Khuynh hướng thực chứng – khoa học và thuyết kỹ trị trong triết học

Một phần của tài liệu tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (Trang 31 - 41)

triết học phương Tây

* Khuynh hướng thc chng – khoa hc na sau thế k XIX

Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học

và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người. Chủ nghĩa thực chứng đã trở thành một chủ đề thường xuyên trong lịch sử tư tưởng phương Tây từ thời Hy Lạp cổ đại cho tới thời hiện đại.

Khuynh hướng thực chứng là hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy lý, người khởi xướng là Auguste Comte - nhà triết học và xã hội học người pháp, sau đĩ là hàng loạt đại biểu nổi tiếng khác là H.Spencer, J.S.Mill, E.Mach, B.Russell, … Từ những năm 50 của thế kỷ XIX trở đi, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên đem lại cho một số triết gia niềm tin lấy khoa học làm chỗ dựa tinh thần. Trong điều kiện mới của sự phát triển xã hội, rất nhiều triết gia khơng cịn mặn mà với loại triết học thuần túy tư biện, vì theo họ loại triết học này với những nguyên tắc tiên thiên, khơng tính tới kinh nghiệm, nĩ khơng đủ khả năng tổng kết những thành quả về mặt tri thức, khơng giải quyết được những vấn đề do cuộc sống đặt ra và cũng khơng đĩng gĩp vai trị chỉ đường cho khoa học. C.Mác đã từng phê phán loại triết học này, bằng luận điểm cĩ tính cách mạng trong lịch sử triết học: “Các nhà triết học trước đây chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”. Do vậy, cĩ thể thấy rằng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX triết học phương Tây

ngày càng chú trọng đến phương pháp, thậm chí một số triết gia xem xét triết học từ gĩc độ phương pháp thuần tuý. Họ chủ trương giải quyết những vấn đề của đời sống, giải thích chân lý sự việc dựa trên nguyên tắc duy lý và nguyên tắc thực chứng trực tiếp, lơgích khoa học, triết học khoa học. Tất cả những sự kết hợp này trong hệ tư tưởng tư sản phương Tây đã hình thành nên cái gọi là chủ nghĩa duy khoa học. Họ tuyên bố rằng giá trị thực sự của một học thuyết khơng hẳn ở những cuộc tranh luận về ý nghĩa của tồn tại, về bản chất của đời sống con người hay triển vọng của lịch sử, mà là ở việc xác định xem phương pháp nào giúp chúng ta đi sâu vào tồn tại của sự vật, lột tả được bản chất của đời sống và từ đĩ tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự tìm ra lời giải đáp về số phận của chính mình và của nhân loại. Đĩ cũng là sự phản ánh quá trình chuyển hướng của triết học cho phù hợp với yêu cầu của trật tự xã hội tư bản sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản. Giờ đây, mối quan tâm khơng cịn dành cho cách mạng xã hội, mà dành cho cách mạng tri thức, tìm kiếm phương pháp thích hợp gĩp phần làm lành mạnh hĩa mơi trường xã hội. Chủ nghĩa duy khoa học lạc quan của thế kỷ XIX khơng cịn nữa. Giờ đây, tiến bộ khoa học, kỹ thuật được trình bày phù hợp với quy luật hiện đại về lợi nhuận. Nĩ được xem như một sự bắt buộc khơng cho con người được lựa chọn mà phải phục tùng những gì là “duy lý” và cũng được xem như nguồn gốc của những biến đổi thường là xấu, từ đĩ buộc phải coi nhiều tư tưởng, nhiều lo lắng và nhiều xung đột ở kỷ nguyên của xã hội cơng nghiệp là đã lỗi thời. Xã hội duy lý cĩ những biến đổi thì những ứng xử khác với nĩ cũng phải đổi thay.

Chủ đề về sự duy lý cũng là chủ đề cơ bản của hệ tư tưởng tư sản hiện đại, bởi vì hình thức mới này của chủ nghĩa duy khoa học cho phép che lấp mối liên hệ giữa việc sử dụng khoa học và lợi ích tài chính, xĩa nhịa tầm

quan trọng của sở hữu tư bản chủ nghĩa. Việc che lấp là rõ ràng, bởi vì, cĩ ý thức hoặc khơng cĩ ý thức, các nhà kỹ trị cĩ lúc đối lập với chủ nghĩa tư bản khơng phải nhân danh lợi ích chung duy lý nào đĩ mà là làm cho chủ nghĩa tư bản thích ứng tốt nhất với sự tiến hĩa kỹ thuật. Tuân theo cái gọi là “logos kỹ thuật”, “logos tri thức”, người ta cho rằng, đã đến lúc con người đi tới một xã hội đạt tới kỷ nguyên duy lý, khoa học, ở đĩ mọi vấn đề đều cĩ thể tìm được lời giải đáp kỹ thuật mà khơng cần kêu gọi tới lý luận và theo họ việc hồn thiện, việc duy lý hĩa kinh tế sẽ đưa lại phúc lợi chung cho mọi người.

Những cách nhìn nhận trên đây đều nhấn mạnh giá trị kinh tế và xã hội của tri thức khoa học, nền văn minh kỹ thuật và của xã hội cơng nghiệp hiện đại. Giá trị này được A.Toffler đánh giá sẽ trở thành sức mạnh to lớn để cải tạo kinh tế, biến đổi xã hội. Khi trả lời câu hỏi của nhà báo Norman Swan về ba làn sĩng của sự thay đổi, ngày 05/03/1998 trên kênh Life matters (những vấn đề của cuộc sống), A.Toffler tự đặt câu hỏi: “Nếu nhìn vào cấu trúc quyền lực trên thế giới ngày nay, thì ai đang giữ quyền lực và ai khơng?” và ơng tự trả lời: “Theo tơi, kể từ cuộc cách mạng cơng nghiệp các quốc gia nắm quyền lực là những quốc gia cơng nghiệp, đầu tiên là nước Anh, sau đĩ đến Mỹ và châu Âu nĩi chung. Vậy thì những gì bạn thấy là những quốc gia cơng nghiệp đứng trên đỉnh của biểu tượng quyền lực, và các quốc gia nơng nghiệp đứng ở dưới đáy. Đĩ là một sự phân chia quyền lực quan trọng nhất trên hành tinh trong sự đấu tranh Đơng – Tây, thậm chí rõ ràng là cuộc chiến tranh lạnh cũng bị bao hàm vào đĩ”.

Như vậy qua những phân tích trên cĩ thể thấy, việc A.Toffler bị ảnh hưởng và nằm trong khuynh hướng khoa học trong bối cảnh xã hơi cơng nghiệp như vậy là lẽ hiển nhiên. Sự chi phối của các nước cĩ nền cơng nghiệp phát triển đối với các nước nơng nghiệp lạc hậu cũng là lẽ tất yếu hợp quy

luật. Một vấn đề cĩ tính logích là những nước nào cơng nghiệp phát triển thì khoa học, cơng nghệ cũng phát triển, mà khoa học và cơng nghệ phát triển lại càng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Và theo ơng như đã nĩi, sự thắng lợi của một chế độ chính trị cũng dựa vào sức mạnh của khoa học, cơng nghệ. Nước Mỹ - nơi tập trung trình độ cao của tích tụ tư bản hiện đại, nơi sản xuất tập trung sản xuất quy mơ lớn dựa trên những thành tựu đáng kinh ngạc của khoa học và cơng nghệ hiện đại được vận dụng vào trong quá trình sản xuất càng cũng cố tư tưởng, niềm tin của ơng về sức mạnh tri phối (làm chủ) của tri thức khoa học trong phương thức sản xuất mới. Ở đây, A.Toffler đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa khoa học, cơng nghệ (tri thức) và quyền lực để dần hình thành quan điểm về quyền lực tri thức.

* Thuyết K tr và phương án thiên đường cơng ngh

Sinh ra và lớn lên trong một vùng đất hợp chủng quốc và tiếp biến nhiều nền văn minh, cũng như văn hĩa khác nhau, cho nên ngồi khuynh hướng duy lý và khuynh hướng khoa học ra thì ở thời đại mình, tư tưởng của A.Toffler về quyền lực tri thức cịn bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết kỹ trị và thuyết hội tụ, chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa thực chứng lơgích và Triết học phân tích, chủ nghĩa thực dụng, v.v… Qua các bài báo và các tác phẩm của ơng, ta cĩ thể nĩi rằng tư tưởng của A.Toffler là sự đan xen, tiếp biến của nhiều dịng văn hĩa, tư tưởng. Tuy nhiên nổi bật, mạnh mẽ và trực tiếp nhất trong số các học thuyết cĩ ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng A.Toffler về quyền lực tri thức là học thuyết kỹ trị.

Thuyết kỹ trị ra đời ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX do T.Veblen khởi xướng và phát triển mạnh vào những năm 50 - 60. Thuyết kỹ trị được phổ biến thơng qua nhiều khái niệm như “thiên đường cơng nghệ”, “cách mạng cơng nghiệp”,”xã hội cơng nghiệp”,”cách mạng kỹ thuật”, …

Những năm 50, tại Mỹ đã cơng bố một loạt tác phẩm đáng chú ý như: “The Stages of economic. A non –Kommunist manifesto” (Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Tuyên ngơn phi cộng sản) của W.Rostu (1958); “The 20th century capitalist revolution” (Cách mạng tư sản thế kỷ XX) của D.Berle (1954); “The Post Industrial society: Evolution of an idea” (Xã hội hậu cơng nghiệp: Cách mạng tư tưởng) của D.Bell (1971); “Between two ages. American role in the techotronic era” (Giữa hai thời kỳ. Vai trị của Mỹ trong kỷ nguyên cơng nghệ điện tử) của Z.Brzezinski (1970). Theo họ nhân loại đã chuyển từ cuộc cách mạng cơng nghiệp của thế kỷ XIX lên cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang bắt đầu diễn ra trước mặt chúng ta và đang tạo ra những biến đổi cực kỳ sâu sắc trong mọi phương diện của đời sống xã hội.

Dựa vào sự khảo sát tồn bộ quá trình phát triển và ứng dụng của khoa học cơng nghệ vào đời sống xã hội, thuyết kỹ trị đã nêu ra một số đặc điểm cơ bản của thời đại như sau:

Một là, nhờ cĩ bước ngoặt diễn ra trong lĩnh vực chọn lọc và xử lý thơng tin và trong tổ chức quản lý mà tiến bộ khoa học – cơng nghệ trở nên cĩ tính chất vạn năng, tạo thành toạ độ của sự phát triển xã hội. Cần xét đốn sự tiến bộ hay lạc hậu của nước này hay nước khác, dân tộc này hay dân tộc khác, xác định vị trí của nhân loại trong khơng gian tự nhiên và thời gian lịch sử theo chỉ số này. Z.Brzezinski viết: “Giờ đây những nước cơng nghiệp phát triển nhất, trước tiên là Mỹ, bắt đầu chuyển từ thời kỳ cơng nghiệp của sự phát triển, sang thời đại mới, khi mà cơng nghệ, cụ thể điện tử học, trở thành nhân tố chủ yếu, quy định những chuyển biến xã hội, sự thay đổi phong hố, cơ cấu xã hội, giá trị, tồn xã hội nĩi chung”[115, 19].

Hai là, Cách mạng khoa học – kỹ thuật đã làm cho việc biến khả năng thành hiện thực tiến triển nhanh hơn. Chính cách mạng khoa học – kỹ thuật đã đưa đến sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu sản xuất và gĩp phần giải quyết

những vấn đề xã hội, chuyển trọng tâm từ sản xuất hàng hố sang sản xuất phương tiện dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ dần dần được mở rộng do sự phát triển của y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, quản lý, nghĩa là về thực chất tồn bộ cơng việc xã hội mà ở đĩ khơng sản xuất của cải vật chất, mặc dù gián tiếp, nhưng thơng qua các yếu tố trung gian nĩ tác động rất tích cực đến sản xuất vật chất. Từ thực tế trên, các nhà tương lai học đưa ra hai kết luận:

Thứ nhất, với sự mở rộng khơng ngừng của mình, lĩnh vực dịch vụ nắm bắt nhu cầu cơng ăn việc làm đang tăng lên, và bằng cách đĩ nĩ cĩ khả năng thu hút tồn bộ lao động dư thừa do quá trình tự động hố trong cơng nghiệp và ứng dụng các phát minh cơng nghệ – kỹ thuật vào nơng nghiệp. Điều này cĩ nghĩa là bài tốn về thất nghiệp và các vấn đề an sinh xã hội cĩ thể được từng bước được giải quyết từ sự mở rộng này.

Thứ hai, cơ chế kinh tế, được xác lập trong điều kiện cách mạng khoa học – kỹ thuật, tự nĩ điều hồ thu nhập và dần dần đưa đến sự quân bình tăng trưởng trong thu nhập của người dân, làm cho người dân cùng giàu lên.

Đặc điểm thứ ba là: Do chỗ chức năng quản lý sản xuất cĩ ý nghĩa ngày càng lớn hơn so với chiếm hữu tư bản (thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do), và sự “khuyếch tán” của cái cuối cùng (phân ra những xí nghiệp vừa và nhỏ gắn với sự phổ biến tư bản cổ phần) vấn đề sở hữu mất đi tính chất gay gắt trước đây và tác động ngày càng ít hơn đến quá trình phát triển xã hội.

Ngay từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX giới xã hội học phương Tây đã đưa ra luận điểm cho rằng sự kiểm sốt tư bản và gắn với nĩ là chức năng thống trị kinh tế đã chuyển sang các tay các nhà kỹ trị. J.Fourastié viết: “Quần chúng ngày càng thấm nhuần rằng kỹ thuật trở thành cái quyết định đối với văn minh, chứ khơng phải nhân tố pháp luật và chính trị, sở hữu, quan hệ sản xuất, sự thống trị quân sự hay chính trị” [119, 8]. Aron thì cho rằng chủ nghĩa tư bản, khác với chủ nghĩa xã hội, đi đến “kế hoạch hố khơng cực quyền “,

rằng “kế hoạch hố kiểu tồn diện Liên Xơ là một sự ảo tưởng, rằng cuộc tranh luận đề cập đến sở hữu xã hội hay sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất chỉ cĩ ý nghĩa tư tưởng”[111, 193].

Bốn là, kết quả của những biến đổi do khoa học - kỹ thuật mang lại là trong cơ cấu xã hội những người lao động trí ĩc, hay “những chiếc áo cổ trắng”, bắt đầu chiếm ưu thế. D.Bell phân chia các tầng lớp trong xã hội theo đường trục tri thức:

Thứ nhất là tầng lớp những chuyên gia trình độ cao, trong đĩ cĩ các nhà bác học; các chuyên gia (kỹ sư, bác sỹ, nhà kinh tế); các nhà quản lý; các nhà hoạt động văn hố. Thứ hai đến kỹ thuật viên trung cấp. Tiếp theo là nhân viên văn phịng và thương mại. Và cuối cùng là thợ thủ cơng và cơng nhân “áo xanh”.

Đĩ là bốn tầng lớp chính, và là xu thế vận động của xã hội, đang thể hiện dần dần trong “xã hội hậu cơng nghiệp”. Trong bảng phân tầng ấy nhà tư sản cũng như chính trị gia khơng được đề cập.

Năm là, những thay đổi trong cơ cấu xã hội dẫn đến những thay đổi cả trong nội dung quyền lực nhà nước: các nhà chuyên mơn, giới “thượng lưu xã hội” trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị. Nguồn gốc của luận điểm này là thuyết “Cách mạng của những nhà quản lý” do J. Burnham đưa ra trong tác

phẩm The Managerial Revolution. What is Happening in the World do

nhà xuất bản NewYork xuất bản năm 1991. Theo J. Burnham, trong xã hội tư bản hiện đại, một xã hội dường như khơng cịn hướng đến chỉ mỗi thị trường, và vận dụng những phương pháp hợp lý vào việc quản lý nền kinh tế, dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật, việc phân bố hiện thực tư bản chuyển vào tay các chuyên gia, các nhà quản lý, theo nghĩa rộng là các nhà kỹ trị. J.Burnham khẳng định rằng, cũng như trong thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ nơng nơ sang chủ nghĩa tư bản, khơng phải giai cấp nơng dân bị áp

bức, mà một giai cấp hồn tồn mới, thay thế cho tầng lớp quý tộc phong kiến. Giai cấp vơ sản khơng thay thế cho giai cấp tư sản, mà nĩ sẽ buộc cùng với giai cấp tư sản nhường quyền lực cho những nhà quản lý. Cách tiếp cận này ảnh hưởng lớn đến tư tưởng A.Toffler. Chính vì thế, chúng ta cũng khơng thấy làm lạ khi trong quyển Làn sĩng thứ ba A.Toffler đã chia lịch sử phát triển xã hội ra làm ba làn sĩng, hay cịn gọi là ba nền văn minh: làn sĩng của nền văn minh nơng nghiệp, làn sĩng của nền văn minh cơng nghiệp và làn sĩng của nền văn minh hậu cơng nghiệp. Ơng xem những cuộc đấu tranh, những biến động trong xã hội là do sự va chạm, sự xung đột giữa các nền văn minh đĩ, “Từ nước này sang nước khác, sự xung đột giữa các quyền lợi của làn sĩng thứ nhất và làn sĩng thứ hai nổ ra khắp nơi, dẫn đến khủng hoảng và biến động chính trị, đình cơng, nổi loạn, đảo chính và chiến tranh”[87, 23]. Từ đĩ, ơng xem cách mạng tháng Mười chỉ là sự chiến thắng của nền văn

Một phần của tài liệu tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)