Khái niệm giọng điệu và giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử của hoạt quảng uyên (Trang 84 - 86)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.1. Khái niệm giọng điệu và giọng điệu trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hơ, gọi tên, dùng từ, phát biểu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, đơn sơ, hùng kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm.” và “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, cĩ vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [9, tr.134]

Trong quá trình sáng tác, nếu muốn thành cơng trong bất kỳ mảng đề tài nào thì mỗi tác giả đều phải dày cơng xây dựng cho mình một giọng điệu riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. Chính vì vậy, Giọng điệu cĩ thể được hiểu là “Giọng nĩi hay lối nĩi biểu thị một thái độ nhất định (giọng mỉa mai, chán chường) hay như ngữ điệu (giọng lên xuống, lúc trầm lúc bổng)” [21, tr.503].

Cũng trong Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì: trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hồn cảnh, sự

vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần thuật khơng chỉ là lời kể mà cịn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hồn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả…. Ngơn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngơn ngữ cĩ chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.

Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự. Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nĩ, sự trần thuật ở đây được triển khai trong khơng gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách. Với đặc điểm đĩ, trần thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung trần thuật và hình thức trần thuật. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nĩi nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Người đọc cĩ thể nhận thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngơn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thơng qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo.

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (kể cả truyện ngắn mà giới nghiên cứu gọi là đoản thiên tiểu thuyết) cĩ một số giọng điệu như: giọng điệu trữ tình sâu lắng của Nguyễn Huy Thiệp (Chảy đi sơng ơi), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận); giọng điệu suy ngẫm, triết lý với cảm quan nhìn nhận lại hiện thực của Bảo Ninh (Nỗi buồn

chiến tranh), Dương Hướng (Bến khơng chồng), Nguyễn Khải(Gặp gỡ cuối năm,

Thời gian của người…) Ma Văn Kháng (Ngược dịng nước lũ); giọng điệu hài hước,

giọng điệu diễu nhại trong văn chương của Phạm Thị Hồi lại cĩ giọng điệu thơng tục đời thường trong tiểu thuyết của Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng)… Nĩi chung tiểu thuyết là đa thanh, nhiều bè, nhiều giọng điệu. Việc tạo được giọng điệu đa dạng, phong phú là đánh dấu một bước trưởng thành trong tư duy nghệ thuật.

Trong hai cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác BĩGiải phĩng, giọng điệu mà nhà văn Hồng Quảng Uyên sử dụng vẫn là giọng điệu đơn thanh, trong đĩ giọng điệu trữ tình ngưỡng mộ, ngợi ca đĩng vai trị chủ đạo. Ngồi ra, nhà văn cịn sử dụng nhiều giọng điệu trần thuật khác, tạo nên nét độc đáo trong bút pháp sáng tác của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử của hoạt quảng uyên (Trang 84 - 86)