Qua thực tế triển khai các ứng dụng e-Learning, hệ học đã bộc lộ những ưu điểm của nó (như với, đối tượng người học, thời gian và không gian học), đồng thời cũng tồn tại một số hạn chế (như sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên-học viên, sự hấp dẫn của các hoạt động học tập đặc biệt là hoạt động tự học) [5][26][68]. Tuy nhiên, e- Learning vẫn tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trong những năm sắp tới (trong
18
93
đó có Việt Nam) và hàng loạt các VLE đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đối với hình thức đào tạo mới này, có thể kể tên một số hệ học thông dụng ở thời điểm hiện tại như: Blackboard/WebCT, JoomlaLMS, SharePointLMS, Moodle, Sakai, Atutor và Dokeos19. Một xu hướng chung mà cộng đồng phát triển e-Learning nhắm
đến là việc sử dụng các VLE nguồn mở và miễn phí, cụ thể như Moodle20 - một hệ
nguồn mở được sử dụng phổ biến trên thế giới và được đánh giá cao về tính sư phạm do bởi được thiết kế sẵn một tập các hoạt động học tập rất phong phú và đa dạng.
Mặc dù, các hệ học này đều đã sử dụng công nghệ Web 2.0, nhưng hầu hết vẫn mang ý nghĩa của ″một kiểu học dùng cho tất cả″ (one size fits all), nghĩa là cung cấp
đồng nhất về tài nguyên và dịch vụ học tập cho mọi người khi tham gia vào hệ thống. Hệ thống không phân biệt nền tảng kiến thức đã biết, mục tiêu học tập và sở thích cá nhân của mỗi người học [83]. Mặc dù, Smythe et al. [88] cũng đã đề xuất mô hình
IMS Learner Information Package (LIP) để mô tả những đặc trưng riêng của người học nhằm mục đích ghi nhận và quản lý quá trình học tập, mục tiêu, kiến thức của người học [48] – và sau này là những mô hình/chuẩn tương tự (như SCORM [84], ADL
[2]) . Tuy nhiên, mục tiêu chính của LIP vẫn là lưu trữ và trao đổi thông tin của người học giữa các hệ thống một cách dễ dàng và linh hoạt, mà không mang ý nghĩa cung cấp những dịch vụ một cách ″thích nghi″ hoặc ″tư vấn″ thông tin hỗ trợ việc học tập cho người học.
Hơn nữa, thực tế cài đặt và thử nghiệm đối với một số hệ nguồn mở đã cho thấy, việc triển khai đào tạo với hình thức mới này để có thể thành công hay thất bại, đều
19 Weblink chính thức của các VLE, như Blackboard: http://www.blackboard.com/; JoomlaLMS: http://www.joomlalms.com/; SharePointLMS: http://www.sharepointlms.com/; Moodle: http://moodle.org/; Atutor: http://www.atutor.ca/; Dokeos: http://www.dokeos.com/; Sakai: http://sakaiproject.org/
20
Moodle là một hệ quản trị khóa học (CMS) được xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng 100 công cụ dạy học tốt nhất năm 2012 [39]. Đến tháng 11/2012, Việt Nam có tổng số 393 website đăng kí sử dụng chính thức với Moodle - https://moodle.org/sites/index.php?country=VN. Luận án cũng cài đặt và thử nghiệm trên hệ này với tên gọi ACeLS.
94
hoàn toàn dựa vào chiến lược sư phạm của người thiết kế và hệ học chỉđóng vai trò là môi trường cung cấp các dịch vụ/hoạt động nhằm hiện thực hóa chiến lược đã đề ra.
Bên cạnh đó, vấn đề phát triển một hệ học cũng gắn liền với việc chọn và sử dụng mô hình, hoặc kiến trúc khung nào đó. Có thể kểđến một vài mô hình tiêu biểu như: e- Learning Framework [8], ELF [104], A Common Framework for E-Learning Quality [4], A Web Based Framework for E-Learning [91], Pedagogical Models for E- Learning [25], A Strategy Framework for Designing E-Learning System with Focus on University Entrepreneuship [6], California eLearning Framework [20]. Bản thân các mô hình này đều ở dạng tổng quát hoặc giải pháp triển khai, có ít nhiều quan tâm
đến vấn đề tích hợp tính sư phạm và sự thích nghi của hệ thống trong các hoạt động dạy-học.
Thời gian gần đây, hệ thích nghi (adaptive system) đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như là tinh lọc thông tin, thương mại điện tử, tư vấn thông tin [67] và kể cả e-Learning [14][66]. Ở các hệ thống này, mỗi người dùng sẽ được mô hình hoá bởi một hồ sơ đặc trưng cá nhân (user profile), và tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực ứng dụng mà user profile sẽ lưu trữ những thông tin khác nhau để có thể mô tả
một cách đầy đủ về người dùng. Dựa vào những thông tin này, hệ thống sẽ cung cấp cho người dùng những tài nguyên, hoặc dịch vụ phù hợp với đặc điểm, nhu cầu cá nhân của họ.
Trong ngữ cảnh dạy-học với sự trợ giúp của máy tính (CBT/CAI - Computer-Based
Training/Computer-Assisted Instruction), lĩnh vực AI-Edu với các dạng ứng dụng của nó như: hệ học thích nghi và thông minh trợ giúp bởi máy tính (AI-CAI - Adaptive
Intelligent- Computer-Assisted Instruction), hệ trợ giảng thông minh (ITS - Intelligent
Tutoring System) và hệ học thích nghi và thông minh dựa trên Web (AIWBES -
Adaptive and Intelligent Web-based Educational System) [16] đã bộc lộ những ưu
điểm về sự gắn kết với người học thông qua kiểu dạy học cá nhân hóa - ″một dạy một″ (one to one instruction). Trong đó, việc ứng dụng user profile giúp cho hệ thống cung cấp những tài nguyên/dịch vụ học tập hoặc tư vấn thông tin một cách phù hợp với khả
95
số hệ thích nghi tiêu biểu như: ELM-ART [101], AHA! [26], ActiveMath [62], ZOSMAT [53], SmartTutor [21], Algebra Tutor PAT [49] và eTeacher [82].
Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây vẫn đưa ra một số vấn đề cần giải quyết đối với bài toán phát triển hệ học thích nghi như: [18][33][59][83].
- Nội dung dạy học giới hạn trong một phạm vi của một học phần/môn học cụ thể, tập trung ở dạng ITS;
- Nội dung dạy học được xây dựng bằng cách ′lắp ghép′ thủ công, tuân theo một mẫu qui định và thường không theo các chuẩn e-Learning (SCORM);
- Thứ tự trình bày nội dung được thiết kế tường minh và cốđịnh, người học không thể thêm/bớt những nội dung/chủđề học với kịch bản được đề nghị bởi hệ thống;
- Cơ chế thích nghi không có sự tương tác hai chiều giữa người học với tài nguyên học tập/nội dung dạy học;
- Không có sự giải thích rõ ràng cách thức mà profile được dùng trong hệ thống, hoặc cách mà profile dùng để cung cấp những tư vấn, hướng dẫn đến người học. Nghĩa là, người học không hiểu tại sao lại được tư vấn thông tin này, hoặc họ không hiểu tại sao được yêu cầu học lại kiến thức kia;
- Hệ học yêu cầu phải có thông tin phản hồi một cách tỉ mỉ, chính xác để tư vấn; và
- Các thành phần (hoạt động) của hệ thống được tích hợp một cách cốđịnh.