Tác động lan toả của tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề xã hội, môi trường

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 62 - 65)

4 Công nghiệp cung cấp nước 1,0 1,1 0,

2.2.2.4. Tác động lan toả của tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề xã hội, môi trường

trường

(i) Tăng trưởng kinh tế với ông tác giảm nghèo và tạo việc làm

Cùng với việc tạo dựng, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh nhanh trong giai đoạn vừa qua thì công tác giảm nghèo có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được kết quả cao. Các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chương trình bãi ngang ven biển, Nghị quyết 10-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác giảm nghèo được tập trung chỉ đạo thực hiện. Phương thức giảm nghèo đã được thay đổi phù hợp, tập trung đầu tư vào cải thiện kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn vay sản xuất, dạy nghề; tạo cơ hội và các điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt các dịch vụ tài chính ngân hàng để vay vốn làm ăn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tự thân thoát nghèo. Đến năm 2010, toàn tỉnh cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 18% năm 2005 (theo tiêu chí năm 2001) xuống còn dưới 6,15% vào năm 2010 (theo tiêu chí 2005), bình quân mỗi năm trong cả tỉnh có gần 3.300 hộ thoát nghèo. Tính chung cho giai đoạn 2006 -2010, cứ 1% tăng trưởng dẫn đến giảm được gần 0,32% tỷ lệ hộ nghèo.

Chương trình mục tiêu quốc gia về lao động và việc làm được tiếp tục triển khai thực hiện với những đổi mới về phương thức hoạt động, phạm vi tham gia và giải pháp huy động nguồn lực. UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm như: đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề tại các huyện, thị xã, thành phố; đầu tư xây dựng trung tâm và sàn giao dịch việc làm tại thành phố Ninh Bình; thực hiện chính sách tín dụng ưu cho học sinh, lao động học nghề; tăng cường liên kết trong lĩnh vực đào tạo nghề, nâng cao tay nghề và xuất khẩu lao động. Trung bình, hàng năm giải quyết được trên 17.500 lao động có việc làm mới. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,2% năm 2000 xuống còn 4% năm 2005 và 3,5% năm 2010. Trong 10 năm, đã có 18,8% số lao động đã chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đã tăng từ 65% năm 2000 lên 71% năm 2005 và trên

74% vào năm 2010.

(ii) Tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo, phong trào xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh đã tạo điều kiện phát triển hợp lý về chiều rộng và chiều sâu; phổ cập giáo dục các cấp được quan tâm, tỷ lệ nhập học các cấp được nâng lên (đến 2010, có 100% trẻ em 5 tuổi đi mẫu giáo; 95,1% học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi, 98,7% học sinh đi học THCS đúng tuổi). Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo được nâng lên. Đã duy trì và hình thành một số trường phổ thông chất lượng cao trên địa bàn như trường THPT chuyên Lương Văn Tuy, trường THPT Nguyễn Huệ. Ninh Bình là một trong những tỉnh có lệ học sinh PTTH tốt nghiệp cao nhất cả nước. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của Đại học Hoa Lư đạt 96% vào năm 2010. Công tác khuyến học, khuyến tài được mở rộng với nhiều hình thức động viên học sinh đạt thành tích cao trong học tập, giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. Công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, bãi ngang ven biển ngày càng được quan tâm. Cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, con em người dân tộc, con em các gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật được mở rộng. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 12,7% năm 2000 lên 18% năm 2005 và 28% năm 2010.

Cơ sở vật chất của các nhà trường được quan tâm đầu tư, đặc biệt các trường học ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng bãi ngang ven biển. Trong giai đoạn 2008 - 2010 đã có 995 phòng học được cải tạo, xây dựng mới, nâng tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa, nâng tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa lên gần 90% vào năm 2010, không còn phòng học 3 ca các cấp học. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia được đẩy mạnh, năm học 2009 - 2010 có 61% trường đạt chuẩn quốc gia tăng 21,6% so với năm học 2005 - 2006.

(iii) Tăng trưởng kinh tế và công tác Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện, công tác y tế dự phòng được quan tâm, dịch bệnh được kiểm soát. Các mục tiêu kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh môi trường, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng được quan tâm thực hiện. Thực hiện tốt công tác phòng

chống bệnh xã hội như các bệnh về mắt, phòng chống lao, phòng chống tâm thần, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi, các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, các cơ sở khám bệnh có chuyển biến tốt trong việc thực hiện các quy chế, yêu cầu chuyên môn, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Cơ sở vật chất thuộc hệ thống khám, chữa bệnh cho nhân dân được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, các nguồn lực của ngành y tế được tăng cường. Trong 10 năm đã hoàn thành đưa vào sử dung 14 phòng trung tâm y tế tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực, một số bệnh viện tuyến tỉnh có quy mô lớn, hiện đại như: Bệnh viện đa khoa 700 giường, bệnh viên Lao và bệnh Phổi... qua đó nâng cao năng lực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh cũng như các vùng phụ cận. Một số chỉ tiêu y tế được nâng lên cao như: tuổi thọ bình quân tăng từ 68 tuổi năm 2000 lên 71 tuổi năm 2005 và 74 tuổi năm 2010; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng cao từ 37,4% năm 2005 lên 86,3% năm 2010; số giường bệnh trên 1 vạn dân tăng từ 13 giường năm 2000 lên 22,9 giường năm 2005 lên và 35,1 giường năm 2010(10) (cao nhất trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng); số bác sỹ trên 1 vạn dân tăng từ 3,8 bác sỹ năm 2000 lên 4,4 bác sỹ năm 2005 và 7,2 bác sỹ năm 2010(11)(ngang bằng múc bình quân chung của khu vực đồng bằng sông Hồng và đúng ở tốp trên của khu vực); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 36,5% năm 2000 xuống còn 23,5% năm 2005 và 17% năm 2010; đến năm 2010 mạng lưới y tế có đủ ở 100% xã, phường, thị trấn.

(iv) Tăng trưởng kinh tế và vấn đề môi trường sinh thái

Tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của tỉnh (Định hướng chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2020) với những đánh giá, phân tích, đưa ra mục tiêu, phương hướng và đề ra các giải pháp cụ thể để phát triển bền vững, trong đó đã lựa chọn ra được 15 chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường.

10() Theo Niên Giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010, Số giường bệnh/1 vạn dân của các tỉnh khu vực đồng bằng sôngHồng: Hà Nội là 27,9; Hải Phòng là 32,2; Thái Bình là 25,1; Nam Định là 23,5; Hải Dương là 27,6; Hưng Yên là 24,4. Hồng: Hà Nội là 27,9; Hải Phòng là 32,2; Thái Bình là 25,1; Nam Định là 23,5; Hải Dương là 27,6; Hưng Yên là 24,4.

11() Theo Niên Giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010, Số bác sỹ/1 vạn dân của khu vực đồng bằng sông Hồng là 7,1; Hà Nội là 8,8; Hải phòng là 7,6; Hưng Yên là 6,0; Nam Định là 5,2; Bắc Ninh là 7,7; Hải Dương là 6,0.

Tỷ lệ che phủ của rừng tăng nhanh, đạt 20,8% năm 2010; môi trường, đa dạng sinh học, đất đai và nguồn nước được bảo vệ tốt hơn nhất là ở cá khu du lịch như vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và khu Tam Cốc - Bích Động, khu cố Đô Hoa Lư... Công tác bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ, tỉnh đã kiên quyết không tiếp nhận đầu tư nếu ảnh hưởng đến môi trường để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển du lịch vốn có tiềm năng, lợi thế.

Những vấn đề về môi trường đô thị, ô nhiễm không khí đã được quan tâm giải quyết. Đã sử dụng công nghệ sản xuất lò quay tiên tiến, ít gây ô nhiễm trong sản xuất xi măng. Xử lý triệt để các điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, xử lý chất thải nguy hại của bệnh viện. Đến năm 2010, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khoảng 70%, riêng khu vực Thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp là gần 90% rác thải được thu gom, xử lý. Nhà máy quản lý và xử lý chất thải rắn công suất 200 tấn/ngày, đang đầu tư xây dựng tại thị xã Tam Điệp.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm bước đầu được giải quyết, các sản phẩm nông sản xuất khẩu của tỉnh đều đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, chất lượng và môi trường. Vấn đề ô nhiễm không khí tại vùng khai thác, chế biến vật liệu xây dựng và ô nhiễm nguồn nước được quan tâm nhiều hơn. Bước đầu đã giải quyết được những vấn đề môi trường tại các khu cụm công nghiệp và làng nghề.

Tuy nhiên, phát triển công nghiệp, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, ngói nung; phát triển làng nghề và phát triển du lịch đang có những thách thức mà trong thời gian tới cần có chiến lược giải quyết tổng thể, hài hoà và rất cụ thể trong từng trường hợp. Ô nhiễm không khí có chiều hướng gia tăng; ô nhiễm nguồn nước, nhất là tại các đô thị đang tăng; mực nước ngầm đang hạ xuống; khu vực bãi ngang nước sản xuất thuỷ sản đang bị nhiễm mặn và ô nhiễm do quá trình sản xuất gây ra.

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w