Rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng nói chung

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.4.Rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng nói chung

chung ngân hàng nông nghiệp và PTNT nói riêng

1.1.4.1. Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng

- Rủi ro tín dụng theo các nhà nghiên cứu và điều hành hoạt động tài chính ngân hàng định nghĩa “rủi ro trong hoạt động NHTM là tổn thất, mất mát có thể xảy ra cho ngân hàng”. Qua đó, có thể hiểu một cách chung nhất rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hay các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn có thể xảy ra cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng với đặc thù là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo Luật các Tổ chức Tín dụng nên tính chất hoạt động và rủi ro có những khác biệt so với các Doanh nghiệp khác. Các loại rủi ro thường gặp họat động ngân hàng bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối (còn gọi là rủi ro tỷ giá), rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và công nghệ…

Trong thời đại ngày nay, với nền kinh tế thị trường cùng với các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung cầu quy luật cạnh tranh... ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hay gián tiếp tác động dến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Đây là những tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực có độ nhạy cảm cao, nên khả năng xảy ra rủi ro trong hoạt động của NHTM cao hơn, có thể nói là loại rủi ro “bị nhân đôi”.

- Một số loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động ngân hàng:

+ Rủi ro tín dụng trong họat động ngân hàng của TCTD, theo quy định tại điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN, số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012

27

v/v ban hành quyết định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo & PTNTVN là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

+ Rủi ro lãi suất thể hiện rủi ro lỗ tiềm tàng của một ngân hàng do các biến động của lãi suất, dẫn đến sự thay đổi trong thu nhập tài sản có và chi phí sử dụng vốn phải trả của tài sản nợ.

+ Rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối mà ngân hàng nắm giữ, và vì thế làm cho ngân hàng phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.

+ Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi ngân hàng bị mất cân đối trong việc huy động nguồn vốn có thời hạn ngắn nhưng sử dụng nguồn vốn này để cho vay thời hạn dài, khi xảy ra sự kiện nào đó mà phải hoàn trả các khoản huy động cùng một lúc theo yêu cầu của người gửi tiền thì ngân hàng không thể thanh toán được do việc thu hồi các khoản nợ vay khó khăn hơn, chậm hơn số tiền bị rút.

+ Rủi ro thị trường là rủi ro do giá trị các tài sản của ngân hàng nắm giữ bị biến động, nó xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu.

+ Rủi ro công nghệ phát sinh khi ngân hàng tập trung đầu tư một khối

lượng lớn cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng và phần mềm) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng lại không hiệu quả đồng thời nhanh chóng bị lỗi thời, không theo kịp công nghệ của đối thủ cạnh tranh và thời đại.

1.1.4.2. Ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động của ngân hàng

Hoạt động ngân hàng của các NHTM có mối liên hệ và tác động nhiều mặt đến các chủ thể kinh tế, đời sống kinh tế xã hội và hệ thống tài chính của một quốc gia. Do đó, khi xảy ra rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thì sẽ có

28

nhiều tác động tiêu cực đến bản thân ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

+ Đối với bản thân ngân hàng: Thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút do phải trích lập, sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất. Mặt khác, chi phí hoạt động tăng do việc mở rộng kinh doanh sẽ gặp khó khăn vì uy tín và vị thế của bản thân ngân hàng đó bị giảm sút. Nếu sự tổn thất quá lớn, vượt khả năng bù đắp của ngân hàng từ quỹ dự phòng rủi ro, sẽ đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn về mọi mặt, thậm chí dẫn đến phá sản.

+ Đối với nền kinh tế: NHTM là một trung gian tài chính, do đó khi xảy ra rủi ro dẫn đến phá sản (mất khả năng thanh toán), đỗ vỡ tín dụng…Sẽ có tác động dây chuyền đến các trung gian tài chính khác, gây mất lòng tin trong dân chúng dẫn đến khủng hoảng tiền tệ và nguy hại đến mức sụp đỗ cả hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 36)