ hai – văn minh cơng nghiệp – bắt đầu. Sở dĩ như vậy vì ơng cho rằng trong làn sĩng thứ nhất tuy đã cĩ một số dấu hiệu của làn sĩng thứ hai nhưng đĩ chỉ là cá biệt. “Chúng chưa bao giờ được tập hợp trong một hệ thống chặt chẽ. Do đĩ, cho đến những năm 1650 – 1750 chúng ta mới cĩ thể nĩi về một thế giới làn sĩng thứ hai” [87, 29]. Nền văn minh này thống trị đến năm 1950, biểu tượng của nĩ là nhà máy.

Alvin Toffler thực hiện việc mơ tả, phân tích làn sĩng thứ hai trên nhiều mặt với nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng. Vẫn là trên các vấn đề chủ yếu như kinh tế, chính trị, xã hội, gia đình, đặc biệt hơn là sự xung đột giữa làn sĩng thứ nhất và làn sĩng thứ hai, nhưng ơng thể hiện các nội dung này trong rất nhiều mối liên hệ, qua đĩ ơng phác họa khá đầy đủ và chính xác diện mạo của làn sĩng thứ hai.

V làn sĩng th ba

Theo Alvin Toffler, làn sĩng thứ ba – văn minh hậu cơng nghiệp được đánh dấu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đĩ là vào năm 1956 là năm đầu tiên ở Hoa Kỳ, số nhân viên mặc “áo cổ trắng” và nhân viên dịch vụ đã vượt về số lượng so với nhân viên mặc “áo cổ xanh”. “Đĩ là chỉ báo sớm sủa nĩi lên rằng nền kinh tế “ống khĩi” của làn sĩng thứ hai đang lu mờ dần và một nền kinh tế mới mẻ của làn sĩng thứ ba đã bắt đầu ra đời”[90, 82]. Alvin Toffler khẳnh định: “Đây cũng chính là thập niên chứng kiến việc đưa vào sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, đi lại bằng máy bay phản lực thương mại, viên

thuốc tránh thai và nhiều cách tân tác động mạnh khác”[90, 42]. Biểu tượng của làn sĩng thứ ba là chiếc máy vi tính.

Mơ tả, phác họa, dự báo về làn sĩng thứ ba, Alvin Toffler đề cập đến khơng ít vấn đề. Trong đĩ, ơng tập trung sự chú ý vào những vấn đề nổi bật bao gồm thơng tin, cách thức tổ chức sản xuất, ứng xử của con người cũng như những biểu hiện trong việc thực hiện quyền lực chính trị.

Như vậy, qua việc phân chia lịch sử lồi người ra thành các làn sĩng khác nhau, Alvin Toffler cố chứng minh rằng nền văn minh của làn sĩng thứ ba sẽ ra đời và dần thay thế làn sĩng thứ hai – nền văn minh cơng nghiệp ống khĩi. Trong làn sĩng thứ ba này, ơng đặc biệt chú trọng đến sự nở rộ, lên ngơi của truyền thơng, thơng tin, tri thức khoa học. Tư tưởng về ba làn sĩng văn minh cũng chính là cơ sở để sau này ơng đưa ra tư tưởng về quyền lực tri thức.

Một phần của tài liệu tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (Trang 44 - 48)