Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 84)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.1. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của

thôn của huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

Khai thác và phát huy có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng để nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, nhất là các công trình giao thông, hạ tầng cụm công nghiệp. Tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Trên cơ đó đối với nông nghiệp đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học công nghệ; ưu tiên phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của huyện, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Tiếp tục đưa mạnh các giống lúa chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt vào sản xuất, tăng diện tích trồng các cây màu có giá trị thu nhập cao như bí siêu quả, củ đậu, rau..., phấn đấu diện tích trồng màu đạt 4.400 ha.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển cây chè theo quy hoạch được duyệt, xác định đây là nhiệm vụ ưu tiên của huyện trong năm 2012. Xây dựng đề án phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè giai đoạn 2011 - 2015. Tăng cường đầu tư và áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ mới vào

75

sản xuất, chế biến chè. Tiến hành trồng mới, trồng thay thế 350 ha bằng các giống chè chủ lực, có chất lượng tốt. Triển khai xây dựng hệ thống thủy lợi vùng đồi, đặc biệt ở vùng chè chuyên canh. Tăng cường xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm chè của huyện; phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổ chức hội chợ chè của huyện theo hình thức xã hội hoá.

Hoàn thành và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi huyện Đại Từ đến năm 2020. Phát triển mạnh hình thức chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi trang trại gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chống ô nhiễm môi trường. Chuyển đổi mạnh cơ cấu giống vật nuôi. Phát triển đa dạng các hình thức chăn nuôi thủy sản. Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Chỉ đạo xây dựng, triển khai có hiệu quả các mô hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng sản xuất gắn với quản lý, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn; khuyến khích phát triển kinh tế rừng.

* Đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu phát triển sau:

1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 12- 13,5% /năm

2- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 39,5%, dịch vụ 34,05%, nông - lâm nghiệp 26,45%;

3- Thu nhập bình quân đầu người: 19,5 -21,5 triệu đồng/người/năm 4- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp (giá cố định) tăng 4% so với năm 2011, trong đó:

5- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (giá cố định) tăng 17% trở lên,

* Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN địa phương tăng 20% trở lên so với năm 2011;

76

Trên cơ sở những định hướng và mục tiêu về phát triển ngành nông nghiệp yêu cầu vốn cho phát triển là rất lớn .. Trước những vấn đề thực tiễn đặt ra và thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp yêu cầu vốn của các hộ, cần có những giải pháp thiết thực giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao hiệu quuán triệt tinh thần lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách tín dụng trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)