0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA (Trang 30 -111 )

2009 Ờ 2011

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam

2.2.1 Khuôn khổ pháp lý

Năm 2001, Chắnh phủ đã ban hành nghị định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Nghị định 64/2001/NĐ-CP) tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. [5]

Đặc biệt đối với ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực thanh toán của các ngân hàng, Chắnh Phủ đã rất chú trọng đến việc tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động thanh toán có ứng dụng công nghệ điện tử. Luật giao dịch điện tử được Quốc Hội phê duyệt, Chắnh Phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tài chắnh, lĩnh vực thương mại.

Ngày 29/12/2006, Thủ tướng chắnh phủ đã ban hành quyết định 291/2006/QĐ- TTg phê duyệt ỘĐề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 Ờ 2010 và định hướng đến năm 2020Ợ do NHNN chủ trì phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng. [6]

Ngày 15/05/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành quyết định số 20/2007/ QĐ-NHNN về quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ

hoạt động thẻ ngân hàng [7] thay thế quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh đã rộng hơn, cho phép các ngân hàng phát hành thẻ không cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được quy chế quy định. Ngoài ra đối tượng phát hành thẻ còn là các tổ chức tắn dụng phi ngân hàng, các tổ chức không phải tổ chức tắn dụng có hoạt động ngân hàng cũng có thể được phát hành thẻ.

Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chắnh phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-Tg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà Nước. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2008, việc trả lương qua tài khoản được thực hiện cho công chức làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chắ Minh và một số tỉnh, thành phố lớn và từ ngày 01/01/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. [3]

Thông tư số 29/2011/TT Ờ NHNN Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet [13]

Thông tư số 12/2011/TT-NHNNQuy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước[16]

Thông tư 09/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tắn dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.[11]

Quyết định 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015.[9]

Nhìn chung, với chức năng đầu mối tham mưu của NHNN, Chắnh phủ đã không ngừng tạo dựng và củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh toán qua ngân hàng nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện công tác thanh toán tới công chúng được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Từ đó, các NHTM chủ động cung ứng ra thị trường những sản phẩm, phương tiện và dịch vụ thanh toán phong phú, hiện đại, góp phần đa dạng hoá các loại hình

dịch vụ ngân hàng hiện đại và đẩy nhanh tốc độ thanh toán, phù hợp với các quy định về áp dụng các điều ước quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho các NHTM Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập.

2.2.2 Các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt

Cùng với những nỗ lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng cho khách hàng với nhiều sản phẩm tiện ắch, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Một số tổ chức công nghệ thông tin rất năng động trên thị trường dịch vụ thanh toán với tư cách là các nhà cung ứng dịch vụ kết nối điện tử như Paynet, VinaPay, VASC Payment, VietPay,Ầ nhắm tới vai trò làm trung gian kết nối và xử lý thông tin giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ đang cần phát triển mạng lưới thanh toán điện tử đến người sử dụng. Một vắ dụ cụ thể là paynet, với mạng lưới cung cấp dịch vụ phân phối điện tử, có thể xử lý các hóa đơn thanh toán điện tử cho một số ngân hàng.

2.2.3 Thực trạng phát triển SPDVNH hiện đại tại Việt Nam [25]

Thời gian qua, sự phát triển của thị trường DVNH hiện đại ở Việt Nam tuy đã có những thay đổi tắch cực song vẫn còn khá chậm, chưa mang tắnh đồng bộ và chưa tạo ra những tiện ắch thực sự đối với các đối tượng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Những kết quả đạt được có thể kể đến là:

Thứ nhất, theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chắnh Phủ quy định đối với các ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho là 3.000 tỷ đồng. Đây là cơ sở quan trọng cho các NHTM có nguồn tài lực để áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm phát triển các DVNH hiện đại.

Thứ hai, số lượng dịch vụ được cung cấp ngày càng đa dạng và số lượng các NHTM tham gia cung cấp cũng ngày một tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Dịch vụ thẻ thời gian qua đã đem lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế xã hội. Ngoài những loại thẻ truyền thống, các NHTM cũng đã đưa ra nhiều loại thẻ tắch hợp mới với nhiều tắnh năng mới làm cho thị trường thẻ thêm phong phú. Mạng lưới ATM và POS ngày càng được đầu tư mở rộng, các dịch vụ gia tăng

trên ATM ngày càng được chú trọng nhằm đem lại cho khách hàng nhiều tiện ắch hơn. Số lượng tài khoản cá nhân, doanh số giao dịch thẻ tăng trong thời gian qua cho thấy, việc phát triển dịch vụ thẻ đã làm tăng khối lượng thanh toán qua ngân hàng, người dân đang quen dần với các DVNH nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng. Căn cứ khảo sát thực tế của tác giả tại một số ngân hàng, các dịch vụ đang được cung cấp cho khách hàng như sau:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các dịch vụ NHHĐ tại các ngân hàng STT Ngân hàng Dịch vụ ATM/ POS Internet banking Mobile banking SMS banking Home banking Phone banking 1 Agribank      2 BIDV     3 VietinBank     4 ACB      5 Sacombank      6 Vietcombank     

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Thứ ba, sự hợp tác trong hoạt động kinh doanh giữa các NHTM bước đầu đã hình thành với sự ra đời của các liên minh. Sự liên minh giữa các NHTM trong kinh doanh thẻ đã cho phép thẻ của một NHTM phát hành có thể rút tiền mặt tại các ATM của một số ngân hàng khác, hoặc thẻ của một ngân hàng này có thể thanh toán tại các POS của một số ngân hàng khác trong cùng một liên minh.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng, CNTT nhìn chung đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, tạo cơ sở quan trọng cho việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, phát triển các dịch vụ mới, nâng cao tắnh tiện ắch cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Vốn đầu tư cho CNTT không ngừng tăng lên. Đây là nền tảng quan trọng để các NHTM nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ xử lý thông tin, tăng cường tắnh bảo mật, đem lại nhiều tiện ắch cho khách hàng và tiết kiệm chi phắ cho ngân hàng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, vẫn còn không ắt những hạn chế nhƣ:

Thứ nhất, vốn điều lệ hoạt động còn thấp, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, ngay những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất toàn hệ

thống như Agribank, Vietcombank hay BIDV cũng chỉ có khoảng trên 800 triệu USD thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philippines hơn 900 triệu USD). Với mức vốn như vậy thì khả năng trang bị và ứng dụng các công nghệ hiện đại rõ ràng là còn hạn chế.

Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực

Đơn vị tắnh: Triệu USD

Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn

INDONESIA MALAYSIA

Bank Mandiri 2.122 Maybank 4.102

Bank BNI 1.499 Public bank (PBB) 2.382

Bank central Asia 1.304 Commerce Asset - Holding 1.695

Bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1.476

VIETNAM THAILAND

Vietinbank 577 Bangkok Bank 3.178

BIDV 724 Siam Commercial Bank 2.189

Vietcombank 621 Kasikornbank 1.996

Agribank 1.062 Krung Thai Bank 1.837

Sacombank 344 Siam City Bank 853

ACB 401 Thai Military Bank 802

Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771

PHILIPINES SINGAPORE

Bank of Philippine Islands 975 DBS Bank 9.623

Metropolitan Bank Et Trust

Company 704 United overseas Bank 6.297

(Nguồn: www.thebanker.com/top1000)

Thứ hai,chất lượng và số lượng các dịch vụ tuy đã được cải thiện những vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể nói, một điểm yếu phổ biến và nổi bật của các NHTM Việt Nam là sự đơn điệu trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của các NHTM vẫn dựa chủ yếu từ cho vay trong khi hoạt động cho vay là một lĩnh vực nhiều rủi ro. Đối với thị trường thẻ - một lĩnh vực được đánh giá là có bước phát triển vượt bậc thời gian qua nhưng vẫn mang tắnh rời rạc do có sự khác biệt trong quan điểm giữa các NHTM, các liên minh. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ mới chủ yếu tập

trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chắnh ngân hàng, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Thứ ba, hiệu quả tối đa mang lại cho từng ngân hàng từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại còn chưa cao. Nói đến công nghệ thì phải đảm bảo được hai vấn đề. Một là, công nghệ phải hiện đại, đảm bảo các yêu cầu quản lý nội bộ, đáp ứng các giao dịch kinh doanh, quản trị thanh khoản, có khả năng kết nối thông suốt với các ngân hàng. Hai là, phát triển các DVNH hiện đại trên cơ sở phải quản lý, phòng chống được rủi ro, bảo mật và an toàn. Thực tiễn, việc ứng dụng các công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, mặt bằng trình độ công nghệ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ công nghệ giữa các ngân hàng khá xa dẫn đến hai tình trạng trái ngược nhau: Hoặc là chỉ có thể ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp do hạn chế về vốn hoặc lại chưa khai thác sử dụng hết tắnh năng công nghệ hiện đại do một số quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ chưa được ban hành đầy đủ. Chắnh điều này cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng khó kết nối được lại với nhau.

Thứ tư, vấn đề quản lý rủi ro còn nhiều bất cập. Các DVNH hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều là một dấu hiệu khả quan, là thành công của ngân hàng, song cũng là thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng khi chưa có khả năng quản lý rủi ro có hiệu quả, chưa có đủ các biện pháp phòng chống gian lận, bảo mật, an toàn tốt thì có khả năng rủi ro xảy ra cho ngân hàng.

Những nguyên nhân đằng sau những bất cập này thì rất nhiều, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, như nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh DVNH hiện đại còn thiếu, chưa có tắnh chuyên nghiệp; kỹ năng xử lý của các nhân viên ngân hàng cũng còn thấp; hành lang pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ; hạ tầng cơ sở thông tin viễn thông còn kém phát triển, thiếu sự đồng bộ, kết nối giữa các ngân hàng,ẦSong có thể thấy, vấn đề năng lực tài chắnh của các NHTM còn hạn chế, thiếu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, CNTT phục vụ cho việc triển khai các DVNH hiện đại và thói quen ưa thắch sử dụng tiền mặt của người dân cộng với những lo sợ

vì DVNH hiện đại thường chứa đựng nhiều rủi ro là những nguyên nhân cơ bản nhất kìm hãm sự phát triển của DVNH hiện đại. Tâm lý ngại thay đổi thói quen chi tiêu do trình độ dân trắ còn thấp cộng thêm với sự e ngại khi không được trực tiếp cầm vào đồng tiền thực sự mà chỉ nhìn thấy những con số trên giấy và trên máy khiến cho nhiều người dân chưa muốn tiếp cận với những dịch vụ mới. Mặt khác, nhu cầu đối với các DVNH hiện đại đối với nhiều bộ phận dân cư không thực sự cấp bách, không cần phải có, vì không làm Ộhiện đại hoáỢ được cuộc sống của họ. Một hạn chế nữa là do tâm lý người Việt rất ngại để người khác biết thu nhập của mình, nên nhiều người không mặn mà trong mở tài khoản ở ngân hàng nếu mục tiêu chỉ phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân.

2.2.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của một số nƣớc trên thế giới

Hiện nay, thanh toán điện tử đã được áp dụng khá rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipin, Malaysia, Brazil, Ấn độ, Kenia,Ầ Trong đó, bên cạnh việc thanh toán thẻ qua POS đã phát triển mạnh ở đa số các quốc gia thì thanh toán qua điện thoại di động, Internet đang là một xu hướng thanh toán trên thế giới. Mỗi nước có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự phát triển và hướng đi khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội của từng nước. Kinh nghiệm lựa chọn mô hình phát triển thanh toán điện tử của một số nước như sau:

Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghệ thẻ ngân hàng; thành lậpCông ty chuyển mạch thẻ China UnionPay (CUP) để kết nối hệ thống xử lý dữ liệu thẻ giao dịch qua ATM, POS trên toàn quốc và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện từ cấp trung ương đến địa phương, cũng như nhiều cơ chế, chắnh sách để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp thẻ ngân hàng; đồng thời, đẩy mạnh phát triển thanh toán qua internet.

Với lợi thế sẵn có về công nghệ, Hàn Quốc hiện đang thành công trong việc lựa chọn phát triển thanh toán thẻ là phương tiện thanh toán chủ yếu trong dân cư, đặc biệt là thẻ tắn dụng bằng việc áp dụng các chắnh sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị chấp nhận thẻ và người sử dụng thẻ nhờ đó thúc đẩy thanh toán thẻ qua POS và

thành lập công ty chuyển mạch thẻ BC Card nhằm đẩy mạnh tiêu dùng trong nước và kiểm soát thuế một cách hiệu quả.

Malaysia thì chú trọng phát triển thanh toán trực tuyến qua internet và thẻ ngân hàng với các khoản thu ngân sách trên toàn quốc, như thu thuế, phắ và lệ phắ của Nhà nước.

Philippin phát triển dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động kết hợp với vắ điện tử, dựa vào tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân cao (chiếm khoảng 60% dân số), cũng như tiện lợi của dịch vụ này đối với những khách hàng không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển các SPDV NHHĐ là việc rất quan trọng, nó giúp cho các ngân hàng xây dựng được một chắnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA (Trang 30 -111 )

×