Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 93 - 95)

3.2.3.Dự báo khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ

3.4.2.1. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng

Từng bước phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:

(i) Tập trung đầu tư phát triển hệ thống đô thị:

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để nâng cấp và phát triển các đô thị: Thành phố Ninh Bình (Thành phố Hoa Lư) lên đô thị loại II, thị xã Tam Điệp lên thành phố đô thị loại III, nâng cấp 2 thị trấn Nho Quan, Thị trấn Phát Diệm thành thị xã. Nâng cao chất lượng quy hoạch đồng thời với tăng cường năng lực quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, để quy hoạch thực sự là định hướng phát triển và công cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nước. Xây dựng quy hoạch đô thị tỉnh Ninh Bình thực hiện theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, làm cơ sở để tạo ra không gian hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch khu dân cư,

phát triển hệ thống công trình giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống công viên, cây xanh… để tạo sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng đô thị. Tăng cường kiểm tra việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trong xây dựng.

(ii). Đầu tư nâng cấp hệ thồng giao thông, gồm:

- Giao thông đường bộ: xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 1A đoạn qua Ninh Bình, đoạn nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ vào các khu Tràng An, chùa Bái Đính (làm cầu qua sông Đáy, tuyến Nam Định - Lâm -Thiên Tôn); các tuyến đường tránh, đường nối, đường đến các khu du lịch, dịch vụ trọng điểm, đường vào khu cụm công nghiệp và đường vành đai thành phố Ninh Bình, tạo nên sự liên hoàn, thông thoáng các tuyến. Nâng cấp hệ thống đường bộ, trong đó: Nâng cấp đường ĐT 480 (Bình Sơn - Lai Thành) và ĐT 481 (Tuy Lộc - Bình Minh) thành Quốc lộ 12B; ĐT 478 (Cầu Huyện - Đồi Sọng) qua sông Đáy, kết nối với ĐT 486 (của Nam Định) và ĐT 492 (của Hà Nam) thành Quốc lộ; ĐT 477B (Trường Yên - Me - Đá Hàn) kết nối với Tam Chúc, Ba Sao (của Hà Nam) và Đại Lộ Thăng Long thành Quốc lộ. Nâng cấp các tuyến QL10, 12B, QL45, tuyến Bái Đính - Kim Sơn; đường Bái Đính - Mỹ Đình, tuyến Hoa Lư - Cúc Phương, tuyến vành đai thành phố Tam Điệp, các tuyến trục chính các đô thị v.v. Xây dựng đường chiến lược ven biển nhằm phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển và củng cố quốc phòng, an ninh.

- Nâng cấp, mở rộng giao thông thuỷ: nạo vét, chỉnh trị cửa Đáy (tàu 3.000 tấn ra vào) và các tuyến sông trung ương, địa phương. Nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hệ thống cảng và kho bãi trong đó ưu tiên vận chuyển than và chuyển vật liệu xây dựng. Khẩn trương mở rộng và xây dựng cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc, cảng khô ICD, các cảng Gián Khẩu, Nho Quan, Kim Đài... và một số cảng nhỏ khác nhằm phát huy lợi thế của tỉnh để phát triển công nông nghiệp và dịch vụ. Phát huy hiệu quả sử dụng công trình Khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền tại cửa Đáy - huyện Kim Sơn.

(iii). Phát triển hệ thống thuỷ lợi

- Tiếp tục kiên cố hóa hệ thống kênh mương, kênh tưới tiêu kết hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động. Nâng cấp công trình đầu mối lấy nước Âu Vân, hồ Yên Quang, hồ Thác La, hồ Yên Đồng, Yên Thắng. Tiếp tục chống lũ vụ mùa, đồng thời giữ nước tưới cho các xã có địa hình cao.

- Để chống lũ, nâng cấp lên 1,5 m đê sông Đáy, đê Trường Yên, đê tả Hoàng Long, đê Năm Căn. Tuyến đê hữu Hoàng Long xây dựng cao trình đỉnh tràn kiên cố, nâng độ cao từ 4,2m đến 4,7m và đảm bảo chiều dài đập tràn là 710m, đưa cao trình đê từ 5,2m lên đến 5,7m để giảm tối đa số lần nước tràn vào vùng xả lũ.

- Hoàn thiện trên cơ sở nạo vét nâng cấp đê sông Hoàng Long nhằm vừa đảm đương được vai trò điều tiết nước cho toàn khu vực, đặc biệt là Hà Nội và từng bước đưa Nho Quan, Gia Viễn ra khỏi vùng xả lũ. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển bền vững mang tính khu vực.

- Củng cố, nâng cấp, xây dựng mới các trạm bơm tiêu cục bộ ở Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô và nạo vét, mở rộng các sông trục sông Chanh, sông Vân, sông Đức Hậu, sông Gềnh, sông Hệ Dưỡng, sông Trinh Nữ…; Thực hiện tưới tiêu khoa học, cung cấp và bảo đảm ổn định nguồn nước.

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 93 - 95)