Bài toán phát triển nội dung dạy học

Một phần của tài liệu a model of knowledge representation for active collaborati (Trang 26 - 30)

Thông thường, việc thiết kế nội dung dạy học7 cần được áp dụng ở mọi thành phần, từ mức tổng quát là chương trình đào tạo cho đến đơn vị dạy học nhỏ nhất là các chủ đề. Hình 1.1.(a) diễn tả các thành phần nội dung sắp xếp theo một thứ tự từ tổng quát

đến chi tiết và 1.1.(b) là một ví dụ cụ thể của chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Khoa học Máy tính.

Các thành phần này cũng được mô tả ý nghĩa một cách tường minh trong Bảng 1.1,

dựa trên quy chếđào tạo đại học ở Việt Nam và các khái niệm về thành phần nội dung của 1 hệ e-Learning [46].

7 Bài toán phát triển nội dung dạy học được nêu ở dạng tổng quát để áp dụng cho tất cả các hình thức dạy học truyền thống lẫn trực tuyến. Tuy nhiên, phần này của luận án tập trung trình bày việc nghiên cứu ở nội dung dạy học trực tuyến nhằm làm rõ mục đích của việc đề xuất mô hình.

24

Đối với bài toán phát triển nội dung dạy học, các thành phần như: học phần, bài học và chủ đề học được gọi chung là đối tượng kiến thức (learning object) – viết tắt là

LO [57], mặc dù học phần và bài học thường chỉ bao gồm những thông tin mô tả.

Có nhiều định nghĩa về thuật ngữ learning object, nhưng tất cả đều dựa trên một ý tưởng chung, xuất phát từ việc tiếp cận theo tính chất tái sử dụng của lập trình hướng đối tượng8, đó là, ″tài nguyên giáo dục (số) có tính tái sử dụng″ (reusing digital

eductional resource) [103].

Hình 1.1. Mô hình tháp củanội dung dạy học (trích [46])

Tính tái sử dụng của LO được nhấn mạnh trong các nghiên cứu và phát triển hệ học. Tuy nhiên, tái sử dụng cũng chỉ là một trong những tính chất của các chuẩn e-

Learning đưa ra để quá trình thiết kế nội dung cần nhắm đến [47][84].

8 LO: ″Tài nguyên số bất kì có thể được tái sử dụng để hỗ trợ học tập″ [30][103]. Định nghĩa này vẫn còn rất rộng và vì thế, đã xuất hiện nhiều định nghĩa về LO cụ thể hơn, có thể với những thuật ngữ hơi khác đi như:

25

Từ các định nghĩa về LO, đã dẫn đến hàng loạt nghiên cứu tiếp theo nhằm mục đích phân loại, hoặc để xây dựng nội dung dạy học dựa vào các mô hình nội dung (LO

content model). Có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu như: SCORM [29],

Learnativity Content model [30], CISCO RLO/RIO model [11], NETg Learning

Object model [56].

Bảng 1.1 Các thành phần cơ bản của nội dung dạy học

Một nguyên lý phân loại được cộng đồng phát triển ứng dụng e-Learning quan tâm

và được xem như chuẩn về nội dung, đó là LOM9 - Learning Object Metadata. Trong đó, các thành phần LO được tổ chức thành một cây phân cấp nội dung (hierarchy of

9Nguyên lý phân loại LO theo chuẩn LOM - Learning Object Metadata cũng được biết với cách gọi khác là Learnativity Content Model, được đề xuất bởi W. Hodgins (2000) [30] – chủ tịch của hiệp hội IEEE-LTSC.

26

modular content) với năm tầng [41- 43] và thiết kế giống như việc ″lắp ghép″ những hình khối (block) của trò chơi LEGOs. (xem Hình 1.2)

Năm tầng của cây phân cấp LO, gồm có: (1) raw content items – dữ liệu thô; (2)

RIO - reusable information objects – đối tượng thông tin có khả năng tái sử dụng; (3)

RLO - reusable learning objects – đối tượng học có khả năng tái sử dụng, đây là sự

″lắp ghép″ các RIO thoả mãn một và chỉ một mục tiêu cụ thể nào đó; (4) lessons – bài học, là tập hợp của các RLO; và (5) course – học phần, là tập hợp của các lesson.

Hình 1.2. Cây phân cấp với năm tầng nội dung (trích [41])

Đúng như tên gọi của nó, ý nghĩa về tính tái sử dụng được thể hiện rõ nét khi xem

xét hai thành phần RIORLO. Thành phần RIO mang ý nghĩa của một khối thông tin

độc lập và mỗi RIO không gắn với một mục tiêu nào cả, vì thế nó có thể tái mục đích nếu được nhận biết một cách tường minh [30]. Thành phần RLO chứa đựng ″đầy đủ″

ngữ nghĩa của một đơn vị dạy học nhỏ nhất. RLO có thể xem là sự ″lắp ghép″ các RIO

thành một chủ đề học đã được ngữ cảnh hoá bởi một mục tiêu đơn giản.Vì vậy, nó chỉ có thể ′tái sử dụng′ nếu khi có cùng mục tiêu [41-42]. Ở cấp độ của ″tính chi tiết″ (granularity) trong nguyên lý phân loại này, thì RIO có khả năng tái sử dụng cao hơn

RLO. Do mang ý nghĩa của một đơn vị thông tin, nên RIO phải được nhận biết một cách ″thủ công″ khi cần sử dụngvới một mục tiêu dạy học nào đó. Trong khi đó, RLO

27

thì lại không thể″mịn″ hơn, để có thể khai thác trong các ngữ cảnh dạy học khác nhau. Hơn nữa, một RLO có thể đã được thiết kế rất tốt trong cách trình bày nội dung đến người học, nhưng để làm cho người học hiểu rõ và ghi nhớ phần trọng tâm bài học (nội dung tri thức), thì không chắc dễ dàng thực hiện được, vì đơn giản nó được thiết kế từ sự tập hợp các thông tin (RIO) và việc tập hợp này có thể đã gây ra thiếu/thừa kiến thức cần thiết, hoặc cũng có thể đã không hợp lý về thứ tự trình bày. Điều này cho thấy giữa hai thành phần RIO và RLO có một ″khoảng trống về cấu trúc″ trong việc thiết kế nội dung.

Một phần của tài liệu a model of knowledge representation for active collaborati (Trang 26 - 30)