Xây dựng mô hình hồ sơ đặc trưng người dùng

Một phần của tài liệu a model of knowledge representation for active collaborati (Trang 101 - 104)

Trong một hệ thích nghi (nói chung), quá trình xử lí thích nghi được chia làm ba giai đoạn tương ứng với ba vấn đề lớn: (1) tập hợp thông tin mô tả người dùng và biểu diễn profile; (2) khởi tạo và cập nhật profile; cuối cùng là (3), khai thác profile.

Nghiên cứu của luận án quan tâm đến vấn đề (1) và giải quyết bài toán này để từđó có thể mô tả ″đúng″ người dùng. Bởi vì, nếu có một mô tả đặc trưng người dùng chính xác và phù hợp với yêu cầu của ứng dụng, thì chỉ cần sử dụng các phương pháp, kĩ

thuật hiện có để tiếp cận giải quyết vấn đề (2), và (3) thì vẫn có thể xây dựng được một hệ thích nghi có chất lượng.

99

Từ trước đến nay, nhiều mô tảđặc trưng người dùng cho các hệ thích nghi đã được nghiên cứu và phát triển. Luận án chỉ trình bày một vài mô hình biểu diễn đặc trưng người dùng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Brusilovsky và cộng sự [17] đề xuất một mô hình người dùng (user model) tổng quát, áp dụng cho các hệđào tạo thích nghi AEHS, bao gồm năm nhóm thông tin như:

UserProfile = (Knowledge×Interest× Goals×Background×Individual trait).

Trong đó, Knowledge là nhóm thông tin về sự hiểu biết của người học về chủ đề hay nội dung nghiên cứu; Interests là nhóm thông tin về mối quan tâm người học về chủ đề; Goals là nhóm thông tin diễn tả những mục tiêu cần thiết đối với nhiệm vụ của người học; Background là nhóm thông tin lưu trữ tập đặc điểm liên quan đến những kinh nghiệm (kiến thức/kĩ năng) đã có của người học với đối tượng liên quan (chủ đề học/môn học); và cuối cùng, Individual traits là nhóm thông tin biểu diễn những đặc điểm riêng của từng cá nhân người học (như kiểu học, kiểu tư duy nhận thức, thái độ học).

AHA! của nhóm Debra đề xuất [26] là một AHS với các thành phần

UserProfile = (Knowledge×Interests× Goals×Learning Style).

Mô hình người học đề xuất của tác giả Nguyễn Việt Anh [74] dùng cho ACGS

UserProfile = (định danh×khóa học× trình độ kiến thức×nhu cầu/mục đích).

Các mô hình đã khảo sát ở trên (AHA!, ACGS), đều có những thuộc tính chung tương đồng đối với các hệ học (như background, knowledge và goal), đồng thời cũng có những thuộc tính riêng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi mô hình đề xuất này hầu như chi phù hợp với hệ thích nghi mà nhóm tác giảđã phát triển.

Với ngữ cảnh dạy học đại học ở Việt Nam nhưđã phân tích ở trên và qua báo cáo nghiên cứu đối với hoạt động tự học của sinh viên của các nhóm tác giả Nguyễn Ánh Hồng [71], Nguyễn Bích Hạnh và cộng sự [72], cùng với việc khảo sát thực tế 166 sinh viên tại Khoa Toán-Tin học ở trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM (2008). Luận án đề

xuất một mô hình hồ sơ đặc trưng người học (learner profile) áp dụng với ngữ cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam như Hình 3.1. Mô hình đề xuất là một mô tả tổng quát về

100

đặc trưng người học cho đối tượng sinh viên Việt Nam, để khi sử dụng và khai thác với từng môi trường đào tạo khác nhau thì sẽ có sự thay đổi thêm/bớt tùy theo yêu cầu cụ thể. Đây là sự khác biệt của learner profile đề xuất với các mô hình khác.

Cấu trúc tổng quát của learner profile gồm 4 thành phần chính: Nhân khẩu, Kinh nghiệm học tập, Hoạt động tự học và Nhu cầu học tập. Trong đó,

(1) Thành phần Nhân khẩu. Bao gồm:

1.1) Các thuộc tính về nhân dạng – là các thông tin cá nhân như: độ tuổi;

giới tính.

1.2) Các thuộc tính về tiểu sử – là các thông tin về lý lịch, nguồn gốc gia đình và tình trạng cá nhân như: nguồn gốc gia đình ở đâu?; đang sống ở đâu?; đang sống với ai?; điều kiện sống hiện tại; tình trạng hôn nhân.

1.3) Các thuộc tính về công việc – là các mô tả liên quan đến công việc/nghề nghiệp hiện tại như: nơi làm việc hiện tại; kiểu khóa đào tạo.

Hình 3.1. Cấu trúc tổng quát của Learner Profile

(2) Thành phần Kinh nghiệm học tập. Bao gồm:

2.1) Các thuộc tính về kết quả học tập– là những thông tin như: xếp loại tốt nghiệp THPT; kết quả học tập hiện tại.

2.2) Các thuộc tính về kiến thức đã biết – là những thông tin về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm học tập đã biết, hoặc đã học trước đó của người học có

101

2.3) Các thuộc tính về kiến thc chđề - là những thông tin về kiến thức, kĩ

năng và kinh nghiệm học tập có thể có về chủ đề đang học, hoặc thông tin về

khả năng đã có của người học đối với chủđềđang học.

(3) Thành phn Hoạt động t hc. Bao gồm:

3.1) Các thuộc tính về thói quen học tp – là những thông tin về thói quen và sở thích của người học như: có thường xuyên tự học?; tự học lúc nào?; dành bao nhiêu thời gian cho tự học?; dùng kiểu tự học gì?; có thường xuyên học

nhóm?

3.2) Các thuộc tính về mục tiêu hc tp – là những thông tin về mục đích và định hướng học tập của cá nhân như: mục đích học tập là gì?; mục tiêu học

đối với chủ đề/môn học là gì?; lý do học là gì?; công việc dự định tương lai. 3.3) Các thuộc tính về đặc đim cá nhân – là các thông tin về tính cách cá nhân như: loại cá tính; kiểu nhận thức cá nhân; cách tiếp thu kiến thức.

(4) Thành phn Nhu cầu hc tp - Learning demands. Bao gồm:

4.1) Các thuộc tính về động cơ hc tp – là các thông tin như: động cơ học tập?; thái độ học tập đối với chủ đề/môn học; mong đợi về chủ đề/môn học?; đi làm thêm để?; đi học thêm để?.

4.2) Các thuộc tính về sở thích hc tp – là các thông tin như: nguyên nhân thích chủđề/môn học?; nguyên nhân không thích chủđề/môn học?; yếu tố thúc

đẩy học tập?.

4.3) Các thuộc tính về mối quan tâm trong hc tp – là những thông tin như: mức độ tham gia hoạt động học; tần suất tham gia hoạt động; tần suất phản

hồi trong các hoạt động học.

Một phần của tài liệu a model of knowledge representation for active collaborati (Trang 101 - 104)