Thực trạng bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang (Trang 28)

hiện nay

Trong hội thảo “Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến nông nghiệp,

nông dân, nông thôn” đƣợc tổ chức ở Hà Nội, ông Tôn Gia Huyên - Phó chủ tịch

Hội Khoa học đất Việt Nam - cho biết, từ năm 2000 đến năm 2007, toàn quốc có tới 500.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bình quân mỗi năm nông dân phải nhƣờng 74.000 ha đất sản xuất cho việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng.

Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất bị thu hồi chiếm 50% tổng diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc. Riêng năm 2007, diện tích gieo trồng lúa giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

125.000 ha. Cả nƣớc hiện có 12 triệu hộ gia đình nhƣng chỉ có 9,4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp (bình quân mỗi hộ 0,7 – 0,8 ha, mỗi lao động là 0,3 ha và mỗi nhân khẩu là 0,15 ha).

Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm (2003 – 2008), đã tác động đến đời sống của 627.000 hộ gia đình, với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nhân khẩu nông nghiệp... Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi/hộ gia đình dẫn đến tình trạng 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm. Mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ lấy đi cơ hội làm việc của 13 lao động ở nông thôn. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phƣơng đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với ngƣời dân bị thu hồi đất về các vấn đề nhƣ bồi thƣờng, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cƣ...Tuy nhiên trên thực tế, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13 % chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhƣng không ổn định. Nhƣ vậy nông nghiệp vẫn là chỗ dựa của phần lớn số hộ bị mất đất. số lao động bị mất việc làm do mất đất nhiều nhƣ Hà Tây 35.703 ngƣời, Vĩnh Phúc 22.800 ngƣời, Nam Định 4.130 ngƣời, Hải Dƣơng 9.357 ngƣời. Thực trạng này dẫn đến 53% số hộ dân bị thu hồi có thu nhập giảm so với trƣớc đây, chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập cao hơn trƣớc. Thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác là việc khó tránh trong quá trình phát triển cho nên việc đền bù thiệt hại về đất đai, tài sản và tổ chức tái định cƣ cho nông dân có đất bị thu hồi là một hoạt động rất quan trọng. Đây là chính sách có tác động sâu rộng và trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và xã hội nông thôn trên phạm vi cả nƣớc

Liên quan đến vấn đề đào tạo nghề và nâng cao khả năng của lao động. Ông Nguyễn Thế Dũng – đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng: Sở dĩ hiện nay tỷ lệ lao động địa phƣơng đƣợc chọn tuyển vào các khu công nghiệp còn thấp là do nhiều địa phƣơng mất định hƣớng trong đào tạo nghề. Địa phƣơng không xác định đƣợc sẽ phát triển ngành nghề gì, do đó công tác đào tạo nghề không bắt kịp nhu cầu thực tế. [2]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố tuyên quang – tỉnh tuyên quang (Trang 28)