Bảng sốliệu tổng hợp - Leadsheet
Tùy theo số lượng tài khoản thực tế mà công ty sử dụng và độ lớn/ trọng yếu của số dư các tài khoản, KTV có thể loại bỏ hoặc bổ sung các tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 trong Bảng tổng hợp-nếu cần. KTV có thểchuyển cột phân tích biến động giữa năm nay và năm trước sang phần hành giấy tờ làm việc chi tiết khác khi thực hiện thủtục phân tích các tài khoản có biến động lớn.Việc phân tích biến động của từng khoản mục trước khi kiểm toán là bắt buộc để đảm bảo KTV có hiểu biết tổng quan về khoản mục được kiểm toán trong kỳ, đánh giá hợp lí của sự biến động để có thể xác định những rủi ro có thể xảy ra và áp dụng các thủtục kiểm toán phù hợp.
Xem xét giảthiết vềtính hoạt động liên tục của doanh nghiệp:
Giả thiết về tính hoạt động liên tục là 1 tiền đề quan trọng để mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Nói cách khác, nếu không có sự tin tưởng vào điều đó
thì các đơn vị không thể duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế, để đánh giá khả năng giảthiết này có thực hiện được không, KTV cần:
- Soát xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng CĐKT, nhất là các khoản mục
có tác động đến khả năng tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp.
- Đọc các biên bản Đại hội đồng cổ đông, biên bản họp ban Giám đốc và các hội
đồng quan trọng khác đểnhận thấy rõ các khó khăn vềtài chính của doanh nghiệp.
- Thảo luận với các nhà quản lý doanh nghiệp về lưu chuyển tiền tệ, lợi nhuận và các dự đoán thích hợp khác.
Kiểm tra tính tuân thủpháp luật và các quy định liên quan.
Chuẩn mực kiểm toán số 250 – đoạn 2 “ Xem xét tính tuân thủ pháp luật và cácquy
định trong kiểm toán Báo cáo tài chính” (ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính) yêu cầu: “ Khi lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán nội bộ
phải chú ý đến vấn đề đơn vị được kiểm toán, không tuân thủpháp luật và các quy định có liên quan có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Mặc dù trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính không thểphát hiện hết mọi hành vi không tuân thủpháp luật
và các quy định có liên quan”. Nếu phát hiện được những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính được kiểm toán, kiểm toán viên phải ghi chép lại và tổng hợp vào kếhoạch hiểm toán, phải trao
đổi với thành viên Ban giám đốc phụtrách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp.
Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
o Kiểm toán tiền mặt
a. Thiết kếvà thực hiện các thửnghiệm kiểm soát:
Mục tiêu kiểm toán Thửnghiệm kiểm soát
Các khoản tiền mặt thu, chi ghi trên sổ kế toán tiền mặt đều thực tế phát sinh và có căn cứ
hợp lý
- Kiểm tra các bằng chứng vềsự phê duyệt chi tiền của
người có trách nhiệm.
- Kiểm tra mẫu những chứng từ thu, chi tiền về nội dung chi, xem xét các chứng từ đó có đầy đủ chứng từ
gốc chứng minh hợp lệvà hợp lý không.
- Xem xét lại sổ nhật ký quỹ, sổ cái tài khoản tiền mặt
và đối chiếu với các sổkếtoán có liên quan.
Các khoản thu, chi tiền mặt đều được ghỉ sổkế toán đầy đủvà kịp thời
- Đối chiếu chọn mẫu các chứng từ thu, chi tiền mặt đối với sổ nhật ký quỹ và sổ kế toán liên quan khác về số
tiền và cảvềngày ghi.
- So sánh ngày ghi sổtrên các sổliên quan.
Các khoản thu, chi tiền mặt đều được đánh giá,
- Kiểm tra việc tính toán thu, chi tiền mặt và việc đối chiếu sốliệu giữa kếtoán và thủquỹ.
tính toán đúng đắn, đặc biệt là đối với tiền mặt ngoại tệ và vàng bạc,
đá quý
- Kiểm tra việc tính toán quy dổi ngoại tệ có phù hợp với tỷ giá ngân hàng công bố; việc sử dụng phương pháp đánh giá vàng bạc, đá quý có đảm bảo phù hợp và nhất quán hay không.
- Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ đánh giá ngoại tệ
tồn quỹ có được duy trì và thực hiện đúng thể thức quy
định hay không.
Các khoản tiền thu
được đều được gửi vào ngân hàng kịp thời, thực hiện quy định thanh toán qua ngân hàng
- Khảo sát việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng.
-Đối chiếu giữa sổkếtoán tiền mặt với sổngân hàng về
ngày bán hàng thu tiền mặt, ngày nộp tiền mặt vào ngân hàng và sốtiền mặt nộp vào ngân hàng
Các nghiệp vụ liên
quan đến tiền mặt đều
được hạch toán đúng
So sánh, xem xét việc hạch toán vào các tài khoản liên quan, tham chiếu 1 số nghiệp vụ trong việc hạch toán vào sổkếtoán.
Việc tổng hợp và chuyển sổ để ghi sổ cái
là đúng đắn và chính xác
Tổng hợp các sổchi tiết liên quan đến thu, chi tiền mặt
và đối chiếu với sổcái tiền mặt.
b. Thực hiện thủtục phân tích:
Đểthực hiện thủtục phân tích đối với tiền mặt, KTV cần tính toán, phân tích và đưa
ra kết luận vềsự biến động của tiền mặt qua các năm, cơ cấu tiền mặt trong vốn bằng tiền của doanh nghiệp, so sánh tiền mặt thực tế tồn cuối kỳvới định mức tồn quỹtiền mặt đã
quy định và so với ước tính của KTV.
Mục tiêu kiểm toán Thửnghiệm cơ bản
Tính chính xác về kỹ
thuật tính toán và ghi sổkếtoán
- Đối chiếu số liệu phát sinh thu, chi giữa tài khoản tiền mặt với sốliệuởcác tài khoản đốiứng có liên quan - Đối chiếu sốliệu vềsố dư, sốphát sinh trên sổquỹvới sổkế toán đối chiếu số liệu trên nhật ký thu, chi tiền mặt với sổcái tiền mặt.
- Tính toán lại sốphát sinh, số dư tổng hợp trên sổcái tài khoản tiền mặt.
Các khoản tiền mặt thu, chi trình bày trên BCTC và trên các bảng kê đều có căn cứ
hợp lý
- Đối chiếu giữa các chứng từ thu, chi tiền mặt với các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụthu chi và với sổ
nhật ký thu, chi, sổcái tài khoản tiền mặt.
- Đối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ cái tiền mặt với sổ
nhật ký hoặc với các bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ. - Đối chiếu kiểm tra số liệu của khoản mục tiền mặt trên bảng CĐKT và sốliệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệvới sốliệu trên sổkếtoán liên quan.
Sự đánh giá tính toán
đúng đắn các khoản
chi, đặc biệt là ngoại tệvà vàng bạc, đá quý
- Kiểm tra việc ghi giá trị từng chứng từ vào sổ kế toán tiền mặt và sổkếtoán khác có liên quan.
- Rà soát lại việc tính toán quy đổi các khoản thu, chi tiền mặt là ngoại tệvà việc thanh toán vào các sổliên quan - Tính toán lại và kiểm tra việc đánh giá tính toán giá trị
vàng bạc, đá quý nhập, xuất và tồn quỹtiền mặt.
Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều được phản ánh vào sổ kế
- Chọn mẫu theo thời gian và liệt kê các chứng từ phát sinh, từ đó đối chiếu bảng kê các chứng từ này với việc
toán đầy đủ, kịp thời
và đúng lúc
ghi sổcùng kỳ để xác định sự đầy đủcủa hạch toán. - Đối chiếu về ngày tháng của nghiệp vụ thu, chi tiền với ngày lập chứng từ thu, chi và với ngày ghi sổkếtoán - Chứng kiến kiểm kê quỹtiền mặt từ đó đối chiếu với số dư trên sổquỹvà trên sổkếtoán tiền mặt.
- Đối chiếu vềngày ghi sổnộp tiền vào ngân hàng và xác nhận tương ứng của ngân hang
Sự khai báo và trình bày các khoản thu, chi tiền mặt là đầy đủ và
đúng đắn
Kiểm tra sự phân biệt chi tiết, cụthểtrong hạch toán trên các sổkếtoán tiền mặt và sự trình bày, công khaiđầy đủ,
đúng đắn các khoản tiền mặt trên các bảng kê và trên các BCTC.
o Kiểm toán tiền gửi ngân hàng:
a. Thiết kếvà thực hiện các thửnghiệm kiểm soát:
Thử nghiệm kiểm soát tiền gửi ngân hàng về cơ bản tương tự như đối với tiền mặt. Những thử nghiệm kiểm soát thường phải thực hiện gồm:
- Xem xét về sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữa chức năng ký phát hành ủy nhiệm thu, chi và chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán có được đảm bảo hay không.
- Xem xét việc quản lýủy nhiệm thu, chi; việc kýủy nhiệm thu, chi; việc sửdụngủy nhiệm thu, chi của doanh nghiệp có đảm bảo tuân thủ các qui định về quản lý ủy nhiệm thu, chi hay không.
- Kiểm tra qui trình tổng hợp, đối chiếu liên quan đến tiền gửi ngân hàng.
b. Thực hiện thủtục phân tích:
Để thực hiện thủtục phân tích đối với tiền gửi ngân hàng, KTV cần tính toán, phân
tích và đưa ra kết luận về sự biến động của tiền gửi ngân hàng qua các năm, cơ cấu tiền gửi ngân hàng trong vốn bằng tiền của doanh nghiệp và so với ước tính của KTV.
c. Thiết kếvà thực hiện các thửnghiệm chi tiết:
Mục tiêu kiểm toán Thửnghiệm cơ bản
Mục tiêu vềtính hợp lý chung
- So sánh số dư cuối kỳ tiền gửi ngân hàng trên bảng
CĐKT và trên sổsách có liên quan.
- Đối chiếu giữa sổ cái tiền gửi ngân hàng, sổ nhật ký chung với các ủy nhiệm thu, chi, giấy báo Nợ, Có với bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng
Mục tiêu về tính đầy đủ - Gủi thư xác nhận mọi số dư của tài khoản tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổkếtoán
- Kiểm tra về việc khóa sổ các nghiệp vụ thu, chi tiền gửi ngân hàng.
- Chọn 1 số thời điểm kiểm tra giấy báo Nợ, Có và so sánh với sổcái tiền gửi ngân hàng
Mục tiêu về tính kịp thời
Đối chiếu ngày tháng của giấy báo Nợ, Có với ngày tháng ghi trên sổkếtoán xem có phù hợp không
Mục tiêu về tính chính xác, vềtính toán và ghi sổ
- Đối chiếu số phát sinh tăng, giảm tài khoản tiền gửi ngân hàng với số liệu của các tài khoản đối ứng có liên quan.
- Đối chiếu số dư, số phát sinh trên sổ kế toán và bảng
đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng và các giấy báo Nợ, Có liên quan.
- Tính toán lại sốphát sinh, số dư của tài khoản
Mục tiêu vềgiá Xem xét tính đúng đắn của tài khoản tiền gửi ngân hàng vềthời gian và lãi suất ngân hàng
Mục tiêu về sự phê chuẩn
Đối chiếu 1 số ủy nhiệm thu, chi với các hoạt động mua
bán, xem có được sự phê chuẩn phù hợp với chính sách của công ty không.
Mục tiêu về việc trình bày trên BCTC
Xem xét việc trình bày của các loại tiền gửi ngân hàng trên BCTC.
o Kiểm toán tiền đang chuyển
a. Thiết kếvà thực hiện các thửnghiệm kiểm soát:
Nội dung thử nghiệm kiểm soát đối với tiền đang chuyển chủyếu gồm:
- Kiểm tra việc phân công người chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và sự thực hiện qui trình công việc của người đó có đảm bảo các qui định về quản lý vốn bằng tiền hay không.
- Xem xét các qui định liên quan đến kiểm soát và việc thực hiện phê duyệt các hồ sơ, thủtục liên quan đến chuyển tiền có đảm bảo sự chặt chẽvà tỉmỉ hay không.
b. Thực hiện thủtục phân tích:
Để thực hiện thủ tục phân tích đối với tiền đang chuyển, KTV cần tính toán, phân
tích và đưa ra kết luận về sự biến động của đang chuyển qua các năm, cơ cấu tiền đang
chuyển trong vốn bằng tiền của doanh nghiệp và so với ước tính của KTV.
c. Thiết kếvà thực hiện các thửnghiệm chi tiết:
- Lập bảng kê danh sách các khoản chuyển tiền liên ngân hàng cho tất cả các tài khoản liên quan đểkiểm tra ủy nhiệm thu, chi– đặc biệt vào những ngày cuối năm trước và những ngày đầu năm sau, nhằm xem xét các khoản tiền đó có được phản ánh chính xác
hay không, có đúng với qui định của chế độtài chính hay không.
- Tính toán lại và đối chiếu kiểm tra với các khoản ngoại tệ được qui đổi và ghi sổ
- Kết hợp với việc khảo sát đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng về nghiệp vụvà số dư tài khoản để xem xét tình hợp, trung thực của các nghiệp vụ và số dư có liên quan đến tiền đang chuyển.
- Kiểm tra việc tính toán khóa sổ kế toán tài khoản tiền đang chuyển đảm bảo sự
tổng hợp đúng kỳcũng như tính chính xác, hợp lý của việc qui đổi ngoại tệ.
Soát xét các bút toán tổng hợp
Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải soát xét, kiểm tra các bút toán ghi sổ tổng hợp, các bút toán điều chỉnh khi lập BCTC để phát hiện các tình huống thể
hiện sự thiếu khách quan hoặc sự can thiệp của Ban Giám đốc (nếu có) và đánh giá xem
các tình huống đó có thể hiện rủi ro, có sai sót trọng yếu do gian lận hay không. Thực hiện theo các công việc đã nêu trong mẫu: KTV nên tập trung xem xét các bút toán trên Sổ Cái vào các ngày gần cuối niên độ, đồng thời, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán đểnắm bắt được các bút toán bất thường mà các thành viên đã phát hiện
ở các phần hành được giao. Thủ tục phỏng vấn nhân viên kếtoán cũng rất hữu ích trong việc giúp phát hiện sự can thiệp của Ban Giám đốc đối với các bút toán điều chỉnh cuối kỳ. KTV có thể bổsung các thủtục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy theo đặc điểm của từng khách hàng và tình huống cụthể, cũng như đánh giá rủi ro của KTV.
Kiểm toán năm đầu tiên–Số dư đầu năm tài chính
Chuẩn mực kiểm toán số 510- đoạn 2 “ Kiểm toán năm đầu tiên- Số dư đầu năm tài chính” (ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộtài chính) yêu cầu: Khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủbằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm:
a) Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính năm
b) Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết.
c) Chế độ kế toán đãđược áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi vềchế độkế toán đãđươc điều chỉnh trong báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan.
Soát xét sựkiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính
Chuẩn mực kiểm toán số 560 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán”(ban
hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003 của Bộ trưởng Bộtài chính) yêu cầu: Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổkếtoán lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán.
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổkếtoán lập báo cáo tài chính: là những sự kiện