Nguyên mẫu Hồ Chí Minh và những “cột mốc” lịch sử được tái hiện trung

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử của hoạt quảng uyên (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Nguyên mẫu Hồ Chí Minh và những “cột mốc” lịch sử được tái hiện trung

thực trong “Mặt trời Pác Bĩ” và “Giải phĩng”

Chính bản thân Hồng Quảng Uyên cũng chưa từng được gặp Bác mà chỉ biết và tìm hiểu về Bác qua các tài liệu (đặc biệt là các tập hồi kí viết về Bác) thấy các nhà văn, các nhà tư tưởng viết về Bác – một người suốt đời lo cho dân, cho nước, hy sinh cho dân tộc … Một số tác phẩm viết về Bác cĩ xu hướng thiên về khắc họa con người phi thường trong Bác mà chưa quan tâm đứng mức đến phần con người bình thường. Do đĩ, nguyên mẫu Hồ Chí Minh trong tâm trí Hồng Quảng Uyên luơn luơn được đề cao, tơn trọng với sự hài hịa, gắn kết phẩm chất con người phi thường với con người bình thường trong Bác. Mỗi chương trong hai tác phẩm Mặt trời Pác BĩGiải phĩng đều cĩ sự kiện lịch sử được tái hiện trung thực. Qua khảo sát của chúng tơi, hầu như chương nào trong hai tác phẩm cũng cĩ sự kiện lịch sử tiêu biểu được nhà văn đã tái hiện trung thực.

Trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bĩ, Hồng Quảng Uyên đã xây dựng nhân vật Hồ Chí Minh gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra tại tỉnh Cao Bằng. Từ lúc Bác Hồ trở về Cao Bằng, chọn Pác Bĩ làm căn cứ địa cách mạng và vạch ra phương hướng, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh cách mạng giải phĩng dân tộc trên mảnh đất Cao Bằng.

Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, tập 1, giai đoạn 1930 – 1945 cĩ ghi: “Ngày 28 - 1 - 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất Pác Bĩ, nơi cĩ địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, cĩ quần chúng nhân dân đã được giác ngộ, kiên cường đấu tranh, trung thành với Đảng, với cách mạng, cĩ niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng ...” [2, tr. 76-77].

Dựa vào chi tiết này, trong Mặt trời Pác Bĩ, nhà văn Hồng Quảng Uyên đã tái hiện chi tiết miêu tả lần đầu khi Bác vừa đặt chân lên mảnh đất quê hương, đứng trước cột mốc 108 - cột mốc phân định biên giới Việt – Trung: “ … Một dồn người vượt Pị Vẩn, chạm chân lên đất Việt, tại cột mốc 108. Mốc 108 là một phiến đá được đục, đẽo thành hình khối, cao gần một mét, rộng nửa mét, dày chừng 30 phân, mặt trước cĩ khắc chữ Trung Quốc và chữ Pháp. Mốc được dựng từ một hiệp ước triều đình Mãn Thanh ký với đế quốc Pháp, trải mưa, trải giĩ cột mốc đã ngả màu xám, chữ mờ đi.” [37, tr.12].

Đây là chi tiết được nhà văn tái hiện một cách trung thực sự kiện ngày đầu tiên (28 - 1 – 1941), Bác Hồ đặt trên lên mảnh đất Cao Bằng, đi qua cột mốc 108 và dừng chân tại trên đỉnh núi cao nhìn xuống bao quát khung cảnh thiên nhiên rộng lớn,

hùng vĩ. Địa thế và lịng dân Pác Bĩ rất xứng đáng được lãnh tụ đặt cơ quan, chỉ đạo phong trào cách mạng, lấy hang Cốc Bĩ làm trụ sở. Từ đĩ, Pác Bĩ với ngọn núi “Các Mác” với dịng suối “Lênin”, tại nơi Người làm việc và do Người đặt tên thể hiện tư tưởng, mục tiêu, đường lối cách mạng, niềm tin tất thắng được vinh dự đi vào trang sử vẻ vang hiện đại của dân tộc ta, gắn bĩ với sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Cũng trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, tập 1, giai đoạn 1930 – 1945 ghi rõ: “Tại Pác Bĩ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc liên tiếp mở nhiều lớp huấn luyện về tổ chức Mặt trận Việt Minh, về chương trình Điều lệ Việt Minh cho các cán bộ người Cao Bằng, đồng thời Người bắt tay vào chương trình thí điểm Việt Minh và tổ chức các đồn thể cứu quốc tại các châu Hịa An, Hà Quảng, Nguyên Bình.” [2, tr.77].

Với sự kiện lịch sử này, Hồng Quảng Uyên cũng tái hiện một cách trung thực bằng một số chi tiết tiêu biểu trong Mặt trời Pác Bĩ. Đĩ là chi tiết các đại biểu Bắc – Trung – Nam dự Hội nghị tại Khuổi Nặm. Dưới sự chỉ trì của đồng chí đại biểu Quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu ngồi quây quần, chăm chú nghe người chủ trì vạch ra con đường định hướng cách mạng đĩ là “lập một Mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nước” [1, Tr.162] và sự kiện Bác mở nhiều lớp huấn luyện về tổ chức Mặt trận Việt Minh, chương trình Điều lệ Việt Minh cho các cán bộ người Cao Bằng: “Bác đã soạn 10 điều kỷ luật đội ... thảo những nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Hội” [1; Tr.245]. Hay “Bài tập sự đầu tiên của đội du kích Pác Bĩ, những bài tập luyện luơn vang lên những tiếng hơ “Nghiêm”, “Nghỉ”, “Bên phải quay”, “Bên trái quay” ... những động tác bồng súng, chào, ném lựu đạn, tập bắn súng các đội viên tập càng thuận thục nhờ sự huấn luyện bài bản của “giáo thụ” Lê Thiết Hùng, Hồng Sâm ... ” [37, tr. 248] ...

Bên cạnh những sự kiện được tái hiện trong Mặt trời Pác Bĩ, nhiều sự kiện trong Giải phĩng cũng được nhà văn Hồng Quảng Uyên tái hiện một cách trung thực với nhiều chi tiết nổi bật.

Trong hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cĩ ghi: “Đêm nằm trên Lán Nà Lừa với Bác, “Bác trăng trối”: Dù cĩ phải hy sinh đến đâu, dù cĩ phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Dựa vào chi tiết này, nhà văn đã tái hiện lại một cách trung thực trong chương Mệnh người – vận nước. Đĩ là lúc Bác

ốm, Bác đã gọi Võ Nguyên Giáp đến dặn dị và nhắc nhở “Thời hồ, thời hồ, bất tái lai – Thời gian và cơ hội khơng trở lại lần thứ hai … Dù cĩ phải hy sinh đến đâu, dù cĩ phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” [38, tr.84]

Hay Hồi kí của Nguyễn Đình Thi trong cuốn Bác Hồ với văn nghệ sĩ được nhà văn Hồng Quảng Uyên lựa chọn để viết chương 5: Quốc Dân đại hội. Từng chi tiết, sự kiện ghi chép trong Hồi kí đều được Hồng Quảng Uyên tái hiện lại. Đĩ là chi tiết Nguyễn Đình Thi ngồi trong phịng viết bản tham luận về một nền văn hĩa mới để lên chiến khu dự một hội nghị đặc biệt mà anh trở thành đại biểu chính thức của giới văn hĩa [38, tr.98]. Niềm vui của Nguyễn Đình Thi cũng như giới văn nghệ sĩ khác như: Khuất Duy Tiến, Trần Huy Liệu như hịa làm một khi cùng đến tham dự hội nghị. Chi tiết Võ Nguyên Giáp giơ cả hai tay hướng về Nguyễn Đình Thi được tái hiện rõ nét: “Chào nhạc sĩ, chào Nguyễn Đình Thi, tơi đã nghe bài hát Diệt phát xít

bừng sơi lửa chiến đấu của anh: “Mau mau mau vai kề vai khơng phân biệt già, trẻ, trai hay gái. Vác súng gươm ta đi lên, ta tiến lên ta diệt quân thù…””[38, tr.102] …

Chỉ với vài chi tiết tiêu biểu, nhà văn Hồng Quảng Uyên đã tái hiện một cách trung thực các nhân vật và sự kiện cĩ trong lịch sử để đưa vào trong sáng tác của mình. Các sự kiện lịch sử xuất hiện lần lượt theo theo thời gian tuyến tính, với trình tự biên niên. Như vậy, cĩ thể khẳng định: Hồng Quảng Uyên sáng tác tiểu thuyết lịch sử dựa trên khuynh hướng thứ nhất. Nghĩa là ơng tơn trọng tối đa tính xác thực của lịch sử và hư cấu cĩ hạn chế trong phạm vi cho phép để tái hiện sự thật lịch sử.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử của hoạt quảng uyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)