Phân tích ngữ cảnh dạy-học đại học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu a model of knowledge representation for active collaborati (Trang 98 - 101)

Trong những năm gần đây, việc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam đã được quan tâm và thực hiện thông qua những chính sách cụ thể của chính quyền. Tuy nhiên, thực trạng việc dạy và học đại học ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế được dẫn chứng qua những bài báo, báo cáo phân tích và nghiên cứu trong nước và ngoài nước như của Nguyễn Công Khanh [73], Giang Bách [34], Trà My [93], Stephen và cộng sự [90], Vallely và Wilkinson [95]. Cụ thể là, sự kém hiệu quả về công tác giảng dạy và học tập ở bậc đại học, sự lạc hậu và thiếu thực tế của chương trình đào tạo và các môn học, không xác định đúng đắn được chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp và đánh giá hiệu

96

quả đào tạo của trường, thiếu các kĩ năng nghiên cứu và thực hành hiện đại đối với giảng viên, thiếu các kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng mềm đối với sinh viên, … Từđó dẫn đến các số liệu thống kê đáng lo ngại:

- Hơn 50% SV không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình. - Hơn 40% SV cho rằng mình không có năng lực tự học;

- Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; và - Gần 55% SV cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập [71].

Bên cạnh đó, khá nhiều trưởng/viên đại học tại Việt Nam hiện nay đã ứng dụng e- Learning trong các chương trình đào tạo của mình, thông thường là những chương trình đào tạo mở rộng (như tại chức và chuyên tu). Trong đó, hình thức dạy học trực tuyến chủ yếu tập trung ở hoạt động up/download các bài giảng, tài liệu tham khảo và bài tập/đồ án môn học để học viên có thể tự học/tự nghiên cứu. Hay cao cấp hơn là việc sử dụng hệ thống các bài giảng trực tuyến ở dạng videoclip để học viên xem online hoặc offline. Với những hệ thống như vậy, các hoạt động cộng tác và chia sẻ

thông tin như: thảo luận nhóm, diễn đàn học tập, nhật kí chia sẻ (blog/journal) và bài viết chia sẻ (wikis), hầu như mới mẻ và xa lạ đối với sinh viên Việt Nam. Họ chưa nhận thức được những ích lợi mà các hoạt động này đem lại đối với công việc học tập của bản thân nên số lượng sinh viên chủ động để tham gia là rất ít. Sinh viên chưa

được làm quen với các hoạt động tự học/tự nghiên cứu và làm việc nhóm thông qua môi trường máy tính và mạng Internet, họ chỉ quen thuộc với cách học thụđộng thông qua mọi thứđều được cung cấp trực tiếp từ người dạy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này là do quá trình dạy học ở các cấp học của chương trình giáo dục phổ

thông Việt Nam chưa được tích hợp công nghệ một cách đồng bộ và hệ thống, đặc biệt trong lĩnh vực dạy học trực tuyến. Một nguyên nhân khác cũng đáng được quan tâm,

đó là điều kiện kinh tế – xã hội ở các vùng miền tại Việt Nam là không đồng đều khiến cho điều kiện học tập và cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục cũng khác nhau. Qua khảo sát thực tế (như ở ĐH Sư Phạm Tp.HCM), các sinh viên đến từ nhiều vùng, miền khác nhau trong cả nước (nông thôn, thành thị, vùng sâu/vùng xa), nên có các điều kiện học tập và quá trình lịch sử học tập rất chênh lệch, đặc biệt là vấn đềứng dụng và khai thác

97

công nghệ thông tin trong học tập, kể cả off-line lẫn on-line. Một số sinh viên có thể

có khả năng sử dụng và khai thác công nghệ rất tốt, nhưng cũng không ít những sinh viên hoàn toàn rất ″mù mờ″đối với máy tính và Internet.

Kết quả thử nghiệm với hệ thống ACeLS21 cũng cho thấy các số liệu như sau: -Tập trung ở hoạt động xem và download các tài liệu (chiếm 95%);

-Tập trung ở một số hoạt động phổ biến như: diễn đàn (forum) và nhật kí (blog/journal) (chiếm 70%);

-Tập trung ởđầu khóa học (chiếm 90%) và càng về cuối khóa học thì càng thưa thớt (khoảng 5%);

-Đa số sinh viên tham gia hệ thống chỉ vì yêu cầu đánh giá của giáo viên ở cuối khóa học (chiếm 80%); và

-Còn một sốđông sinh viên vẫn cho rằng học với hệ thống trực tuyến là không có hứng thú, hoặc không mang lại lợi ích rõ ràng (chiếm 40%).

Xem xét thêm ở góc độ đặc điểm con người và truyền thống Á Đông, với quan niệm lâu đời là xem trọng học vị, bằng cấp (khía cạnh hình thức) hơn là khả năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ (khía cạnh chất lượng) đã dẫn đến nhu cầu và kiểu học tập của người học mang tính tiêu cực. Bởi họ chỉ tập trung ″đối phó″ với những yêu cầu đặt ra từ phía giáo viên, khi đó nhu cầu của người học không phải là việc học tập một cách tích cực và tự giác để lĩnh hội kiến thức và nắm vững kĩ năng. Quan niệm này vẫn còn tồn đọng trong một số lớn người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc

đổi mới phương pháp dạy học, cộng với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện

đại, nhằm tạo ra những chiến lược sư phạm hiệu quả và hấp dẫn, vẫn sẽ không mang lại kết quả mong đợi đối với người dạy, khi mà người học không có nhu cầu học tập, hoặc không có động cơ học tập đúng đắn.

Tóm lại, dạy học trực tuyến trong ngữ cảnh dạy học đại học ở Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết, trong đó bao gồm những hạn chế vốn có của

98

những hệ học lẫn văn hóa giáo dục truyền thống và đặc điểm của con người Việt Nam.

Đây cũng chính là bài toán mà luận án mong muốn để giải quyết thông qua kiến trúc khung đề xuất, đó là: ′Làm thế nào để phát triển một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến hiệu quả và hấp dẫn trong ngữ cảnh dạy học đại học ở Việt Nam?′.

Để giải quyết bài toán này, luận án nhắm đến việc xây dựng một hệ học phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam, trong đó cần quan tâm đến các nhu cầu của người học đối với hoạt động học tập trực tuyến, do bởi thỏa mản nhu cầu của người học sẽ kích thích

được động cơ và thái độ học tập của họ [78]. Qua phân tích hiện trạng ở trên, một số

nhu cầu của người học được nhận biết như sau:

- Cần được cung cấp đầy đủ các tài liệu và tài nguyên học tập;

- Cần có sự hướng dẫn chi tiết và rõ ràng với các hoạt động học tập;

- Cần có tiêu chí cụ thể về cách đánh giá, hình thức kiểm tra/đánh giá;

- Cần có sự theo dõi và giám sát thường xuyên và phản hồi nhanh từ giáo viên;

- Cần thông tin thường xuyên về quá trình học tập, về các hoạt động trực tuyến;

- Mong muốn có sự cạnh tranh của cá nhân với nhóm, hay cộng đồng lớp học.

Một phần của tài liệu a model of knowledge representation for active collaborati (Trang 98 - 101)