Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Đại Từ-Tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 65 - 70)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1.Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Đại Từ-Tỉnh Thá

huyện Đại Từ - Thái Nguyên.

3.2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên Nguyên

3.2.1.1. Khái quát chung

NHNo& PTNT huyện Đại Từ là chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên, chính thức được thành lập theo Quyết định số: 340/CT của Thủ Tướng Chính Phủ. Nhưng NHNo& PTNT huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ tháng 6 năm 1988, khi có Nghị Định số: 53/ NĐ- HĐBT được ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động theo luật ngân hàng nhà nước, và điều lệ của ngân hàng Nông nghiệp Việt nam do thống đốc Ngân hàng nhà nước phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, NHNo& PTNT huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên tập trung khắc phục những yếu kém trước đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay NHNo& PTNT Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đó và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

Thực hiện chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước phát triển kinh tế của các đồng bào vùng sâu vùng xa, là trung gian chuyển đổi vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, NHNo & PTNT huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

NHNo& PTNT huyện Đại Từ là NHTM quốc doanh duy nhất trên địa bàn huyện có mạng lưới ngân hàng cấp 3 được phân bố rộng khắp huyện với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thôn và các thành phần kinh tế khác trong huyện. NHNo & PTNT huyện Đại Từ đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn.

58

Từ một chi nhánh có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập thiếu vốn, chi phí cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu... Nhưng nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên, ngân hàng Huyện Đại Từ không những đó khẳng định được mình mà còn không ngừng vươn lên trong cơ chế thị trường thực sự là một chi nhánh làm ăn có hiệu quả.

Nhờ sự hoạt động uy tín của NHNo& PTNT huyện Đại Từ ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn không thể thiếu với nhà nông.

- Do có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống đặc biệt là các dân tộc thiểu số (chiếm 13%), nên trình độ của người dân chưa cao và không đồng đều.

3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, mạng lưới hoạt động cơ chế điều hành của

NHNo& PTNT huyện Đại Từ

* Cơ cấu bộ máy và mạng lưới hoạt đông:

NHNo& PTNT huyện Đại Từ có hệ thống gồm có: 2 phòng chuyên đề là phòng kế toán ngân quỹ; 1 phòng tín dụng; và 4 ngân hàng cấp 3 ở 4 khu vực ( Phía bắc, phía đông, phía nam của huyện), đó là Ngân hàng cấp 3 Phú Xuyên, Ngân hàng cấp 3 Yên Lãng, Ngân hàng Cấp 3 Cù Vân, Ngân hàng cấp 3 Ký Phú mỗi ngân hàng cách trung tâm huyện 15 km, cơ cấu cụ thể của các ngân hàng như sau:

Trung tâm ngân hàng huyện gồm ban giám đốc, hai phòng nghiệp vụ (Phòng tín dụng và phòng kế toán ngân quỹ) và tổ hành chính.

Các ngân hàng cấp 3 gồm: Giám đốc, từ 2 - 3 kế toán, 1 thủ quỹ và từ 4 - 6 cán bộ tín dụng tuỳ theo số lượng các xó cú trờn địa bàn mà ngân hàng cấp 3 phục vụ.

59

NHNo& PTNT huyện Đại Từ là ngân hàng cấp 3 trong hệ thống NHNo& PTNT việt nam, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ trong địa bàn và phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. Với những đặc điểm về kinh tế và xã hội nêu trên NHNo& PTNT huyện Đại Từ có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO& PTNT HUYỆN ĐẠI TỪ

Sơ đồ 3.1. Bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Đại Từ

Nguồn: Phòng hành chính NHNo&PTNT Huyện Đại Từ năm 2010

GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN P. GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN PHÒNG GIAO DỊCH YÊN LÃNG PHÒNG GIAO DỊCH PHÚ XUYÊN P. GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÍN DỤNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG GIAO DỊCH CÙ VÂN PHÒNG GIAO DỊCH KÝ PHÚ Chỉ quan hệ trực tuyến Chỉ quan hệ chức năng

60

* Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý

+ Ban lãnh đạo: Gồm 01 Giám Đốc và 02 Phó giám Đốc có chức

năng lãnh đạo và điều hành mọi kinh doanh của Ngân hàng.

- Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng theo đúng pháp luật của nhà nước, đúng điều lệ của ngân hàng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung các phần công việc và chịu trách nhiệm trước ngân hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả kinh doanh cũng như nghĩa vụ đối với ngân hàng cấp trên.

- Phó giám đốc: Là người thường trực giúp giám đốc trong công việc phụ trách các hoạt động sản xuất quản lý điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính kế toán tại ngân hàng được phân công về các mặt.

+ Phòng tín dụng (Kế hoạch): Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch cho các chi nhánh ngân hàng cấp 3 trên địa bàn, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh. Lập kế hoạch tìm đối tượng khách hàng thẩm định cho vay (giải ngân) và xử lý rủi do với những đối tượng khách hàng không có khả năng thanh toán nợ.

+ Phòng kế toán - ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước, NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiến lương đối với các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn trình NHNo& PTNT cấp trên phê duyệt. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ. Được chia làm nhiều bộ phận nhỏ gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61

- Kế toán dịch vụ, quản lý thẻ ATM, chuyển tiền. - Kế toán tài vụ nhằm thu chi nội bộ.

- Kế toán tiền gửi có chức năng huy động vốn từ các nguồn vốn của cá nhân tổ chức.

+ Phòng hành chính: Làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần.

* Đặc điểm về lao động

Bảng 3.4. Tình hình lao động của NHNo&PTNT Huyện Đại Từ

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

I. Phân theo chức năng 71 79 60 76 77

1. Ban giám đốc 3 3 3 3 3

2. Phòng hành chính 5 5 5 6 5

3. Phòng tín dụng 28 32 24 30 31

4. Phòng kế toán - Ngân quỹ 30 36 26 32 32

5. Cán bộ nghiệp vụ khác 5 3 2 5 6

II. Phân theo tình độ 71 79 60 76 77

1. Đại học 27 39 35 36 35

2. Cao đẳng 22 28 22 35 34

3. Trung cấp 17 9 3 5 5

4. Sơ cấp 5 3 0 0 3

III. Phân theo giới tính 71 79 60 76 77

1. Nam 24 28 22 35 37

2. Nữ 47 51 38 41 40

62

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 65 - 70)