5. Kết cấu của đề tài
2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay
- Số lượng và tỷ lệ hộ được vay theo mục địch (tính tổng số hộ được vay/tổng số hộ). Chỉ tiêu phản ánh số phần trăm hộ được vay vốn để đánh giá và tìm nguyên nhân mức độ đáp ứng tín dụng cho hộ.
- Số bình quân vốn vay của được vay vốn tín dụng, nhằm phản ánh số lượng vốn vay cao hay thấp
- Lãi suất và thời hạn cho vay
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh đo lường sự rủi ro tín dụng - Đo lường tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ NQH = Tổng dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ x 100
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng tại thời điểm, nói lên trong một trăm đơn vị dư nợ hiện hành có bao nhiêu đơn vị dư nợ quá hạn.
- Tần suất nợ quá hạn: gồm hai chỉ tiêu đo lường.
(i). Tần suất nợ quá hạn theo giá trị = Doanh số NQH phát sinh
Doanh số cho vay x100 Chỉ tiêu này phản ánh: Trong tổng số doanh số cho vay trong kỳ thì có bao nhiêu NQH phát sinh (từ tổng giá trị cho vay của các hồ sơ đó).
(ii). Tần suất NQH theo số món = Số món cho vay bị quá hạn
Tổng số món cho vay x 100 Chỉ tiêu này phản ánh tần suất rủi ro theo số lượng món vay, nghĩa là trong tổng số món cho vay trong kỳ thì có bao nhiêu món bị quá hạn.
- Phân loại và tỷ lệ các loại rủi ro trong tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp.
49
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên huyện Đại Từ, Thái Nguyên
Huyện Đại Từ là một huyện trung du - miền núi, nằm sâu ở phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Tỉnh Thái Nguyên 25 km với toạ độ 21o30’ đến 21050’ vĩ độ bắc từ 105032’ đến 105042’ kinh độ đông.
- Phía bắc giáp huyện Định Hoá.
- Phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. - Phía đông giáp huyện Phú Lương.
- Phía tây giáp huyện Sơn Dương - Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên là 57.890 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 30%, đất lâm nghiệp chiếm 45%, còn lại là đất phi nông nghiệp.
Trong tổng diện tích hiện có diện tích đất chưa sử dụng chiếm 17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là: đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%, đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14 %, đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55 %, đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94 %.
Đại Từ là huyện trung du miền núi với cơ cấu kinh tế Nông - Lâm - Công nghiệp - Dich vụ, địa bàn gồm 31 xã, thị trấn. Xã xa nhất cách trung tâm huyện 25km, hệ thống giao thông nông thôn phát triển mạnh, có 100% xã sử dụng lưới điện Quốc gia. Dân số đông gần 16 vạn người sinh sống trong gần 36.000 hộ trong đó có 30.000 hộ nông dân, hộ nghèo đến năm
50
+ Địa hình Huyện Đại Từ nằm gọn theo thung lũng dưới chân Tam Đảo về phái tây và theo dãy núi thấp phần cuối của cánh cung Sông gâm và cánh cung Ngân Sơn đó là Núi Hồng, Núi chúa, là huyện có địa hình phức tạp mang đặc trưng của vùng núi, trung du Đồng bằng. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đại Từ ta thấy: Đại Từ có lợi thế phát triển nông nghiệp (Lúa, mầu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày như cây chè, cây ăn quả), phát triển lâm nghiêp như trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Diện tích rừng toàn huyện là 24.468 ha. Trong đó rừng trồng trên 9.000 ha, rừng tự nhiên 15.000 ha. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao.
+ Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm 220c, lượng mưa hàng năm là 1.758 mm/năm. Thời gian mưa tập trung từ tháng 6, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Độ ẩm không khi trung bình 85,6%. Các hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, hanh khô, nắng hạn xuất hiện ở các mùa trong năm.
- Lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm) độ ẩm trung bình 70%-80%, nhiệt độ trong năm từ 22°C-27°C, cao nhất trong tháng 6 (32°C), lạnh nhất trong tháng 1 (11°C).
+ Thuỷ văn: Lưu lượng sông chảy qua huyện Đại Từ dài 30km đổ về hồ Núi Cốc có diện tích 173 triệu m3, diện tích mặt nước là 2.000 ha. Ngoài ra còn có nhiều khe suối bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy về. Những năm trước đây do việc khai thác khoáng sản bừa bãi rừng bị cạn kiệt nên nguồn sinh thuỷ không nhiều lượng mưa từ các thượng nguồn đổ về thường gây lũ quét, mùa khô lượng nước ở các sông thấp, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp.
51
+ Khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh gồm: Than, quặng thiếc, vàng, Vonfram, ti tan, sắt, ba rớt, đá vôi, cát sỏi... trong đó có 3 mỏ lớn hiện đang khai thác(Hai mỏ than có trữ lượng 16,6 triệu tấn, một mỏ thiếc trữ lượng 13 triệu tấn.), ngoài các mỏ chính ra còn có các loại khoáng sản nằm rải rác ở các xã trong huyện.
Là huyện giàu tài nguyên khoáng sản nên có điều kiện phát triển công nghệp và tiểu thủ công nghiệp (Khai thác, chế biến) giá trị sản lượng công nghiệp, thiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm đạt hơn 57 tỷ đồng. Đồng thời trong công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn như tài nguyên khai thác một cách bừa bãi, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng.
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ
3.1.2.1. Dân số và lao động
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010, huyện Đại từ có 317.030 nhân khẩu, nam chiếm 49,34%, nữ chiếm 50,66%, gồm 8 dân tộc anh em, Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dùi, mường. Trong đó, dân tộc kinh chiếm 78,09%, còn lại là các dân tộc thiểu số chiếm 21,91% (Tày 7,85%, Nùng 6,67%, Sán Dùi 3,34%, Dao 2,17% còn lại là các dân tộc khác).
Nhìn chung lực lượng lao động của huyện khá rồi dào về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Để khai thác hết tiềm năng lao động, đất và các lợi thế so sánh khác huyện phải đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời chú trọng đến bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực một cách tương xứng. Ngoài ra trong sản xuất nông, lâm nghiệp cần bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý, đi sâu chuyên môn hoá, kết hợp với phát triển toàn diện đẩy mạnh quá trình khuyến nông, khuyến lâm mở rộng sản xuất hàng
52
hoá nhằm kích thích nhu cầu, thay đổi nếp sống nếp nghĩ của nhân dân, tạo điều kiện thay đổi và hiện đại hoá bộ mặt nông thôn.
Bảng 3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của Huyện Đại Từ giai đoạn 2009 - 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 So sánh 2010/2009 SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) I. Tổng số 1. Nông nghiệp 2. Phi nông nghiệp
II. Lao động trong các lĩnh vực
1. Nông nghiệp 2. Phi nông nghiệp
III. Tổng lao động 1. Trong độ tuổi 2. Ngoài độ tuổi IV. Chỉ tiêu BQ Tổng số hộ 1. BQ khẩu/ hộ 2. BQLĐ/ hộ ngƣời người người Lao động Lao động Lao động Lao động Lao động Lao động Hộ Khẩu Lao động 312.894 112.688 200.206 144.800 64.757 80.043 184.866 176.496 8.370 61.352 5,10 3,00 100,00 36,03 63,97 100,00 44,72 55,28 100,00 95,47 4,53 317.030 114.112 202.918 146.355 65.220 81.135 187.336 178.865 8.471 63.279 5,01 2,96 100,00 35,99 64,01 100,00 44,56 55,44 100,00 95,48 4,52 4.136 1.424 2.712 1.555 463 1.092 2.470 2.369 101 101,32 101,26 101,35 101,07 100,71 101,36 101,34 101,34 101,21
* Nguồn: Niên giám thống kê của Huyện Đại Từ năm 2010
3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
- Đại Từ là một huyện miền núi với cơ cấu kinh tế là nông - lâm nghiệp - công nghiệp - du lịch, dịch vụ. Trong chiến lược phát triển huyện đã phát huy được lợi thế sản xuất nông nghiệp, về cơ bản chủ động và tự cân đối lương thực (Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 60.000 tấn). Bên cạnh đó Đại Từ còn là vùng chè đặc sản của tỉnh Thái Nguyên nổi tiếng là thơm ngon, có diện tích là 5.000 ha sản lượng bình quân hàng năm đạt 25.000 tấn.
53
Bảng 3.2. Cơ cấu sản xuất kinh doanh các ngành của Huyện Đại Từ giai đoạn 2008-2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 SL(trđ) % SL(trđ) % SL(trđ) % I. Nông nghiệp 610.964 34,33 673.117 29,21 965.919 32,35 1. Trồng trọt 482.942 27,13 461.546 20,03 731.095 24,48 2. Chăn nuôi 92.561 5,2 175.756 7,63 198.992 6,67 3. Dịch vụ nông nghiệp 35.461 1,99 35.815 1,55 35.832 1,2 1. Trồng trọt 482.942 27,13 461.546 20,03 731.095 24,48 - Cây lương thực có hạt 62.884 3,53 58.467 2,54 75.432 2,53 - Các loại cây có bột 3.277 0,18 3.818 0,16 5.036 0,17
- Cây CN H/năm và L/năm 381.241 21,42 351.886 15,27 594.757 19,92
- Cây ăn quả 3.355 0,19 6.599 0,28 9.159 0,3
- Rau, đậu và gia vị 32.185 1,81 40.776 1,77 46.711 1,56
2. Chăn nuôi 92.561 5,2 175.756 7,63 198.992 6,67
- Gia súc 52.772 2,96 92.179 4 125.704 4,21
- Gia cầm 39.720 0,02 56.139 2,44 48.484 1,62
- Chăn nuôi khác 69 27.438 1,19 24.804 0,83
3. Dịch vụ nông nghiệp 35.461 1,99 35.815 1,55 35.832 1,2
II. Công nghiệp-XDCB 1.109.120 62,31 1.558.313 67,62 1.929.742 64,63
1. Công nghiệp khai thác 26.688 1,5 26.771 1,16 32.237 1,08
2. Công nghiệp chế biến 554.347 31,14 649.967 28,2 782.502 26,21
3. Công nghiệp sản xuất 194.198 10,91 208.268 9,04 236.924 7,93
4. XDCB 333.887 18,76 673.307 29,22 878.079 29,41
III. Thƣơng mại dịch vụ 59.799 3,36 73.008 3,17 89.955 3,01
Tổng cộng 1.779.883 100 2.304.438 100 2.985.616 100
54
Bảng 3.3. Tình hình phát triển của các ngành kinh tế Huyện Đại Từ giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Bình quân So sánh (%) SL(tr.đ) SL(tr.đ) SL(tr.đ) SL(tr.đ) % 2009/2008 2010/2009 BQ I. Nông nghiệp 610.964 673.117 965.919 750.000 31,82 110,17 143,5 125,74 1. Trồng trọt 482.942 461.546 731.095 558.528 23,7 95,57 158,4 123,04 2. Chăn nuôi 92.561 175.756 198.992 155.769 6,61 189,88 113,22 146,62 3. Dịch vụ nông nghiệp 35.461 35.815 35.832 35.706 1,51 101 100,05 100,52 1. Trồng trọt 482.942 461.546 731.095 558.527 23,7 95,57 158,4 123,04 - Cây lương thực có hạt 62.884 58.467 75.432 65.594 2,78 92,98 129,02 109,52 - Các loại cây có bột 3.277 3.818 5.036 4.044 0,17 116,51 131,9 123,97 - Cây CN H/năm và L/năm 381.241 351.886 594.757 442.628 18,78 92,3 169,02 124,9 - Cây ăn quả 3.355 6.599 9.159 6.371 0,27 196,69 138,79 165,23 - Rau, đậu và gia vị 32.185 40.776 46.711 39.890 1,69 126,69 114,56 120,47
2. Chăn nuôi 92.561 175.756 198.992 155.770 6,61 189,88 113,22 146,62
- Gia súc 52.772 92.179 125.704 90.218 3,83 174,67 136,37 154,34 - Gia cầm 39.720 56.139 48.484 48.114 2,04 141,34 86,36 110,48 - Chăn nuôi khác 69 27.438 24.804 17.437 0,74 39.765,22 90,4 1895,99
3. Dịch vụ nông nghiệp 35.461 35.815 35.832 35.703 1,51 101 100,05 100,52 II. Công nghiệp-XDCB 1.109.120 1.558.313 1.929.742 1.532.392 65,02 140,5 123,84 131,9
1. Công nghiệp khai thác 26.688 26.771 32.237 28.565 1,21 100,31 120,42 109,91 2. Công nghiệp chế biến 554.347 649.967 782.502 662.272 28,1 117,25 120,39 118,81 3. Công nghiệp sản xuất 194.198 208.268 236.924 213.130 9,04 107,25 113,76 110,45 4. XDCB 333.887 673.307 878.079 628.424 26,67 201,66 130,41 162,17
III. Thƣơng mại dịch vụ 59.799 73.008 89.955 74.254 3,15 122,09 123,21 122,65
55
- Cơ sở hạ tầng của huyện đang tiếp tục được đầu tư xây dựng. Đây là yếu tố thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đồng thời cũng là điều kiện tốt để ngân hàng nông nghịêp và phát triển nông thôn huyện Đại Từ đầu tư, mở rộng hoạt động huy động vốn và sử dụng nguồn vốn.
Qua số liệu bảng 3.2. cho thấy ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất lớn nhất( chiếm 65,02%) và có tốc độ phát triển cũng khá cao ( hàng năm đạt 31,9%).
- Ngành sản xuất nông nghiệp cũng mang lại nguồn thu khá lớn, sau ngành công nghiệp và xây dựng ( bình quân chiếm 31,82%), mặc dù có lúc do giá cả nông sản hạ làm giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trong tổng giá trị sản xuất toàn Huyện nhưng vẫn có tốc độ phát triển hàng năm là 10,17% - 43,5%. Gía trị ngành thương mại dịch vụ rất nhỏ ( chiếm 3,15%). Điều này cho thấy ngành thương mại dịch vụ kém phát triển. Đây là một khó khăn lớn cho phát triển nông nghiệp khi dịch vụ đầu vào đầu ra chưa được trợ giúp kịp thời.
Đi sâu vào ngành nông nghiệp cho thấy, ngành trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất( chiếm 23,7%).
Giá trị sản xuất chủ yếu của thành phố phụ thuộc vào sản phẩm của cây hàng năm và cây lâu năm (chiếm 18,78%).
Gía trị một số cây trồng khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy sản xuất của Huyện Đại Từ vừa để tiêu dùng nhưng chủ yếu là sản xuất hàng hóa cung ứng ra thị trường như cà phê, nguyên liệu mía đường và bông sợi. Ngành chăn nuôi tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (6,61%) nhưng có tốc độ phát triển nhanh từ 13,22% lên 46,62%.
Tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng vừa cung ứng ra thị trường theo sản xuất hàng hóa.
56
3.1.3. Đánh giá chung về thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với sản xuât nông nghiệp nói riêng. hội nói chung và đối với sản xuât nông nghiệp nói riêng.
Qua phân tích đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy địa bàn Huyện Đại Từ vừa có những thuận lợi vừa có không ít khó khăn và thách thức đang đặt ra:
3.1.3.1. Về Thuận lợi:
- Huyện Đại Từ là một huyện có nguồn tài nguyên đất đai tương lớn, điều kiện đất đai, khí hậu - thủy văn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lâm nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm (chè), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc….
- Lao động dồi dào, phần lớn là lao động trẻ (95% là lao động trong độ tuổi).
- Huyện Đại Từ có vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, tiêu thụ nông sản và dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
3.1.3.2. Khó khăn:
- Nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi và thuỷ sản chậm phát triển. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm và tính bền vững không cao.
- Công nghiệp và dịch vụ chưa hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. Điều này trở thành một thách thức lớn cho huyện trong việc tìm thị trường đầu ra cho sản xuất.
- Do có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống đặc biệt là các dân tộc thiểu số (chiếm 13%), nên trình độ của người dân chưa cao và không đồng đều.
57
3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp & PTNT huyện Đại Từ - Thái Nguyên. huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
3.2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên Nguyên
3.2.1.1. Khái quát chung
NHNo& PTNT huyện Đại Từ là chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên, chính thức được thành lập theo Quyết định số: 340/CT của Thủ Tướng Chính Phủ. Nhưng NHNo& PTNT huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ tháng 6 năm 1988, khi có Nghị Định số: 53/ NĐ- HĐBT được ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu