Kết cấu tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử của hoạt quảng uyên (Trang 78 - 79)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Kết cấu tiểu thuyết

Khái niệm kết cấu là một cơng cụ lý luận quan trọng trong phê bình, phân tích tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một hoạt động của nghệ thuật tự sự ngơn từ, do vậy kết cấu tiểu thuyết phải được tìm hiểu trên cơ sở quan sát cả ba bình diện sáng tác (viết), văn bản (tác phẩm tri giác bằng sự đọc) và tiếp nhận (đọc hiểu giải mã).

Tiểu thuyết cĩ nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở trường của người viết và kết cấu cho phép tạo nên một diện mạo chung nhất về tiểu loại: tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết đa thanh ... Do đĩ, cĩ thể hiểu kết cấu tiểu thuyết khơng cĩ quy phạm cố định và người viết thậm chí cĩ thể phá vỡ những khuơn mẫu sẵn cĩ để vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Về mặt kết cấu, hai tiểu thuyết Mặt trời Pác BĩGiải phĩng của nhà văn Hồng Quảng Uyên đều xây dựng trên nguyên tắc của “tiểu thuyết chương hồi”. Cĩ thể hiểu “Chương” là một thể tài văn học, “Hồi” là một sự chuyển đổi, là vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi, hồi báo) thể hiện một động tác một cách lần lượt và thứ tự. Cịn “Tiểu thuyết chương hồi” là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên trung đại Trung Quốc cĩ đặc điểm là dùng tiểu mục để phân hồi câu chuyện liên tiếp, mạch lạc, chỉnh tề.

Hai tiểu thuyết Mặt trời Pác BĩGiải phĩng đều cĩ hai mươi năm chương,mỗi chương đều cĩ “lời rao” mở đầu, giúp độc giả hình dung trước diễn biến của cốt truyện. Mỗi chương trong tiểu thuyết của Hồng Quảng Uyên giống như một bức tranh và khi liên kết tất cả những bức tranh đĩ lại sẽ trở thành một bức tranh liên hồn, giúp người đọc hình dung được quá trình vận động của cả một thời đại. Tuy nhiên, từng chương lại làm nổi bật được từng sự kiện tiêu biểu, nghĩa là nếu người đọc đọc từng chương vẫn cĩ thể hiểu được nội dung chứ khơng phải cứ phải đọc hết hai mươi năm chương trong cuốn tiểu thuyết.

Trong tác phẩm của Hồng Quảng Uyên, mỗi câu thơ, mỗi đề từ được sử dụng trở thành điểm cốt lõi thâu tĩm nội dung của cả chương đĩ. Cĩ thể nĩi đến chương Mười hai "Diễu võ, dương oai!", đề từ dùng câu nĩi của Bác “Nếu đơ đốc muốn đem tàu bè ra để lung lạc tơi, thì ơng ta đã lầm to. Những tàu bè đĩ khơng thể nào đi ngược các dịng sơng của chúng tơi” [38, tr.253]. Nhà văn sử dụng lời đề từ để nhấn mạnh nội dung được đề cập đến trong tồn chương. Việc sử dụng lời đề từ giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung cũng như dụng ý sáng tác của tác giả ở mỗi chương.

Hay chương hai mươi năm "Trận chiến cuối cùng", lời đề từ nhấn mạnh: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả dân tộc bị áp bức trên thế giới" (Hồ Chí Minh - tháng 5/1954) [38, tr.573]. Với chương này, Hồng Quảng Uyên nhấn mạnh ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của Chiến thắng Điện Biên Phủ ngay trong lời rao mở đầu để giúp người đọc hình dung được diễn biến của trận chiến cuối cùng giữa quân dân ta với thực dân Pháp.

Cũng cĩ khi Hồng Quảng Uyên lại trích dẫn nguyên văn một bài thơ do Hồ Chí Minh sáng tác ngay trong lời đề từ. Trong chương bốn, trích dẫn nguyên văn bài

thơ Tức cảnh Pác Bĩ: “Non xa xa, nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là? Đây

suối Lê Nin, kia núi Mác/ Hai tay gây dựng một sơn hà.”[37, tr.63] …

Cĩ thể nĩi: tiểu thuyết của Hồng Quảng Uyên cĩ sự mĩc nối về thời gian nhưng nhà văn lại cĩ sự đổi mới trong cách thể hiện về mặt nội dung, nghĩa là mỗi chương lại tập trung thể hiện một sự kiện và từng bước giải quyết các sự kiện ấy một cách trọn vẹn. Đĩ cũng là một cách tạo sự hấp dẫn của tác phẩm theo thể thức truyền thống. Thêm một lần nữa chúng ta cĩ cơ sở để khẳng định rằng: đổi mới khơng cĩ nghĩa là chối bỏ mà chính là làm cho truyền thống trở nên mới mẻ hơn, hiện đại hơn.

3.2. Ngơn ngữ nghệ thuật trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bĩ và Giải phĩng của Hồng Quảng Uyên

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử của hoạt quảng uyên (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)