Bảng 3.5 trình bày tổng hợp số liệu đánh giá của người học được đối sánh ở cả 3 học phần đã học. Khảo sát được thực hiện trực tuyến (bằng công cụ Google Docs) với biểu mẫu gồm 5 tiêu chí đánh giá là 5 câu hỏi (questionaires). Trong đó, 3 câu hỏi đầu (tiêu chí thứ 1, 2, và 3) để đánh giá về mức độ hài lòng của người học về nội dung bài giảng, hoạt động học tập trực tuyến, và giáo viên. Câu hỏi 4 (tiêu chí thứ 4) nhằm đánh giá tổng quát về hệ thống, và câu hỏi cuối cùng (tiêu chí thứ 5) để người học tựđánh giá về mức độ tham gia của cá nhân họđối với hệ thống. Các câu hỏi cũng được thiết kế dựa trên các mẫu hỏi được đề nghị bởi Horton (2001) [45] và Kirkpatrick (2006) [55]. Ngoài ra, nhằm giúp sinh viên có cơ sở đánh giá chính xác, mẫu khảo sát cũng
được đính kèm phần mô tả tổng quát các học phần (tương tự như mô tả ở Bảng 3.2),
cũng như ghi nhận lại thông tin cá nhân của sinh viên đánh giá đểđảm bảo tính tin cậy của thông tin nhận được. Xem biểu mẫu khảo sát ở phần Phụ lục 3 của luận án.
Số liệu trình bày trong Bảng 3.5 thu thập trong 22 mẫu khảo sát được lọc từ 27 mẫu nhận được do sinh viên đánh giá trực tuyến.
Nhận xét
1. Hình thức khảo sát trực tuyến được thực hiện trong thời gian 1 tuần, sau khi sinh viên đã hoàn thành các học phần (P.1), (P.2), và (P.3). Số lượng mẫu nhận
được là 27, loại bỏ 5 mẫu khảo sát do điền thiếu thông tin, hoặc chỉ đánh giá trên một học phần, và số mẫu dùng để phân tích là 22 mẫu.
2. Đối với 3 tiêu chí đầu, ở thang điểm 1-2 (thấp) cho thấy học phần PPDH Tin (P.2) có giá trị là 0 hoặc 1, và ở thang điểm 3 (trung bình) có giá trị lần lượt là 2, 3, 4. Tổng hợp các giá trị này ở cả hai thang điểm thì chỉ chiếm tỉ lệ là 9.09%, 18.18%, và 18.18%. Trong khi đó, học phần PPDH Tin (P.1) ở hai
126
thang điểm này chiếm tỉ lệ tuần tự là 22.73%, 59.09%, 45.45%, và học phần PPDH Tin (P.3) là 36.36%, 59.09%, 54.55%. Điều này cho thấy người học có phản ứng không hài lòng về hai học phần này (P.1, và P.3) ở 3 tiêu chí đầu là khá cao, đặc biệt ở tiêu chí thứ 2 – về việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến, hầu như không có đối với hai học phần này.
Bảng 3.5 Tổng hợp số liệu đánh giá của người học có đối sánh ở 3 học phần
Đối với tiêu chí thứ 4, thang điểm thấp và trung bình của học phần PPDH Tin (P.2) có giá trị là 3 (13.64%, số liệu khá tương đồng với đánh giá về tính hữu dụng của hệ thống ở bảng 3.6, và 3.7). Trong khi đó, ở học phần (P.1) có giá trị là 10 (45.45%), và (P.3) có giá trị là 11 (50.00%), điều này thể hiện đánh giá của người học khá khách quan, do bởi cả hai học phần này đều thiếu sự hỗ
trợ tích cực từ phía hệ thống đến người học.
Đối với tiêu chí thứ 5 cũng cho thấy đánh giá của sinh viên là tương đồng với số liệu thống kê lấy từ log file ở bảng 3.3 nhưđã trình bày ở trên.
Bên cạnh đó, ở thang điểm 4-5 (cao), người học cũng đánh giá tương đối cao đối với học phần PPDH Tin (P.2) ở tỉ lệ từ 60% ~ 90% cho cả 5 tiêu chí.
TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI HỌC (22 mẫu khảo sát)
Tiêu chí/Thang điểm 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1. Đánh giá của bạn như thế nào về các bài giảng trên hệ thống trực
tuyến? (hữu ích, thích thú, hấp dẫn) 0 1 4 12 5 0 0 2 10 10 1 0 7 7 7
2. Đánh giá của bạn như thế nào về các hoạt động trực tuyến trên hệ
thống? (hữu ích, gắn kết, phong phú) 1 2 10 6 3 0 1 3 7 11 2 2 9 7 2
3. Đánh giá của bạn như thế nào về vai trò của giáo viên trong hệ thống?
(tích cực, phản hồi, giao tiếp) 0 3 7 8 4 0 0 4 7 11 1 5 6 6 4
4. Đánh giá của bạn như thế nào về hệ thống được xem như là một
kênh học tập mới giúp đỡ bạn trong việc tự học/tự nghiên cứu? 0 1 9 3 9 0 0 3 7 12 1 3 7 7 4 5. Đánh giá của bạn như thế nào về mức độ tham gia của chính bạn đối
với hệ thống? 0 6 10 4 2 0 5 3 12 2 2 7 9 3 1
Ghi chú: Thang điểm gồm 5 mức, với giá trị 1 là thấp nhất (low), và giá trị 5 là cao nhất (high)
127
Hình 3.16. Biểu đồ thống kê đánh giá của sinh viên ở thang điểm thấp
128
Hình 3.18. Biểu đồ thống kê đánh giá của sinh viên ở thang điểm cao
3. Qua số liệu thu thập được thể hiện bằng các biểu đồ ở Hình 3.16, 3.17, 3.18
đã phần nào phản ánh được mức độ hài lòng của người học thông qua quá trình học tập với hệ thống đối với học phần PPDH Tin (P.2). Ngoài ra, các phân tích cũng thể hiện sự tương đồng về số liệu của các phương pháp đã thực hiện đánh giá, điều nàygiúp minh chứng thêm cho sự tin cậy của phương pháp đánh giá. 4. Bảng 3.6, 3.7 và các biểu đồ ở Hình 3.19, 3.20 nhằm minh họa thêm về sự
đánh giá từ phía người học đối với tính hữu dụng của hệ thống. Khảo sát được thực hiện thông qua hoạt động Choice của hệ thống ACeLS để thu thập ý kiến phản hồi nhanh từ người học, trong đó câu hỏi được đặt ra tập trung để thăm dò phản ứng của người học đối với hệ thống. Hình thức là sinh viên được đề nghị tham gia đánh giá trực tuyến trong thời gian 2~3 tuần.
Số liệu thu thập từ khảo sát cho thấy hầu như không có sinh viên nào cho rằng hệ thống là không hữu ích hoặc không cần thiết cho hoạt động học tập. Ở khảo sát lần 1 với tỉ lệ 22.86% được ghi nhận là ″không có ý kiến″, thì ở lần 2 tỉ lệ này đã giảm chỉ còn8.33%. Bên cạnh đó, tỉ lệ đánh giá cao tính hữu ích của
129
hệ thống là 77.14% ở lần khảo sát 1 đã đẩy lên thành 91.67% ở lần khảo sát 2 (đối với hai mức tiêu chí tích cực – hai tiêu chí đầu tính từ trái qua trong bảng). Điều này cũng phản ánh sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của người học đối với hệ thống qua quá trình học tập trực tuyến, người học đã nhận thức được việc học tập trực tuyến trên hệ thống như đã trải nghiệm là hữu ích.
Bảng 3.6 Số liệu khảo sát trực tuyến giữa học phần PPDH Tin (P.2)
Hình 3.19. Biểu đồ khảo sát sinh viên ở giữa học phần PPDH Tin (P.2)
Rất hữu ích (very useful) Hữu ích (useful) Không hữu ích (useless) Không ý kiến (no-idea) 4 (11.43%) 23 (65.71%) 0 (0.00%) 8 (22.86%) Sau 6 tuần tham gia sử dụng hệ thống học tập tương tác tích cực- ACeLS. (từ ngày 22/03/2013 đến ngày 03/05/2013). Theo bạn thì ACeLS có thật sự
hữu ích trong việc hỗ trợ học tập bộ môn của bạn hay không ?
Số sinh viên thực hiện khảo sát 35/70
Khảo sát lần 1 (giữa học kì)
130
Bảng 3.7 Số liệu khảo sát trực tuyến cuối học phần PPDH Tin (P.2)
Hình 3.20. Biểu đồ khảo sát sinh viên ở cuối học phần PPDH Tin (P.2)