Định hướng tăng trưởng một số ngành, lĩnh vực chủ yếu của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 76 - 77)

3.2.3.Dự báo khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ

3.3.2.2. Định hướng tăng trưởng một số ngành, lĩnh vực chủ yếu của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011

Bình trong giai đoạn 2011 - 2020

(i) Đối với ngành công nghiệp

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, theo hướng tập trung đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch; nâng cao quy mô, chất lượng thu hút đầu tư tăng cường quản lý, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Ưu tiên khuyến khích, phát triển các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, sản phẩm mới có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu lớn, thân thiện môi trường. Ổn định công suất và đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường đối với công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phân đạm.

Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, đồ ghỗ mỹ nghệ…tại các làng nghề với phương châm gắn sản xuất với trình diễn phương thức làm ra các sản phẩm nhằm phục vụ xuất khẩu và hoạt động du lịch, trong đó chú trọng gìn giữ bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái trong các làng nghề, đặc biệt là những nơi gần khu du lịch trọng điểm.

(ii) Ngành Du lịch

Xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong giai đoạn tới; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, vươn tới chuẩn mực quốc gia và tạo sức hút lớn hơn đối với du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, đồng thời cần bảo vệ tốt môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái để mọi người tham gia phát triển du lịch được hưởng lợi, cùng có trách nhiệm, bảo đảm phát triển

du lịch bền vững. Phát triển các khu du lịch trọng điểm về văn hoá lịch sử, tâm linh; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng mang thương hiệu Ninh Bình. Phát triển các khu du lịch trọng điểm, chú trọng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Ninh Bình như:

- Nhóm các sản phẩm du lịch lịch sử văn hóa tâm linh, tiêu biểu là tại cố đô Hoa Lư, khu Tràng An - Chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm, làng thuần Việt và làng nghề ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư.

- Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, vườn quốc gia Cúc Phương; Khu bảo tồn Vân Long; Hồ Đồng Thái, Đồng Chương, Tam Điệp - Biện Sơn v.v; Du lịch ven biển Kim Sơn...

- Nhóm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tại khu nước khoáng Kênh Gà, vườn quốc gia Cúc Phương và tại khu vực cồn nổi ven biển Kim Sơn.

- Nhóm các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần, khu Linh Cốc - Hải Nham, Thạch Bích - Thung Nắng (Ninh Hải, Hoa Lư) và vui chơi giải trí sân Golf (hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương).

(iii) Đối với ngành nông nghiệp, nông thôn

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ; coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển; ưu tiên phát triển kinh tế biển gắn với nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; tăng giá trị, hiệu quả trên 1 ha đất nông nghiệp. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư từng bước xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh ninh bình giai đoạn 2011-2010 (Trang 76 - 77)