Nhóm giải pháp về huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 86 - 88)

3.2.3.Dự báo khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ

3.4.1. Nhóm giải pháp về huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực

3.4.1.1.Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

(i) Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước:

- Khai thác triệt để các nguồn thu, tăng thu ngân sách để tăng chi đầu tư phát triển, đảm bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2011-2020 từ 35- 40% tổng chi cân đối ngân sách địa phương. Vốn ngân sách nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong các công trình phúc lợi xã hội, kết cấu hạ tầng quan trọng nhằm tạo ra các lợi thế để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước.

- Bám sát các nhu cầu đầu tư của tỉnh, các chủ trương, chương trình nội dung đầu tư của Trung ương hằng năm để chủ động xây dựng các danh mục dự án tranh thủ vốn từ Trung ương qua các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ…

(ii) Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước:

- Huy động nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước thông qua Ngân hàng phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Ninh Bình.

- Chi nhánh Ngân hàng phát triển Ninh Bình công bố công khai, rộng rãi danh mục dự án, ngành nghề ưu đãi đầu tư, các điều kiện ưu đãi thuộc nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

(iii) Đối với nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp tư nhân:

- Phát huy tối đa tiềm năng của dân cư, doanh nghiệp cho đầu tư phát triển. Ưu tiên đầu tư vào phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là hoạt động du lịch, phát triển thương mại. Ban hành cơ chế, chính sách thuận lợi đối với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: Mặt bằng sản xuất, các điều kiện sản xuất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, cụ thể như sau:

- Sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch. Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng để các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Quan tâm đến nhà đầu tư từ khi họ đến cũng như khi dự án đi vào hoạt động. Xử lý dứt điểm với thời gian nhanh nhất các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư vào các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư và đăng ký kinh doanh.

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư lựa chọn các hình thức đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT...; đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa - xã hội theo hướng xã hội hóa. Huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, tập trung cho việc thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, tổ chức các cuộc gặp mặt, tiếp xúc các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh nhằm thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư trên địa bàn.

(iv) Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

+ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giầu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế lớn trên Thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Xây dựng những chính sách huy động tốt, minh bạch, tạo thuận lợi đối với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: mặt bằng sản xuất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư.

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường quảng bá để thu hút nhà đầu tư đến Ninh Bình. Tìm hiểu, tiếp cận các nhà đầu tư lớn, tranh thủ sự giúp đỡ các bộ, ngành Trung ương nhằm kết hợp hoặc tổ chức các hội nghị xúc tiến trong nước và nước ngoài.

- Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): xây dựng danh mục dự án thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội để làm căn cứ huy động vốn ODA. Trước mắt tập trung vận động nguồn vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gồm các lĩnh vực xử lý môi trường, nước sạch, giảm nghèo…

- Đối với nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ (NGO): Nguồn vốn này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại tuy không lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như y tế, giáo dục, dân số, trẻ em... Do vậy, trong giai đoạn tới phải nắm bắt thời cơ và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương đặc biệt là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để tiếp cận được với các tổ chức NGO.

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w