Kiến trúc khung Học Tương tác Tích cực

Một phần của tài liệu a model of knowledge representation for active collaborati (Trang 104 - 174)

3.5.1 Nn tng lý thuyết và phương pháp lun

Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ [61] đã có một nhận xét đáng tin cậy về lợi ích của việc ứng dụng các hình thức e-Learning trong dạy học (dựa trên nghiên cứu khảo sát từ năm

102

1996 đến 2008 ở lĩnh vực giáo dục đại học), đó là ″ ... Giáo dục trực tuyến thì hiệu quả hơn dạy học truyền thống; và dạy học truyền thống có kết hợp với một vài hình thức dạy học trực tuyến là cách mang lại hiệu quả nhất...″. Từ đó, luận án đã tiếp cận nghiên cứu các mô hình liên quan như : blended-learning [100], TPCK [65] để từ đó xây dựng kiến trúc khung Học Tương tác Tích cực, nhắm đến các yêu cầu cơ bản như

sau:

Tính tích cực của cá nhân người học khi tham gia hệ thống; Tính cộng tác trong làm việc nhóm và cộng đồng học tập; và

Tính tương tác hai chiều giữa người học với giáo viên và với hệ thống. Vì vậy, kiến trúc khung đề xuất tập trung quan tâm đến các hoạt động học tập của người học với hệ thống. Từ đó, tiếp cận nghiên cứu sao cho hệ học có thể hấp dẫn và gắn kết được người học với hệ thống trong quá trình học tập trực tuyến.

Cách tiếp cận để xây dựng mô hình được minh họa ở Hình 3.2.

103

3.5.2 Chiến lược sư phm ca ACeLF

Kiến trúc khung ACeLF có mt chiến lược sư phạm (pedagogical strategy) được thể hiện ở Hình 3.3 với ba trục chính, đó là môi trường dạy học, hệ thống dạy học và

đối tượng tham gia.

Áp dụng mô hình học kết hợp trong ACeLF, thì môi trường dạy học của hệ thống sẽ được phân chia thành hai phần:

- Môi trường hc truyn thng với sự giao tiếp trực tiếp giữa các đối tượng tham gia trong và ngoài lớp học.

- Môi trường hc trc tuyến được gắn kết vào một Web-based course của một VLE nào đó.

Đối với một học phần thì tỉ lệ về thời lượng học của hai môi trường này tùy thuộc vào người thiết kế dạy học. Chẳng hạn, trong triển khai thử nghiệm (với hệ AceLS) thì

tỉ lệ này là 1:3, nghĩa là thời lượng học trực tuyến sẽ gấp 3 lần thời lượng học trên lớp. Xem thêm ở Hình 3.3.

Với môi trường học truyền thống, giáo viên tổ chức, hướng dẫn và điều khiển trực tiếp các hoạt động trong/ngoài lớp học để truyền thụ kiến thức đến học viên, dựa trên các tài liệu, giáo trình in ấn theo quy định. Thông qua kênh giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và học viên trong quá trình dạy học, mà giáo viên sẽ nắm được đặc điểm và khả năng của người học (learner profile) để có thể thiết kế chiến lược sư phạm đối với phù hợp với đối tượng học.

Với môi trường học trực tuyến (thông qua một VLE cụ thể), hệ học được phân chia thành hai thành phần, bao gồm: phần tài nguyên học tập (giáo trình/tài liệu học tập trực tuyến) và phần các hoạt động học tập. Trong đó,

- Giáo trình/tài liệu hc tp trc tuyến được thiết kếở nhiều hình thức thể hiện và trình bày khác nhau chẳng hạn như: giáo trình/bài giảng tương tác cho phép tự học/tự

nghiên cứu ở toàn khóa học (không được download), bài giảng hoặc bài tập được thể

hiện theo từng chủ đề/tuần (cho phép download), tài liệu/link tham khảo đối với chủ đề/tuần. Thành phần nội dung dạy học này cũng có thể khai thác và sử dụng mô hình

104

KGe-Course đã đề xuất và trình bày ở chương 1, và 2. Bên cạnh đó, ở mỗi học phần cần phải chuẩn bị các tài liệu bổ trợ, như: kế hoạch học tập chi tiết (syllabus), quy định của khóa học, hướng dẫn học tập đối với hệ thống, hướng dẫn tự học/tự nghiên cứu và bảng các tiêu chí đánh giá đối với học phần. Toàn bộ các tài liệu bổ trợ này sẽ được cung cấp trước đến người ở đầu khóa học (xem Hình 3.4) và được hướng dẫn, giải thích cụ thể trong buổi học đầu tiên.

Hình 3.3. Mô hình cho chiến lược sư phạm của ACeLF

- Hoạt động t học và tự nghiên cứu của người học đối với hệ thống. Hoạt động này được thiết kế sao cho người học nhận được sự ghi nhận và hỗ trợ từ hệ thống, cũng sự giám sát và phản hồi trực tiếp từ giáo viên. Việc cung cấp tài nguyên thích

nghi hoặc tư vấn thông tin cho người học sẽ phụ thuộc vào learner profile và thông tin về quá trình học tập trực tuyến của cá nhân người học đó (dựa trên thông tin từ log file của hệ thống).

105

- Hoạt động học theo nhóm. Bao gồm việc tổ chức nhóm học tập và các hoạt động học tập theo nhóm theo dạng thường xuyên hoặc định kì (có giáo viên tham gia, hoặc theo chủ đề). Giáo viên sẽ tham gia cùng với nhóm với vai trò của một người giám sát và hướng dẫn, lúc này hệ thống sẽ đóng vai trò là thành viên ảo, có thể là một trợ giảng (virtual tutor) hay một học viên ảo (virtual student) để tham gia với nhóm và tư

vấn liên quan.

- Hoạt động học cộng tác. Bao gồm các hoạt động học tập có tính chia sẻ và cộng đồng (nhóm/lớp), trong đó hệ thống và giáo viên sẽ đóng vai trò là thành viên khóa học tham gia cộng đồng và tư vấn liên quan.

Do tiếp cận theo hướng thích nghi, hệ học có thêm sự tham gia của hai thành phần nữa, đó là student model và tutor model.

Hình 3.4. Chiến lược sư phạm khi triển khai của ACeLF

- Student model – mô hình người dùng, là mô hình cung cấp thông tin cá nhân về người học hay nhóm người học cho hệ thống (learner profile/group profile), các thông

106

tin tập hợp được từ người học/nhóm người thông qua các kĩ thuật thu thập thông tin (tường minh thông qua hình thức cập nhật trực tiếp và không tường minh thông qua log file của hệ học), sẽ có thể được dùng trong các hoạt động tư vấn và cung cấp dịch vụ của hệ thống..

- Tutor model – mô hình chuyên gia, là các kịch bản dạy do người thiết kế dạy học (giáo viên hoặc chuyên gia sư phạm) thực hiện nhằm giúp người học có thể lĩnh hội kiến thức bằng việc tự học/tự nghiên cứu hoặc làm việc nhóm/cộng đồng. Lưu ý rằng, các kịch bản dạy trong hệ học, được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với kịch bản dạy đã trình bày ở chương 2, vì nó mang ý nghĩa của một kế hoạch dạy học bao gồm cả về nội dung và hoạt động học tập. Kịch bản dạy có thểđược thiết kế dưới dạng ″lắp ghép thủ

công″ dựa trên các công cụ có sẵn của hệ thống, hoặc phát sinh tự động theo một ″khuôn mẫu định trước″ trong trường hợp nếu sử dụng KG/e-Course. Thông qua

expert model, hệ thống so sánh (một cách tựđộng) kết quả giải quyết vấn đề của người học với kết quả của giáo viên, ghi nhận những chỗ/vị trí mà người học cảm thấy khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ. Bên cạnh đó, domain knowledge lưu trữ thành phần nội dung để dạy học, có thể được tổ chức và cấu trúc theo mô hình KG đề xuất (hoặc ở

dạng một phạm vi tri thức tùy ý), để từđó có thể phát sinh các kịch bản dạy khác nhau tùy thuộc vào người thiết kế dạy học.

- Hot động tư vn ca h hc, cũng được phân chia thành 3 giai đoạn, (1) giai

đoạn bắt đầu học phần (khoảng 3~5 tuần lễđầu) khai thác và sử dụng các thông tin từ profile để cung cấp các tư vấn ban đầu chủ yếu ở dạng thông báo và cảnh báo; (2) giai

đoạn giữa học phần (khoảng 7~10 tuần lễ kế tiếp) khai thác và sử dụng các thông tin từ profile (cập nhật) và log file của hệthống để cung cấp thông tin và tư vấn định kì;

và (3) giai đoạn cuối (khoảng 3~5 tuần lễ cuối) khai thác và sử dụng các thông tin từ

learner profile, log file và kết quả học tập của người học để cung cấp thông tin đến người học. Tóm lại, chiến lược sư phạm của ACeLF là xây dựng các hoạt động học tập trực tuyến một cách hiệu quả, kết hợp với sự tư vấn - giám sát của hệ thống và giáo viên sao cho có thể gắn kết người học vào hệ thống một cách nhiều nhất và làm thế

107

nào để người học xem hệ học là thật sự hữu ích đối với công việc học tập, nghiên cứu của họ.

3.5.3 Kiến trúc tổng quát

Kiến trúc tổng quát của ACeLF gồm bốn phân hệ chính, bao gồm: (xem Hình 3.5)

- Phân hệ nội dung tri thức – content knowledge (M1) – là phần kiến thức cơ sở để cung cấp và hỗ trợ cho các phân hệ (M2) và (M3). Đối với M2 thì M1 sẽ làm nền tảng để xây dựng các nội dung dạy học khác nhau, còn đối với M3 thì M1 sẽ cung cấp phần kiến thức cơ sở khi cần thiết trong hoạt động học tập với sự tư vấn của hệ thống.

- Phân hệ nội dung dạy học (M2) – là phần kiến thức để người học tự học/tự nghiên cứu, bao gồm e-Course và các dạng tài nguyên học tập khác.

- Phân hệ hoạt động học tập (M3) – bao gồm ba nhóm hoạt động học tập chính, đó là tự học, học theo nhóm và học cộng tác.

Hình 3.5. Kiến trúc khung tổng quát Học Tương tác Tích cực - ACeLF

- Phân hệ tư vấn và giám sát của hệ thống (M4) – làm các nhiệm vụ theo dõi, giám sát, cung cấp và tư vấn thông tin để hỗ trợ cho người dạy và người học khi tham gia hệ thống. Cụ thể là,

 Hỗ trợ giáo viên: theo dõi và giám sát đối với cá nhân học viên, nhóm học tập và toàn khóa học trong quá trình học tập trực tuyến. Cho phép phản hồi thông

108

tin đến từng cá nhân, nhóm học tập và toàn lớp-học phần; và đánh giá mức độ gắn

kết của hệ thống ở cuối học phần dựa vào số liệu thống kê (đầu/cuối khóa học).

Hỗ tr sinh viên: cung cấp và tư vấn thông tin cá nhân.

Cung cấp thông tin về hồ sơ đặc trưng cá nhân, quá trình học tập online và kết quả hoạt động học tập với hệ thống ở dạng thông báo hoặc cảnh báo; cho

phép so sánh thông tin kết quả học tập cá nhân với nhóm học tập và lớp-học

phần;

Tư vấn về cách thức học tập (kiểu học tập, thái độ và hoạt động học tập), thói quen học tập (ca học, thời lượng học tập), thái độ học tập (phong cách, cách làm việc) và hoạt động học tập (hoạt động học tập cần thiết/không cần thiết) cho từng cá nhân dựa trên learner profile và log file ở dạng số liệu hoặc lời khuyên cụ thể.

Tư vấn về nội dung học tập, tập trung trong các hoạt động tự học (bài giảng tương tác/e-Course), hoặc trong các hoạt động nhóm (thảo luận/diễn đàn trao đổi) dưới dạng cung cấp thông tin về nội dung liên quan và nội dung cần tham khảo. Do đặc thù của một hệ e-Learning và theo hướng tiếp cận hỗ trợ các hoạt động học tập trực tuyến, nên luận án không tập trung vào việc tư vấn và hỗ

trợ giải quyết vấn đề theo từng bước như trong các hệ ITS.

3.5.4 Các mô hình hot động ca ACeLF

Mô hình hoạt động tổng quát của kiến trúc khung ACeLF được mô tảở Hình 3.6.

Bao gồm bốn phân hệ chính: phân hệ tri thức chuyên gia, phân hệ mô hình người học, phân hệ dạy học và phân hệ giao diện của hệ thống. Các phân hệ này được xây dựng trên cơ sở lần lượt của những mô hình như : mô hình chuyên gia (expert model), mô hình người dùng (student model), và mô hình sư phạm (pedagogical model).

Minh họa trong Hình 3.7 để làm rõ thêm về phương thức tư vấn của phân hệ dạy học. Hệ học sẽ tư vấn theo cơ chế thích nghi dựa trên luật (rule-based adaptation) sử

109

Hình 3.6. Mô hình hoạt động tổng quát của ACeLF

110

3.5.4.1 Mô hình hoạt động tự học

Hoạt động tự học được xây dựng dựa trên các kịch bản dạy (teaching scripts) do giáo viên thiết kế theo từng chủ đề hoặc theo tuần dựa vào mục tiêu dạy học cụ thể. Người học tham gia vào hệ thống và tự học/tự nghiên cứu theo tiến trình của mình. Từ kịch bản đánh giá - test script sau khi người học đã học xong và tiến hành kiểm tra, hệ thống sẽ gởi thông tin phản hồi đến giáo viên, cá nhân người học và thông tin sẽ là cơ sở để điều hướng người học đến kiến thức tiếp theo. Đồng thời, hệ thống cũng sẽ cập nhật thông tin của learner profile dựa trên suy diễn, xem Hình 3.8.

Các hoạt động tự học được triển khai trong hệ học như: xem bài giảng (e-Course, i-

Lecture), làm bài tập cá nhân (exercise), làm bài học củng cố (lesson review), viết nhật kí cá nhân (blog/journal), trả lời câu đố (question/quiz).

Hình 3.8. Mô hình hoạt động tự học

3.5.4.2 Mô hình hoạt độnghọc tập theo nhóm

Trong hoạt động học tập nhóm, hệ thống dựa trên learner profile để tìm kiếm cộng đồng hoặc nhóm nghiên cứu phù hợp với người học. Từ đó, người học có thể tham gia hoạt động nhóm cùng với những thành viên có những đặc trưng tương tự trong cộng

111

đồng. Lúc này, hệ thống sẽ tham gia vào nhóm với vai trò của một ″thành viên ảo″ – (virtual member) để cho những tư vấn hoặc đề nghị liên quan, xem Hình 3.9.

Hoạt động học tập nhóm như: thảo luận nhóm (group discussion), trao đổi trực tuyến theo chủ đề (on-line chating), viết đồ án nhóm (report/assigment), làm dự án nhóm (project).

Hình 3.9. Mô hình hoạt động học nhóm

3.5.4.3 Mô hình hoạt động học tập cộng tác

Hoạt động học tập được thực hiện dựa trên những chủ đề (subject) được cho với sự tham gia cộng tác của cá nhân với nhóm, hoặc với cộng đồng (lớp, khóa, hay mọi người).

Hệ thống cũng sử dụng learner profile để tư vấn cho việc tham gia của cá nhân hay nhóm cộng đồng đối với từng chủ đề cụ thể (cá nhân hoặc cộng đồng), xem Hình 3.10.

Hoạt động học tập cộng tác trong hệ học như: viết thuật ngữ/từ khóa chia sẻ (glossary), viết bài viết chia sẻ (wiki), tham gia mạng xã hội (social networking), trao đổi chia sẻ diễn đàn/hội thảo (forum/workshop).

112

Hình 3.10. Mô hình hoạt động học cộng tác

3.5.4.4 Mô hình hoạt động tư vấn

Hoạt động tư vấn nhắm đến hai đối tượng chính của hệ học là giáo viênhọc viên

(xem Hình 3.11).

113

Đối với giáo viên, tập trung ở chức năng theo dõi và giám sát, sẽ được cung cấp chủ yếu các thông tin về quá trình học tập của học viên, đồng thời có thể phản hồi trực tiếp đến người/nhóm người học. Đối với học viên, sẽ được cung cấp thông tin về quá trình học tập của bản thân/nhóm học tập và tư vấn học tập dựa trên profile và log file của hệ thống.

3.5.4.5 Mô hình hoạt động kiểm tra đánh giá

Hoạt động kiểm tra – đánh giá thực hiện thường xuyên hay định kì, kết hợp giữa kiểm tra với hình thức truyền thống tại lớp và kiểm tra trực tuyến trên hệ học.Hệ học phải có phân hệ chức năng cho phép người học tự ôn luyện và kiểm tra kiến thức. Bên cạnh các kịch bản kiểm tra đã được xây dựng trước từ hệ thống, người học có thể tự xây dựng kịch bản kiểm tra cá nhân để phù hợp với nhu cầu của mình (xem Hình

3.12).

Hình 3.12. Mô hình hoạt động học kiểm tra – đánh giá

3.6 Đánh giá hệ thống dạy học trực tuyến sử dụng mô hình bốn mức (cấp) của Kirkpatrick mức (cấp) của Kirkpatrick

3.6.1 Về tính hữu dụng của một hệ học trực tuyến

Có nhiều mô hình khác nhau để đánh giá chất lượng của một hệ thống dạy học, đặc biệt là khi xét đối với hệ học trực tuyến, chẳng hạn như của Horton W. (2001) [45],

114

UNDP (2002) [94], Kirkpatrick D. L. (2006) [55], Attwell G. (2006) [7], và Yaw D.C.(2010) [106]. Tựu chung, chất lượng của một hệ thống được đánh giá bằng độ hài lòng hay tính hữu dụng của nó (effectiveness of e-Learning) đối với người học trong quá trình triển khai. Nổi bật trong số đó là mô hình của Kirkpatrick [55] – một mô hình được nhiều mô hình khác tham chiếu và cải tiến – dựa trên lí thuyết sư phạm

được đề xuất từ năm 1959 để đánh giá tính hữu dụng của một chương trình/hệ thống dạy học. Kirkpatrick đánh giá theo 4 cấp độ (4 levels): phản ng (reaction), hc tp

Một phần của tài liệu a model of knowledge representation for active collaborati (Trang 104 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)